Ly kỳ câu chuyện cô gái trẻ người Pháp tự xưng là hậu duệ đời thứ 5 của vua Hàm Nghi
Amandine Dabat cho biết cô là hậu duệ đời thứ 5 của vua Hàm Nghi, hiện cô đang thực hiện khóa luận tốt nghiệp tiến sĩ nghiên cứu về chính của đời của "kỵ ngoại" trong gia tộc của mình.
Vua Hàm Nghi (1871 - 1944) là một vị vua gắn liền với những giai thoại hết sức ly kỳ khi mới đây lại có một câu chuyện gắn liền với vị Vua thứ 8 của triều Nguyễn khiến nhiều người không khỏi ngỡ ngàng. Đó là việc một cô gái trẻ người Pháp vừa trở về và tự xưng là hậu duệ đời thứ 5 của vua Hàm Nghi. Cô cũng cho biết hiện mình đang làm luận án tiến sĩ lịch sử nghệ thuật về chính bậc tiền nhân của mình. Đây cũng là đề tài mà cô luôn theo đuổi suốt nhiều năm qua, nhằm chứng minh với công chúng rằng Vua Hàm Nghi là một họa sĩ.
Vua Hàm Nghi là vị hoàng đế có số phận kỳ lạ, từ việc ông được chọn lên làm hoàng đế cho đến việc xuống chiếu Cần Vương để kêu gọi người dân cùng nhau chống Pháp. Sau đó ông lại bị bắt đi đày biệt xứ, từ chối học tiếng Pháp và đặc biệt là chuyện ông có niềm đam mê hội họa nhưng chẳng ai hay, lịch sử cũng chưa từng nghi nhận điều này, mãi đến sau này mới có người biết đến.
Thế rồi sự xuất hiện của Amandine Dabat lại một lần nữa làm sống lại hình ảnh của Vua Hàm Nghi lúc còn trẻ. Cô nàng sinh năm 1987 tại Pháp. Tốt nghiệp bằng cử nhân ngành Việt Nam học vào năm 2012. Amandine sở hữu gương mặt thanh tú vô cùng xinh đẹp, phong cách ứng xử thanh lịch chuẩn của một quý cô người Pháp, khả năng diễn đạt ngôn ngữ vô cùng lưu loát. Cô gái Tây này không chỉ đơn thuần là đang tìm hiểu về lịch sử Việt Nam để bảo vệ luận án mà còn mang trong mình dòng máu của vua Hàm Nghi - Theo cách gọi của người Pháp thời bấy giờ, Hàm Nghi chính là "ông hoàng An Nam".
Năm 1888, vua Hàm Nghi bị bắt đi đày tại Alger, khi bị giam lỏng tại nơi xứ người sống một mình buồn bã trong ngôi biệt thự Rừng Thông các Alger 5km. Vị cựu hoàng trẻ tuổi lúc đó vẫn giữ cách ăn mặc của người Việt Nam, và đặc biệt ông từ chối học tiếng Pháp vì cho rằng nếu học thì đồng nghĩa với việc chấp nhận chế độ của họ. Nhưng sau cùng, ông lại bị thu phục bởi sự tử tế của những con người nơi đây. Ông nhận ra, những người Pháp này dễ thương và lịch sự hơn rất nhiều so với người Pháp trên đất Việt Nam. Và thế là ông đã dần học hỏi và tiếp thu thứ ngôn ngữ này.
Năm 1904, Hàm Nghi đính hôn cùng cô Marcelle Aimée Léonie Laloe (con gái của ông Laloe Chánh án tòa Thượng phẩm Alger), đám cưới của họ trở thành một sự kiện văn hóa của thủ đô Alger. Hàm Nghi cùng vương phi có ba người con: Công chúa Như Mai (1905-1999), Công chúa Như Lý (1908-2005) và Hoàng tử Minh Đức (1910-1990).
Trong đó, công chúa Như Lý đã lập gia đình với Công tước François Barthomivat de la Besse. Mà cô gái tri thức trẻ tên Amandine Dabat là cháu đời thứ 4, đồng nghĩa với việc Amandine chính là hậu duệ đời thứ 5 của vua Hàm Nghi.
Được biết, đây không phải là lần đầu tiên Amandine Dabat trở về Việt Nam, nhưng nó lại là lần đầu tiên cô nàng có buổi trò chuyện trước hàng trăm người tại Thư Viện Khoa học Tổng hợp TP. HCM, để nói về cuộc đời hết sức kỳ lạ của một vị hoàng đế Việt Nam, lại còn là người thân của mình – nghệ sĩ Hàm Nghi. Buổi giao lưu đã để lại nhiều ấn tượng sâu sắc trong lòng người nghe, không chỉ về vua Hàm Nghi hay cuộc sống lưu đày nơi xứ người mà còn có khả năng nghệ thuật của vị vua yêu nước.
Amandine Dabat chia sẻ: “Tôi càng nghiên cứu trên kho sử liệu gia đình, càng tự hào vì trong mình có dòng máu của vị vua người Việt Nam yêu nước, một nghệ sĩ có cuộc đời thật kỳ lạ”, một tinh thần tự tôn về tổ tiên, một trái tim nồng nàn tình yêu với những di sản yêu nước và nghệ thuật của cụ tổ Hàm Nghi để lại.
Cô kể về những biến cố diễn ra với Hàm Nghi trong suốt thời gian bị lưu đày ở Alger. Thời gian bị lưu đày, vua Hàm Nghi phải sống trong sự quản thúc của quân Pháp, sợ ông trở về Việt Nam sẽ lại một lần nữa khởi nghĩa chống lại chúng. Cả người quản gia trong căn biệt thự cũng là một nhân viên an ninh làm nhiệm vụ theo dõi nhất cử nhất động của nhà vua và báo cáo cho chính quyền thực dân xem xét. Thư từ được gửi đến đều bị kiểm soát chặt chẽ, chỉ có một số ít là đến tay nhà vua, còn lại đều bị tiêu hủy.
Trong thế giới nghệ thuật, cựu hoàng Hàm Nghi sử dụng bút danh Tử Xuân, là một họa sĩ đích thực với niềm đam mê lớn lao và có thành tựu. Chính cô chắt ngoại Amandine Dabat ban đầu cũng không tin, nhưng sau đó cô nhận ra, một khi vua Hàm Nghi đã cầm cọ vẽ thì sẽ vẽ cả ngày, vẽ như một người nghệ sĩ thực thụ.
Amandine Dabat cho biết hành trình tìm đến nghệ thuật của cựu hoàng cũng khá đặc biệt. Trong những ngày tháng buồn bã ở biệt thự, ông đã tìm đến vẽ chỉ với nhu cầu giải khuây, sau đó vào năm 1899, ông có cuộc thăm thú buổi triển lãm ở Paris của danh họa Paul Gauguin. Từ thời điểm đó ông bắt đầu yêu thích hội họa. Chính De Vialar – một viên sĩ quan người Pháp được giao nhiệm vụ quản thúc ông đã nhận ra năng khiếu của vị cựu hoàng này. Từ đó giới thiệu cho ông học vẽ, học điêu khắc cùng những họa sĩ người Pháp.
Amandine Dabat đã tập hợp trên 2.500 tư liệu từ gia đình, thư viện, chứng từ trong thời kỳ lịch sử có liên quan đến vua Hàm Nghi để dựng lại cuộc đời của ông. Cô đang cố gắng hoàn thành hai công trình của mình để có thể xuất bản nó thành sách, đó là cuốn “Tử Xuân: danh mục các tác phẩm tranh ảnh điêu khắc của Hàm Nghi (1871-1944), vị hoàng đế Việt Nam lưu vong” và cuốn “Vua An Nam: khảo cổ học nhân học”.
Amandine mang sự chân thành của người con xa xứ có dịp trở lại cố hương với bao trăn trở quá khứ trong lốc xoáy lịch sử, tự hào đan xen với sự đau thương về một vị tiền bối gạt nước mắt rời quê.
Xem thêm: Đời sống tình cảm của Vua Thành Thái và sự thật về giai thoại "lấy cô làm vợ"
5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần
Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!
Bình luận