Người đàn ông "không chân" Nguyễn Việt Hoài: "Khuyết tật chỉ là bất tiện chứ không phải bất hạnh"

Anh Nguyễn Việt Hoài là minh chứng cho nghị lực phi thường của những con người "tàn nhưng không phế". Với anh, khuyết tật chỉ là bất tiện chứ không phải bất hạnh.

Đỗ Thu Nga Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Tai nạn năm 7 tuổi đã biến anh Nguyễn Việt Hoài thành người khuyết tật. Anh bị liệt nửa người, phải ngồi xe lăn. Thế nhưng, tai nạn này không thể dập tắt được sự hiếu động của Việt Hoài. Anh luôn là thủ lĩnh ý tưởng của đám trẻ con trong khu tập thể gần chân cầu Chương Dương. 

Thấy người ta phá bỏ công trình cũ, anh Việt Hoài liền rủ ngay đám trẻ đi đẽo gạch mang về bán lại lấy tiền mua bánh kẹo. Không chạy nhảy được bằng đôi chân, Việt Hoài vẫn có thể đẽo vữa, xếp lên xe lăn lắc tay, chuyển đến nơi "tập kết".

Ngày đó, trẻ con còn có trò chọi cá, người thu mất luôn con cá cho người thắng. Việt Hoài cũng luyện chọi cá để đánh thắng thật nhiều. Sau đó luyện lại đám cá thua cuộc và đem bán cho đám trẻ con trong xóm để lấy tiền mua mới. 

"Chúng nó chơi quay, chọi gà, chọi cá... Tôi cũng chơi. Tôi chẳng thấy mình khác biệt khi đứng cạnh bạn bè", anh kể.

thong-diep-truyen-cam-hung-cua-ong-chu-khong-chan-nguyen-viet-hoai-6
Chân dung người đàn ông "không chân" Nguyễn Việt Hoài

Ở bên ngoài, Việt Hoài rất hiếu động nhưng về nhà lại như trở thành con người khác, phụ thuộc hoàn toàn vào bố mẹ và anh trai. Đến năm 14 tuổi, Việt Hoài ở nhà một mình, trời nóng như đổ lửa, muốn đi tắm mà không có ai hỗ trợ. Lúc này, anh chợt nghĩ, nếu mai này bố mẹ mất, các anh đi làm thì biết dựa vào ai.

Anh Phạm Việt Hoài (sinh năm 1973), một trong những nhà sáng lập, kiêm Chủ tịch HĐQT Công ty Kym Việt, người khuyết tật giàu nghị lực. Dù bị dị tật đôi chân, phải di chuyển bằng chiếc xe lăn nhưng anh Hoài luôn nỗ lực học tập, vươn lên và luôn muốn giúp đỡ được nhiều hơn nữa những người đồng cảnh ngộ.

Và với dòng suy nghĩ đó, Việt Hoài tự đẩy bánh xe lăn vào nhà tắm, cố chống tay, nâng cơ thể sang ghế. Nhưng lần đầu "sống tự lập" đương nhiên bỡ ngỡ và bị ngã là điều rất bình thường. Sau khoảng 1 tiếng trầy trật dưới nền gạch, anh nghĩ ra cách úp ngược chậu tắm làm bậc thang, nhấc người từ mặt chậu lên ghế. Và sau này, dù người thân chạy đến giúp đỡ, anh cũng gạt đi, luôn cố gắng tự làm mọi việc. Sau hàng chục lần ngã tím người, Việt Hoài đã có thể tự chủ động trong sinh hoạt.

Vì Việt Hoài sức khỏe yếu nên cả nhà ai nấy đều thương. Anh trai tặng Việt Hoài một bộ máy tính sau tháng đầu đi làm. Chàng trai trẻ khi ấy học đánh máy tính, chỉnh sửa ảnh rồi mở dịch vụ này ngay tại nhà để kiếm thêm thu nhập.

Năm 18 tuổi, Việt Hoài cùng 2 người bạn thân mở cửa hàng dịch vụ photocopy ở đường Nguyễn Chí Thanh. Làm được hơn hai năm, cả ba phải thanh lý cửa hàng do không tìm được tiếng nói chung.

Lần đầu thất bại trong kinh doanh thường người ta sẽ nản trí, mất khá nhiều thời gian để bình ổn lại, nhưng Việt Hoài lại khác, anh rất bình tĩnh. Có lẽ sống trong nghịch cảnh quá lâu nên anh không còn cảm thấy bị sốc trước những biến cố. Việt Hoài tiếp tục tìm kiếm đường đi mới cho mình.

Một lần anh tình cờ đọc được về công nghệ đúc hàng rào bê tông của Nga, không cần xây móng như tường gạch, dựng rất nhanh, tiết kiệm chi phí. Cảm thấy đây là nghề có tiềm năng, Việt Hoài lại gọi thêm bạn bè hùn  vốn đầu tư. Tuy ngồi xe lăn nhưng anh rất hay đến các công trình khảo sát, thương thảo hợp đầu với các chủ đầu tư. Công việc cũng vì thế mà thuận lợi, Việt Hoài có tiền tỷ trong tay.

thong-diep-truyen-cam-hung-cua-ong-chu-khong-chan-nguyen-viet-hoai-0
Một góc xưởng sản xuất của công ty anh Hoài. Nơi đây có gần 30 nhân sự, trong đó có 24 công nhân là người câm, điếc

Khi đã có vốn liêng trong tay, Việt Hoài chợt nhận ra, không phải người khuyết tật nào cũng làm chủ cuộc đời được như anh. Gia đình, xã hội mặc định người khuyết tật là nhóm người yếu thế, ăn bán, làm họ tin rằng mình vô dụng. Việt Hoài muốn thay đổi điều đó và anh bắt đầu hành trình tìm cách giúp đỡ người khuyết tật để họ học được cách sống tự lập.

Đúng thời điểm đó, anh biết một nhóm người câm điếc được dạy nghề may, nhưng không tìm được việc làm. Việt Hoài tập hợp họ lại, bàn với hai người bạn khác cùng góp vốn, thành lập doanh nghiệp xã hội chuyên làm các sản phẩm thủ công như thú ngồi bông, tạp dề, găng tay, nệm salon... Vào năm 2013, doanh nghiệp xã hội của anh ra đời.

"Tôi mang hàng đi chào bán, có người hỏi 'anh cần bao nhiêu, tôi hỗ trợ' vì thấy tôi ngồi xe lăn nên nghĩ muốn đến 'xin tiền'. Tôi khẳng định muốn hợp tác dựa trên chất lượng sản phẩm", anh nói.

Những nỗ lực không ngừng nghỉ của ông chủ "không chân" đã mang về đơn hàng đầu tiên là 300 con thú nhồi bông. Nhưng trong hơn 2 tháng, 9 nhân viên không thể giao đủ số hàng như trong hợp đồng. Sau lần mất điểm này, Việt Hoài bỏ luôn công việc xây dựng, chuyên tâm vào công ty mới thành lập.

thong-diep-truyen-cam-hung-cua-ong-chu-khong-chan-nguyen-viet-hoai-8
Không gian trưng bày sản phẩm thú nhồi bông của Kym Việt

Anh đẩy xe lăn xuống tận xưởng làm cùng nhân viên. Thấy họ nhồi bông bằng que bình thường, anh liền nảy ra sáng kiến dùng que chữ V để nhồi được nhiều bông hơn. Anh còn xây dựng quy trình sản xuất theo từng bước một. Anh đánh số, dán nhãn từng laoij vải, từng chất liệu sản phẩm để nhân viên giao tiếp bằng ngôn ngữ ký hiệu dễ hiểu. Năm nay, 1.000 đơn hàng, 24 nhân viên hoàn thiện chỉ trong sáu ngày.

Chưa dừng lại, Việt Hoài còn mở thêm tour trải nghiệm cho học sinh, sinh viên, khách nước ngoài để thay đổi nhận thức về người khuyết tật. Ở đây các bạn trẻ thường tập điều khiển xe lăn trên các bậc thang, mặc áo bằng một tay, mặc quần mà không co duỗi khớp chân... "Tôi muốn người trẻ hiểu rằng người khuyết tật rất khó khăn, nhưng cũng rất giỏi đối diện và vượt qua nghịch cảnh", anh nói.

"Tiếp xúc và làm việc với anh Hoài, tôi quên mất anh ấy là người khuyết tật. Anh dày dặn kinh nghiệm thương trường và đầu đầy ý tưởng", anh Kiều Tuấn, một stylist đã 5 năm làm tư vấn sản phẩm cho công ty của Phạm Việt Hoài nói.

Sau 8 năm lập nghiệp công ty đã có gần 30 nhân viên, trong đó 24 công nhân là người câm điếc. Những nhân viên khuyết tật của anh Việt Hoài được làm việc một cách bài bản,  năng suất chẳng kém gì những người bình thường.

thong-diep-truyen-cam-hung-cua-ong-chu-khong-chan-nguyen-viet-hoai-3
Những người phụ nữ bị câm điếc đang thực hiện công việc khâu những mảnh vải, chuẩn bị nhồi bông tạo sản phẩm thú nhồi bông

Chị Lê Vân (27 tuổi) - công nhân thế hệ đầu của doanh nghiệp cho biết, kể từ khi vào làm việc với những người khuyết tật giống mình nên thấy tự tin hẳn lên. "Anh Hoài là gương sống để bọn em học cách làm chủ cuộc đời. Em không còn nghĩ mình là kẻ vô dụng, ăn bám nữa", cô gái nói.

Đứng sau sự thành công của "người đàn ông không chân" Nguyễn Việt Hoài không thể không nhắc đến người phụ nữ "quyền lực" - vợ anh - chị Bùi Minh Tâm. Anh chị kết hôn sau 10 năm yêu nhau trong sự cấm đoán của bố mẹ. 

"Khi bên anh, tôi không thấy mình thiệt thòi, cũng không thấy anh khác biệt", chị Tâm nói. Với vợ con, anh là một nguồn năng lượng dồi dào và niềm lạc quan lớn. Lúc chị sinh con, nhìn anh Hoài ngồi xe lăn mà lau nhà, nấu cơm... nhoay nhoáy, mẹ chị mới yên tâm con mình không khổ.

thong-diep-truyen-cam-hung-cua-ong-chu-khong-chan-nguyen-viet-hoai
Anh Hoài bên vợ và con trai trong chuyến du lịch Mộc Châu năm 2020

Giờ đây, anh Việt Hoài đang có cuộc sống hạnh phúc bên gia đình nhỏ và các cộng sự. "Con người không cần hoàn hảo về hình thức, chỉ cần tâm hồn không khuyết tật, trái tim luôn khát khao và ý chí mạnh mẽ, lối rẽ nào rồi cũng sẽ đưa đến thành công", anh nói.

Xem thêm: Thông điệp truyền cảm hứng từ câu chuyện tình yêu và nghị lực phi thường của nghệ sĩ múa không chân

Bình luận
Mới nhất
Vui lòng để bình luận.

Đọc thêm

Cuộc sống của Tiến Anh nằm gọi trong đôi chân gầy gò nhưng vô cùng linh hoạt. Tiến Anh còn sử dụng đôi chân của mình để vẽ ra những bức tranh đẹp, nuôi ước mơ trở thành họa sĩ để kiếm tiền chăm sóc mẹ.

Nghị lực phi thường của cậu bé 'chim cánh cụt' vẽ ước mơ bằng đôi chân diệu kỳ
0 Bình luận

Làm thơ, bán thơ để làm từ thiện giống như một niềm đam mê không bao giờ có điểm kết thúc của chàng thi sĩ tật nguyền Vũ Nguyên. Và hiện tại, Nguyên vẫn đang mong muốn góp công sức trong "cuộc chiến" với COVID-19.

Chàng thi sĩ tật nguyền bán thơ làm từ thiện: Một nghị lực, một tấm lòng nhân ái
0 Bình luận

Để ngăn chặn ung thư, chàng trai 36 tuổi đã phải cắt bỏ dạ dày, ruột kết, trực tràng và túi mật... Nhưng không vì thế mà cuộc đời anh "đầu hàng số phận".

Câu chuyện buồn nhưng đầy nghị lực của chàng trai không dạ dày, ruột kết và túi mật
0 Bình luận

PC Right 1 GIF

Bài mới

Khoảnh khắc ấm lòng: CSGT kịp thời hỗ đưa tài xế đột quỵ trên cao tốc đi cấp cứu

Phát hiện tài xế xe cẩu bất tỉnh trong cabin trên cao tốc Pháp Vân – Cầu GIẽ, CSGT đã ngay lập tức mở đường, hỗ trợ đưa nạn nhân tới bệnh viện cấp cứu.

Đăng Dương
Đăng Dương 13 giờ trước
Không chờ đủ thủ tục, bác sĩ quyết định phẫu thuật khẩn cấp cho chàng trai “vô danh, ví rỗng”

Chàng trai 20 tuổi nhập viện trong tình trạng hôn mê sâu, không giấy tờ, không người thân. Không chờ đủ thủ tục, các bác sĩ quyết định mổ khẩn cầu để cứu người trong thời gian vàng.

Hải An
Hải An 3 ngày trước
Người dân Quảng Ngãi mở rộng vòng tay san sẻ chỗ ở với cán bộ từ Kon Tum chuyển về

Thấy các cán bộ Kon Tum mới chuyển về chưa có chỗ ở, người dẫn Quảng Ngãi đã mở rộng vòng tay giúp đỡ, chào đón, giúp họ nhanh chóng ổn định cuộc sống và công việc.

Thanh Tú
Thanh Tú 4 ngày trước
Không chỉ kịp thời đưa cháu bé tai nạn đi cấp cứu chiến sĩ CSGT còn hỗ trợ viện phí

Phát hiện cháu bé bị tai nạn giao thông khi đang trên đường làm nhiệm vụ, chiến sĩ đội CSGT số 6 (CATP Hà Nội) đã kịp thời đưa nạn nhân đi cấp cứu và hỗ trợ một phần viện phí.

Hải An
Hải An 5 ngày trước
Giao hàng gặp trời mưa, nam shipper nhanh tay dọn đậu phộng giúp chủ nhà

Giao hàng gặp trời mưa, thấy nhà chỉ có người già và trẻ nhỏ, nam shipper liền nhanh tay gom đậu phộng giúp. Hành động ấm lòng khiến dân mạng tấm tắc khen ngợi.

Hải An
Hải An 5 ngày trước
Ấm lòng trước khoảnh khắc loạt ô tô che chắn cho xe máy qua cầu lúc mưa to gió lớn ở Hà Nội

“Những lúc này, tôi chỉ mong xe mình to hơn để che được nhiều người hơn”, chia sẻ của tài xế xe tải khiến nhiều người xúc động.

Hải An
Hải An 6 ngày trước
CSGT Lâm Đồng kịp thời hỗ trợ sản phụ sinh con an toàn trên đường

Vào khoảng 4h50 ngày 1/7, trong lúc tuần tra giao thông, CSGT Lâm Đồng đã kịp thời phát hiện và hỗ trợ một sản phụ chuyển dạ sinh con ngay trên xe đặc chủng.

Hải An
Hải An 6 ngày trước
3 cuộc đời được hồi sinh nhờ nghĩa cử hiến tạng cao đẹp

Sau tai nạn giao thông, một người phụ nữ ở TP.HCM được xác định chết não, gia đình đã quyết định hiến tạng, đem lại sự sống cho 3 bệnh nhân đang nguy kịch.

Hải An
Hải An 7 ngày trước
Bé gái bị co giật trên chuyến bay được bác sĩ cấp cứu kịp thời

Trên chuyến bay từ TP.HCM đến Hà Nội, một bé gái xuất hiện tình trạng co giật do hạ canxi máu - một rối loạn điện giải nguy hiểm, đã được các bác sĩ có mặt tái đó hỗ trợ cấp cứu thành công.

Hải An
Hải An 30/06
Lớp học bơi miễn phí suốt gần một thập kỷ giữa lòng Cần Thơ

Cứ vào dịp hè các bạn học sinh có hoàn cảnh khó khăn tại Cần Thơ lại rủ nhau đến lớp học bơi miễn phí của cô Quý tại hồ bơi Nhiệt điện Trà Nóc.

Ấm lòng 900 suất ăn mời thí sinh, phụ huynh trong kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025

Hội phụ nữ xã Trung Giã, Xuân Giang, huyện Sóc Sơn, Hà Nội đã nấu gần 900 suất ăn miễn phí để mời thí sinh và phụ huynh trong ngày diễn ra kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025.

Hải An
Hải An 27/06
Chủ quán Bạc Liêu miễn phí bữa sáng và trưa cho các sĩ tử thi tốt nghiệp THPT

Trong những diễn ra kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025, anh Trương Nguyễn Minh Tuấn (50 tuổi, TP.Bạc Liêu) – chủ quán chay đã miễn phí bữa sáng, trưa kèm chè đậu đỏ để tiếp sức các thí sinh.

Hải An
Hải An 27/06
Trường học ở Hà Nội thuê xe khách đưa hơn 500 thí sinh đến điểm thi tốt nghiệp THPT 2025

Vì muốn đảm bảo an toàn cho hơn 500 sĩ tử tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025, một trường học ở Hà Nội đã thuê 12 xe khách 16 chỗ đưa đến điểm thi. Bên cạnh đó trường còn bố trí cho các bữa ăn sáng, ăn trưa cho các thí sinh tại điểm thi.

Hải An
Hải An 26/06
Bức tâm thư xúc động người cha viết gửi 2 ân nhân ngày con gái đậu trường chuyên

Sau khi đăng tải bức tâm thư với tiêu đề “Lời cảm ơn đến những người tốt lặng lẽ” lên mạng xã hội, bài viết của người cha vừa có con thi lớp 10 đã nhận về hàng ngàn lượt tương tác.

Hải An
Hải An 25/06
Xuống Hà Nội khám bệnh, người phụ nữ bị lừa nhẵn túi bởi “người quen” may thay lại nhận được phép màu từ những người xa lạ

Bị lừa hết tiền trong túi khi xuống Hà Nội khám bệnh bởi một người phụ nữ tự xưng là “quen người nhà của chị”, may mắn thay chị H.T.Trang (41 tuổi, dân tộc Tày, quê Bắc Kạn) đã được bệnh viện và nhiều người giúp đỡ.

Hải An
Hải An 25/06
PC Right 1 GIF
Đề xuất