Tào Tháo nhẹ nhàng buông 1 câu khiến Lưu Bị buông bát, rơi đũa, sẵn sàng lực lượng tạo phản

Trước khi làm nên nghiệp lớn, Lưu Bị từng có giai đoạn "đào thoát" chạy về dưới trước Tào Tháo và được đối đãi rất trọng hậu.

Đỗ Thu Nga
18:00 01/09/2022 Đỗ Thu Nga
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

"Tam Quốc Chí - Tiên chủ truyện" có đoạn - "(Lưu Bị ) được phong Tả tướng quân. Tào Tháo dùng lễ đối đãi, cùng đi cùng về, ngồi ăn cùng mâm. 

Trong cuộc "nấu rượu luận anh hùng", Tào Tháo chỉ vào Lưu Bị mà nói: "Anh hùng thiên hạ ngày nay chỉ có Huyền Đức và Tháo ta. Những kẻ như Bản Sơ (Viên Thiệu) không đáng nhắc tới".

Một câu "tán dương" của Tào Mạnh Đức ngay lập tức khiến Lưu Bị kinh sợ đến mức... buông bát, rơi đũa. 

Câu thành ngữ Trung Quốc "nhanh như chớp" (Tấn lôi bất cập yểm nhĩ) cũng bắt nguồn từ điển cố này.

Ngày nay, người Trung Quốc đều biết thành ngữ nói trên, nhưng rất ít người tìm hiểu nguồn gốc vấn đề, rằng tại sao Tháo lại bất ngờ "ca ngợi" Lưu Bị như vậy?

Lưu Bị với nhiều thành tích "bất hảo", hồ sơ đầy "tì vết"

Nói về việc Tào Tháo tán dương Lưu Bị, các nhà nghiên cứu lật lại giai đoạn Bị mới dựng cờ. Ở thời kỳ đó, Lưu Bị không có "vốn liếng" về chính trị cũng như quân sự, ngoại trừ cái mác hậu duệ của Trung Sơn Tĩnh Vương Lưu Thắng.

Lưu Bị không đủ khả năng cát cứ độc lập trên 1 địa bàn. Vì thế đã gia nhập lực lượng "chính quy" của Hán triều để trấn áp khởi nghĩa Hoang Cân. Nhờ đó mà được phong một số chức quan nhỏ "sống qua ngày".

Nhưng ghế quan chưa ấm thì đã bị triều đình Đông Hán bãi nhiễm chức vụ theo "quy định". Là một con người đầy tham vọng, Lưu Bị buộc phải lựa chọn con đường "đào thoát", tìm cách dựa vào các thế lực quân phiệt để tìm cơ hội phát triển. 

Đối tượng đầu tiên Lưu Bị "nương tựa" là Công Tôn Toản. Bị được Toản cho làm Biệt bộ tư mã, huyện lệnh Bình Nguyên; sau thăng làm Bình Nguyên tướng, theo Điền Khải tới Từ Châu cứu viện Đào Khiêm.

Khi xuất phát, Bị chỉ có hơn 1000 nhân mã, lại phải dắt mấy nghìn dân đói. Được Đào Khiêm cấp cho 4000 quân, Lưu Bị lập tức "trở cờ", bỏ Điền Khải để nhảy sang phe Đào Khiêm.

Tao-Thao-khen-cau-gi-ma-khien-Luu-Bi-phai-buong-bat-roi-dua-9
Lưu Bị

Dưới sự chống lưng của Đào Khiêm, Lưu Bị lấy được chức Thứu sử Dự Châu. Thậm chí còn có được "miếng đất cắm dùi" ở Hạ Bì. Đào Khiêm chính là "bến đỗ thứ 2" của Bị. 

Khi Khiêm chết, Bị theo di chúc nhận chức Châu mục Từ Châu. Chỉ qua 1 đêm đã trở thành nhà quân phiệt hùng cứ một phương. Sau đó, chiến tranh bùng nổ giữa 2 thế lực của Lưu Bị và Viên Thuật.

Tướng Thuật của Lữ Bố nhờ Tào Tháo làm nội ứng bên phe Lưu Bị mà đoạt được Từ Châu. Bị rút khỏi tiền tuyến nhưng không thoát khỏi sự truy đuổi của Thuật. Khi chạy đến Hạ Bì lại bị đánh bại khiến lực lượng tiêu tan.

Bị gom góp tàn binh "quyết một phen" với Thuật. Song vẫn chuốc lấy thất bại. Rơi vào thế "lưỡng đầu thọ địch", Bị đành ngồi lại đàm phán với Lữ Bố. Bố chính là thế lực thứ 3 mà Bị "nương tựa".

Trong giai đoạn luồn cúi, nương tựa Lữ Bố, Lưu Bị tranh thủ chỉnh đốn lực lượng được hơn 10.000 binh mã. Lúc này, Bị bắt đầu có ý định "Đông Sơn tái khởi". Song ý đồ này bị phát giác khiến chiến sự nổ ra giữa Bị và Bố. Đương nhiên, Bị ở vào thế yếu và đây là lúc ông tìm đến "bến đỗ thứ 4" - Tào Tháo.

Phải nói rằng, với tài năng của mình, Bị lập được không ít công lao cho sự nghiệp của Tào Ngụy. Tào Tháo dẫn quân phối hợp với Lưu Bị vây Lữ Bố ở Hạ Bì, diễn màn kịch "Bạch Môn lầu trảm Lữ Bố".

Là khen ngợi hay là cảnh cáo?

Phải nói rằng, Lưu Bị đã tích cóp cho mình hồ sơ "lừa lọc" dày đặc. Đó là đối với Công Tôn Toản, Điền Khải, Lữ Bố. Và đây cũng là biểu hiện rõ nét nhất để Tào Tháo nhìn nhận về Bị trong bối cảnh xã hội đương thời.

Tháo là nhân vật "có con mắt nhìn người tinh tế", chắc chắn đã có sự đề phòng Lưu Bị để tránh tình huống "bổn cũ soạn lại". Việc Tháo phong Bị làm tướng, luôn đồng hành cạnh mình được cho là thực hiện chính xác theo quan điểm "giữ kẻ thù ở gần bên mình".

Màn kịch "nấu rượu luận anh hùng" mà Tào Tháo "diễn" trước mắt Lưu Bị cũng không ngoài toan tính của Tháo. 

Tao-Thao-khen-cau-gi-ma-khien-Luu-Bi-phai-buong-bat-roi-dua-0

Sử liệu Trung Quốc cũng như những người đọc Tam Quốc đều rõ, Lưu Bị "trong lòng quỷ" cho nên mới có việc bị thất kinh mà "rơi bát, rơi đũa". Thực tế, dụng ý của Tháo là gì khi "khen" Bị mới chính là vấn đề các nhà nghiên cứu tranh luận nghìn năm nay.

Nhiều ý kiến nhất trí, Tào Tháo đặt Lưu Bị "ngang vai" với mình. Đương nhiên không phải bì Tào thực sự tán thưởng tài "văn thao võ lược của Bị, lại càng không phải đánh giá cao thực lực của Bị. 

Song không thể phủ định tinh thần kiên trì bền bỉ của Lưu Bị, cũng như tài năng "giao tiếp xã hội" cao siêu đến mức khiến hàng loạt danh tướng nguyện hi sinh vì mình. Bản lĩnh của Bị trong lịch sử cũng được đánh giá là hiếm gặp, thậm chí còn là "phẩm chất không thể thiếu của chính trị gia".

Việc Tào Tháo không để Viên Thiệu trong mắt mà đề cao Lưu Bị, cho thấy nhiều khả năng Tào cũng đánh giá Bị cao nhất ở 2 điểm trên.

Nhiều học giả cho rằng, Tào Tháo đã có nhận thức đầy đủ và toàn diện về Lưu Bị, vì vậy mới có một câu "tán dương", mà thực chất chính là lời cảnh cáo rõ ràng, yêu cầu Bị "hãy biết điều, đừng nên làm bừa".

Đả thảo kinh xà

Chiến thuật tâm lý của Tào Tháo không mang lại hiệu quả như mong muốn. Thậm chí nó còn khiến cho Lưu Bị đẩy nhanh kế hoạch tạo phản. Kế sách "nằm gai nếm mật" bị vạch trần khiến Bị nhận thấy thời cơ hội dưỡng binh phát triển đã tiêu tan, trong khi nguy cơ bị thanh trừng đã xuất hiện trước mắt.

Đồng Thừa từng "bắt mối" với Lưu Bị để mưu sát Tào Tháo nhưng Lưu Bị không theo vì tuân thủ chiến thuật "nhẫn nhịn ẩn mình". Nhưng Bị cũng không báo với Tào THáo, cho thấy ông vẫn có ý định "bắt cá hai tay".

Khi âm mưu bị bại lộ, Lưu Bị mới hạ quyết tâm... "đổi phe" cùng Đổng Thừa, Trường Thủy hiệu úy Chủng Tập, tướng quân Ngô Tử Lan, Vương Tử Phục... đồng mưu, hòng giết Tào Tháo. Nhưng kế hoạch này bị bại lộ, Đổng Thừa bị giết cả tộc. Lưu Bị mặc dù chưa bị lộ nhưng cũng ở vào tình thế hiểm nghèo và mong thoát khỏi phạm vi kiểm soát của Tào Tháo càng nhanh càng tốt. 

Tao-Thao-khen-cau-gi-ma-khien-Luu-Bi-phai-buong-bat-roi-dua-8
Tào Tháo

Thời điểm này, chiến dịch Quan Độ đang tiếp diễn. Tào Tháo đối đầu với Viên Thiệu trong tình trạng lấy ít địch nhiều. Trong khi đó, kế hoạch xưng đế ở Dương Châu của Viên Thuật bị thất bại, khiến Thuật phải chạy về nương nhờ Viên Thiệu. Cánh quân của Thuật phải vượt qua địa bàn Hạ Bì do lực lượng Tào Tháo kiểm soát. 

Trước tình thế đó, Tào Tháo buộc phải cử Lưu Bị cùng Chu Linh, Lộ Chiêu lĩnh binh ngăn chặn. Nhưng động thái của Tào THáo đã đi ngược lại với tính toán ban đầu của ông là giữ Lưu Bị trong tầm kiểm soát.

Các nhà nghiên cứu cho rằng, không nhiều khả năng Tào Tháo cố ý đưa ra quyết định như vậy, mà có thể cục diện cấp bách đã buộc Tào phải điều động đến Lưu Bị, từ đó cho Bị cơ hội ngàn năm có một để "phản thùng".

Đến khi đám Trình Dục, Quách Gia biết tin Tào Tháo điều động Lưu Bị, nói với Tào rằng - "Không thể để Lưu Bị lại", thì Tào đã hối hận không kịp.

Lúc này, Lưu Bị đã thoát khỏi Tào doanh, một đi không trở lại.

(Theo Dân Việt)

Xem thêm: Tào Tháo hỏi 3 tỳ thiếp "dưa có ngọt không?" - câu trả lời khiến cả 3 mất mạng

songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận