Phòng bì mừng cưới - Câu chuyện nhân văn sâu sắc

Đã thành lệ, đi đám cưới thì phải có quà mừng. Thôi thì đành… cứ phong bì cho tiện!

Đỗ Thu Nga Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Tôi có cô bạn sắp tổ chức đám cưới ở một khách sạn 5 sao tọa lạc trên một con phố lớn tại trung tâm thủ đô Hà Nội. Thực ra nhà cô ấy cũng chưa được xếp vào hàng “Đại gia”, nhưng vì chiều cô con gái “rượu”  nên bố mẹ đành “tặc lưỡi”.

Thay vì mời đầy đủ họ hàng, bạn bè, hàng xóm, láng giềng như những đám cưới bình thường khác, hơn 1 tháng nay gia đình cô ấy đang phải lao tâm khổ tứ vì bản danh sách mời thực khách được “sàng lọc” rất kỹ, nhưng vẫn cứ lo ngay ngáy, bởi khách càng đông, gia chủ càng “lỗ”. Riêng với bản thân tôi – người được mời, cảm xúc cũng thật khó diễn tả. Vui khi bạn đã “đầu băm” lấy được chồng, nhưng cũng băn khoăn vì không biết phải “đi phong bì” bao nhiêu?!. Nghe nói 1 suất ăn ở đó, gia chủ phải trả ngót nghét cũng đến triệu bạc…

1001 nguyên nhân xuất hiện phong bì cưới

Có lẽ, không ai biết chính xác thời điểm chiếc phong bì xuất hiện trong đám cưới là vào khoảng thời gian nào. Chỉ biết rằng, thời bao cấp, đám cưới được tổ chức nhẹ nhàng và đơn giản. Quà cưới không có phong bì mà rất đa dạng. Bố mẹ, họ hàng trong gia đình có thể tặng cô dâu chú rể nhẫn vàng, vòng vàng, bạn bè thì chủ yếu tặng đồ dùng sinh hoạt như, phích nước, chậu thau, chăn màn… có khi chỉ một tút thuốc lá hoặc cân chè Thái cũng xong.

Thực ra, cũng có bất cập khi nhiều đồ dùng đôi vợ chồng trẻ đã có sẵn rồi, hoặc khi đồng loạt quà tặng đều là phích nước hay có tới 6 - 7 cái màn. Kể ra cũng lãng phí…

Chuyển từ bao cấp sang nền kinh tế thị trường cũng kéo theo nhiều sự đổi thay trong tư duy và hành động cụ thể. Bây giờ mọi thứ đều quy ra “thóc”. Trong đám cưới người ta rất ít khi tặng đồ dùng mà thay vào đó là tặng phong bì để cô dâu chú rể tự mua sắm những vật dụng phù hợp hơn với nhu cầu cuộc sống sau này. Đồng thời, “dùng” phong bì cũng tiện và không làm mất thời gian của người được mời khi phải đi mua quà mà không biết người được tặng có ưng không. Với ý nghĩa đó, chiếc phong bì mừng đám cưới cũng mang giá trị nhất định của nó.

phong-bi-mung-cuoi-cau-chuyen-nhan-van-sau-sac

Tuy nhiên, trong thời buổi kinh tế thị trường, đôi khi chiếc phong bì cũng bị biến tướng, dùng sai mục đích và bị bóp méo ý nghĩa. Người ta “kinh doanh” đám cưới, mời mọc tràn lan để thu phong bì. Có nhiều người “té ngửa” khi ông bạn vàng hơn chục năm không gặp, đột ngột gọi điện mời đám cưới. Đặc biệt, đối với những sếp lớn thì đám cưới con quả là một ngày hội lớn, ngày để nhân viên thể hiện “tấm lòng” của mình với sếp… Ngoài ra, một số phong bì trong ngày cưới còn dựa theo quan hệ hay ý đồ nhờ vả nào đó, hoặc để thay lời cảm ơn…

“Cơm bụi” giá cao…

Trở lại với hoàn cảnh của tôi, với mức lương vài triệu đồng 1 tháng mà “vấp” phải mấy cái đám cưới như thế này thì không biết cả tháng sống bằng gì. Mang tâm sự đó than thở với một người bạn khác thì cũng nhận được tiếng thở dài: “Tháng này tôi nhận được 5 cái thiệp mời cưới rồi, đang bạc cả mặt ra đây, con thì đang ốm, bao nhiêu thứ tiền dồn dập…”. Khổ nỗi, trong thời buổi giá cả leo thang như hiện nay thì tiền mừng phong bì cũng tăng tỷ lệ thuận, trong khi thu nhập thì “dậm chân tại chỗ”.

Nhưng phải nói rằng các dịch vụ cho đám cưới hiện nay hết sức chuyên nghiệp, đến mức các lễ cưới được tổ chức ngày một giống nhau, dù là nhà hàng nhỏ hay khách sạn lớn thì cũng có đủ cổng bóng, bánh gato, tháp rượu, MC… chỉ khác nhau ở độ sang trọng. Người đến dự cưới cho phong bì vào hòm, được mời ngồi vào mâm, chờ gia chủ tuyên bố lý do, nhạc nổi lên, vỗ tay, cụng rượu chúc mừng, đánh chén rồi ra về. Người ta thường ví đi ăn đám cưới bây giờ là ăn cơm bụi giá cao, phong bì là vé vào cửa.

Có nhiều người khá bức xúc với kiểu đám cưới này và thầm nghĩ bụng khi mình cưới (hay tổ chức đám cưới cho con) sẽ làm khác đi, nhưng một phần không biết phải làm như thế nào khi “mọi người đều thế”, một phần sợ dị nghị, điều ong tiếng ve, cộng thêm tâm lý “trả nợ miệng”, nên bao nhiêu năm nay kiểu đám cưới “cừu Dolly” này vẫn tồn tại.

Đã thành lệ, đi đám cưới thì phải có quà mừng. Thôi thì đành… cứ phong bì cho tiện!

Nhân đây, tôi cũng xin góp một câu chuyện vui về cái phong bì ngày cưới:

Sau tiệc cưới, hai vợ chồng rất mừng vì nhận được một phong bì… hơi dày.

Người vợ xung phong “khui” phong bì thì thấy một thiệp cưới khác, kèm theo bức thư viết tay có nội dung “Phiếu tặng cưới 10 triệu đồng (tượng trưng). Mong hai bạn thông cảm, tụi mình cũng đang chuẩn bị cưới. Đến tiệc cưới bọn mình, bạn gửi lại phiếu này là tụi mình… cũng vui. Chúc hai bạn hạnh phúc”.

Xem thêm: Nhắm mắt - Câu chuyện nhân văn đáng suy ngẫm

Bình luận
Mới nhất
Vui lòng để bình luận.

Đọc thêm

Người đàn ông tìm thấy một cái kén bướm. Một hôm, có một cái lỗ nhỏ xuất hiện. Anh ngồi chăm chú theo dõi con bướm trong vài giờ đồng hồ khi nó vùng vẫy tìm cách chui ra ngoài qua cái lỗ nhỏ đó.

Con bướm - Câu chuyện nhân văn sâu sắc
0 Bình luận

Một công ty lớn tuyển mộ nhân sự và số người ứng thí rất đông. Họ đều có bề dày kinh nghiệm và có bằng cấp, học vị đáng kính nể...

Sự lợi hại của thất bại - Câu chuyện nhân văn sâu sắc
0 Bình luận

Một doanh nhân đã mua một viên kim cương khổng lồ ở Nam Phi, kích thước của nó bằng lòng đỏ trứng gà. Người đàn ông rất buồn vì phát hiện ra một vết nứt bên trong viên đá quý này.

Vết nứt kim cương - Câu chuyện nhân văn sâu sắc
0 Bình luận

PC Right 1 GIF

Bài mới

Lời khuyên của con rể - Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Lời nói của con rể khiến tôi không hài lòng, hay nói đúng hơn là thất vọng. Tôi không thể bán nhà cửa để vào viện dưỡng lão ở được...

Đăng Dương
Đăng Dương 22 giờ trước
Người xưa dặn: Có 7 kiểu đàn bà phá nát phúc đức nhà chồng, dù đẹp như tiên cũng tránh lấy 

Theo quan niệm của người xưa thì những kiểu phụ nữ này sẽ tạo nghiệp, ảnh hưởng tới phúc đức gia đạo nhà chồng nên tránh.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 3 ngày trước
Con riêng của chồng – Câu chuyện nhân văn cảm động

Tôi từng khuyên bạn thân bỏ chồng khi cô ấy phát hiện chồng có con riêng bên ngoài, nhưng đến khi chính mình rơi vào hoàn cảnh ấy tôi lại lưỡng lự không quyết định được.

Hải An
Hải An 3 ngày trước
Người xưa cảnh báo: Mang 3 thứ này vào nhà tài lộc tiêu tan

Có những vật tưởng như vô tri nhưng nếu mang vào nhà sẽ khiến tài lộc tiêu tan, gia đạo lục đục. Dưới đây là 3 thứ tuyệt đối tránh mang vào nhà.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 4 ngày trước
Bố tôi và những chiếc răng – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Nhìn nụ cười của bố tôi hạnh phúc vô ngần. Đôi khi báo hiếu không cần đến những điều to tát. Chỉ cần cha mình nhai ngon một bữa cơm, cười rạng rỡ không ngại ngùng, là đủ thấy lòng ấm.

Hải An
Hải An 4 ngày trước
15 chữ khiến phụ huynh phải suy ngẫm: 'Chọn ngành cho con nhưng mình chưa từng hỏi con muốn gì'

15 chữ ngắn gọn nhưng tựa như một lời thức tỉnh để hàng triệu bậc phụ huynh cần ngẫm lại xem mình đã thật sự hiểu con chưa?

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 4 ngày trước
Vì sao người xưa nói 'móng nhà vững chắc, 3 đời thịnh vượng'?

Ở đời, chúng ta sử dụng rất nhiều thứ - có thứ hỏng thì có thể thay được nhưng có những thứ nếu chọn sai thì rất khó sữa chữa, nhất là nhà cửa.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 5 ngày trước
Khi nào có thời gian – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Chỉ đến khi ngồi suốt đêm bên giường bệnh tôi mới nhận ra cái gọi là “khi nào có thời gian” chính là lời hứa suông lớn nhất đời người.

Hải An
Hải An 5 ngày trước
Triết lý từ chuyện tình trong phim Thiện nữ u hồn: Thiện lương mà không có sức mạnh chỉ là thứ vô dụng!

Phải xem đi xem lại đến vài lần phim "Thiện nữ u hồn", tôi mới để ý đến câu nói: "Thiện lương mà không sức mạnh chỉ là thứ vô dụng".

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 5 ngày trước
Người xưa dặn: Đặt 1 trong 5 vật ở cửa ra vào, gia đình bình an, phú quý kéo đến

Người xưa rất coi trọng phong thủy nhà ở, vì thế đã khuyên hậu thế đặt 5 vật này ở cửa ra vào để đón bình an, phú quý. Đó là những thứ gì?

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 6 ngày trước
Con có về không? - Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Nhà hàng xóm tưng bừng làm cỗ đón con trai, con gái về chơi dịp lễ. Mẹ sốt ruột cứ ra ngõ ngóng chờ, lòng cứ tự hỏi, không biết con có về không?

Thanh Tú
Thanh Tú 6 ngày trước
Cổ nhân dạy: 'Thánh nhân dạy vì bụng không vì mắt'

"Thánh nhân dạy vì bụng không vì mắt" - triết lý sâu xa của cổ nhân, ai hiểu được thì giàu sang phú quý kề cận. 

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 7 ngày trước
 Mẹ muốn tái hôn – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Ngày mẹ còn trẻ, phơi phới thanh xuân sao không lấy chồng. Giờ đầu hai thứ tóc lại đột ngột muốn tái hôn?

Hải An
Hải An 7 ngày trước
Người xưa nói: Gia phong tốt vượng ba đời

"Gia phong tốt vượng ba đời" - chỉ cần duy trì 2 thói quen này, cuộc sống sẽ ngày càng thịnh vượng. 

Mẹ chồng nàng dâu – Câu chuyện đáng suy ngẫm

Vợ chồng tôi kết hôn đã hơn một năm, nhưng mối quan hệ mẹ chồng nàng dâu không những không cải thiện mà còn xấu đi theo thời gian khiến tôi mệt mỏi vô cùng.

Lão Tử dạy: Biết đủ sẽ có đủ, biết người là khôn, biết mình là sáng suốt

Lão Tử dạy 3 bài học lớn: Biết đủ sẽ có đủ, biết người là khôn, biết mình là sáng suốt. Hậu thế lĩnh hội được thì sướng cả đời. 

PC Right 1 GIF
Đề xuất