Ở đời, chỉ cần tốt tính thì cuộc sống ắt trở nên tốt đẹp hơn
Người không thể khống chế cảm xúc thì phúc khí hay vận may tiêu tan sớm. Người biết xử sự hài hòa, tranh cãi ít, hay mỉm cười, cuộc sống ắt tốt đẹp.

Người xưa dạy, tính cách là biểu hiện bên ngoài, tu dưỡng mới là cái gốc bên trong.
Nhà tư tưởng Lương Khải Siêu phân tích, trong tính cách có ẩn giấu sự tu dưỡng. Nếu tu dưỡng tốt thì tính cách tự nhiên trở nên tốt.
Sống ở đời, trước khi muốn bình phẩm về một ai đó hãy xem họ có tu dưỡng hay không. Đây là điều rất quan trọng.
Vì từ sự tu dưỡng mà chúng ta biết tính cách của họ là tốt hay xấu. Vậy nên, cổ nhân mới nói: "Người thượng đẳng có tài năng và không tức giận. Người thứ đẳng có tài năng và tốt tính. Người hạ đẳng đã bất tài lại còn thường nổi giận".
Sống trong đời, một người không thể kiềm chế cảm xúc của mình, thích nổi nóng hẳn do sự tu dưỡng của họ chưa đủ.
Tính cách tiết lộ tu dưỡng của mỗi người. Người hung hãn luôn cho rằng trút giận lên người khác là có thể giải quyết vấn đề. Thực tế, người hay nóng giận thì tài năng hạn hẹp. Chính vì tài năng hạn hẹp nên muốn dùng đến sự tức giận để khiến đối phương kinh hãi, khiếp sợ.

Sự tu dưỡng của một người rất quan trọng, nhất là ở việc kiềm chế cảm xúc. Có một điều mà mọi người không phủ nhận, đó là người có tính cách xấu không thể giải quyết được cốt lõi vấn đề. Ngược lại, người có tính cách tốt thì được xem như sở hữu báu vật trong đời. Người có tính cách tốt cũng sẽ trở thành những bậc cha mẹ tốt, để dành cho con cái được tài sản tốt.
Ở đời, nghịch lý ở chỗ, có nhiều người đối xử với người ngoài rất tốt nhưng lại không kiềm chế được cảm xúc mà thường xuyên trút giận lên người nhà.
Lương Khải Siêu không chỉ chú ý đến việc tu dưỡng tính cách mà còn chú ý đến việc tu dưỡng bản thân trong gia đình. Ông từng viết thư cho các con, nhắc nhở rằng phải biết tu dưỡng bản thân, biết hòa thuận trong gia đình.
Cổ nhân viết: "Nước sâu chảy chậm, người khôn nói ít". Những người có tính cách tốt mới thực sự là sự tu dưỡng tốt.
Tu dưỡng không phải là học vấn cao siêu, khí chất hơn người mà là dùng sắc mặt hài hòa để giao tiếp với đời, ứng xử với người xung quanh bằng thái độ nhã nhặn, đối nhân xử thế khoan dung, nhân hậu.
Xem thêm:
Đọc thêm
“Một đức hạnh, hai mệnh, ba phong thủy , bốn tích âm công, năm đọc sách” - đây là những khái quát sâu sắc của người xưa về lý do những cuộc gặp gỡ ở đời.
Trí huệ của người mẹ không chỉ có thể uốn ăn con cái trở về với giá trị quan đúng đắn mà còn gián tiếp cảm hóa người lạ. Đó chính là sự vĩ đại của người mẹ.
Sống ở đời, phải hiểu rõ rằng nhân sinh ngắn ngủi, muốn làm cây cổ thụ vĩ đại, chú tâm tu dưỡng bản thân, đừng dại so đo với bụi cỏ.
Bài mới

Cổ nhân xưa có câu: “Kẻ trí chọn bạn như chọn cây để trú, người dại chọn bạn như nhặt củi giữa rừng thấy gì cũng ôm vào, rồi có ngày bị đâm ngược trở lại”. Vậy nên, người khôn ngoan không chỉ học cách tiến tới, mà còn biết khi nào nên rút lui. Dưới đây là ba kiểu người mà bậc trí giả xưa nay luôn tìm cách tránh xa, trong khi kẻ dại lại dễ bị cuốn vào, chuốc lấy khổ đau.

Người xưa nói: “Không mắc kẹt trong sự oán giận là đã đạt được một nửa hạnh phúc” không phải một lời sáo rỗng khuyên người ta “buông bỏ cho nhẹ lòng”, mà là một minh triết sâu sắc về bản chất của hạnh phúc: Hạnh phúc không chỉ đến từ những gì ta có, mà còn đến từ những gì ta không để tâm mình bị trói buộc.

Cổ nhân răn dạy: “Người nuôi dưỡng cây, cây giúp người thịnh vượng” không chỉ là lời nhắc về mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên, mà còn là chân lý về sự bền vững, sự trao đi và nhận lại trong cuộc đời.

Tôi từng nghĩ về hưu sẽ là khoảng thời gian để tôi sống chậm, để bù đắp cho những tháng ngày thanh xuân đã hi sinh vì công việc. Nhưng hóa ra, về hưu lại là lúc tôi phải nghe lời con cái giảng dạy đạo lý làm cha, là lúc tôi bị ép giam trong 4 bức tường nhà để làm “ông nội tốt”, “người cha biết nghĩ”, “người già không ích kỷ”.