Những gương mặt quý tộc hèn nhát, bán nước cầu vinh, là nỗi "ô nhục" nhà Trần

Nhà Trần là triều đại ghi dấu nhiều vị tướng tài ba có công phá tan vó ngựa Nguyên Mông. Thế nhưng, thời đại này cũng ghi nhận những vị quý tộc hèn nhát, phản bội mà tiếng nhục còn lưu lại đến ngày nay.

Đỗ Thu Nga
07:00 05/12/2021 Đỗ Thu Nga
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Nhà Trần (1225-1400) là triều đại được lưu danh với những chiến công hiển hách trong lịch sử Việt Nam. Đây là triều đại 3 lần đánh bại vó ngựa Nguyên Mông (đội quân hung hãn và tàn bạo nhất thế giới thời bấy giờ). 

Nhà Trần đã để lại cho dân tộc ta hào khí Đông A bất diệt với những vị tướng tài như Trần Quốc Tuấn, Trần Quang Khải, Trần Nhật Duật, Trần Quốc Tuấn, Phạm Ngũ Lão, Yết Kiêu, … Nhưng đi cùng những chiến công hiển hách đó, lịch sử cũng từng "phải" chứng kiến những người vì tư lợi cá nhân, đã đang tâm phản bội lại người thân, tổ quốc. Đó là những gương mặt quý tộc hèn nhát của triều Trần.

Trần Di Ái - quên quốc thế vì tham quyền

Với dã tâm xâm lược Đại Việt, năm 1281, Hốt Tất Liệt đòi vua Trần Nhân Tông sang chầu nhà Nguyên. Đây là lý do hết sức vô lý. Và đương nhiên, vì thể diện quốc gia, vì tự tôn dân tộc, vua Trần không thể chiều theo ý muốn của giặc. Tuy nhiên, để giữ hòa hiếu, nhà Trần đã cử Trần Di Ái (chú của vua Trần Thái Tông) sang chầu nhà Nguyên. 

nhung-guong-mat-quy-toc-la-noi-o-nhuc-cua-nha-tran-0
Tranh minh họa quý tộc nhà Trần bán nước theo giặc

Lợi dụng chuyện này, Hốt Tất Liệt phong Trần Ái Di làm An Nam quốc vương với lời nhắn nhủ với Trần Nhân Tông rằng: "Ngươi cáo bệnh không vào chầu, nay cho người được nghỉ để thuốc thang điều dưỡng. Ta lập chú ngươi là Di Ái thay ngươi làm quốc vương An Nam cai quản dân chúng”.

Hốt Tất Liệt liền sai Bột Nham Thiết Mộc Nhĩ đem 1000 quân tháp tùng Trần Di Ái về làm vua nước Nam. Khi về đến biên giới thì bị quân Trần đánh tan tác, bỏ chạy bán sống bán chết.

Trần Di Ái lúc này không có quân Nguyên hỗ trợ nữa thì như "rắn mất đầu", bị quan quân nhà Trần bắt về. Vua Trần khi ấy thương tình cốt nhục mà tha tội cho. Song vẫn bắt làm lính hầu trong phủ Thiên Trường.

Trần Kiện đem quân hàng giặc

Trần Kiện (? - 1285), sau này đổi họ thành Mai Kiện, là một quý tộc nhà Trần. Trần Kiện là con của Tĩnh Quốc vương Trần Quốc Khang, được phong tước Chương Hiến Thượng hầu. Tương truyền, ông có tướng mạo khôi ngô, đọc thuộc binh thư, giỏi bắn cung, cưỡi ngựa. Do đó, ông được triều đình tin tưởng cho thay cha lĩnh chức Tỉnh Hải quân Tiết độ sứ. 

Trần Kiện còn được thượng tướng Trần Quang Khải gả con gái cho. Được trọng vọng, Trần Kiện lại lầm đường lạc lối.

nhung-guong-mat-quy-toc-la-noi-o-nhuc-cua-nha-tran-9
Vó ngựa quân Nguyên Mông

Vào năm 1284, Trần Kiện được cử cầm quân chặn giặc Mông Nguyên ở Thanh Hóa. Trước thế giặc mạnh, Trần Kiện lộ ra là kẻ hèn nhát. Hắn cùng bọn tay chân là Lê Trắc đem cả chục nghìn quân hàng giặc, làm cho mặt trận phía Nam có nguy cơ bị vỡ.

Trước tình thế nguy cấp này, vua Trần phải cử tướng Trần Quang Khải và Trần Nhật Duật đem quân vào cứu ứng. Trần Kiện chạy theo Toa Đô về gặp Thoát Hoan, nhưng khi đến ải Chi Lăng, bị quân ta chặn đánh. Trần Kiện bị bắn chết tại trận. Lê Trắc ôm xác chủ chạy, sau đó phải vùi xác Trần Kiện để chạy tháo thân.

Trần Văn Lộng đầu hàng giặc, "quay xe" đánh phá quê nhà

Trần Văn Lộng (? - 1313), hay Mai Văn Lộng. Theo An Nam chí lược của Lê Tắc, Trần Văn Lộng là con của Nhân Thành hầu Trần Duyệt và là cháu nội của Thái sư Trần Thủ Độ, được nhà Trần phong tước Chương Hoài Thượng hầu. hưởng nhiều bổng lộc.

Sách Đại Việt sử ký toàn thư ghi ông được nhận tước Văn Chiêu hầu. Trần Văn Lộng là người có tính người khiêm tính ôn hòa, được vua Trần tin dùng, phong làm đại tướng cầm quân trấn thủ vùng sông Tam Đái.

Vào năm Giáp Thân (1284), mùa đông, đao binh của Trần Nam Vương Thoát Hoan tràn vào Đại Việt và công phá ác liệt. Đến năm sau (1285), Trần Văn Lộng đem gia quyến, nội phụ đầu hàng nhà Nguyên. 

nhung-guong-mat-quy-toc-la-noi-o-nhuc-cua-nha-tran-7

Sau đó, Trần Văn Lộng được quân định phong làm chức Gia Nghị đại phu, Tuyên Vũ Sứ Qui Hoá Giang Lộ, đồng thời được ban cho tiền, lụa, cung tên, yên ngựa và theo quân Nguyên tấn công Đại Việt và lập được một số công trạng. Sau này, khi nhà Nguyên thất bại trong việc xâm chiếm Đại Việt, ông và những người đầu hàng quân Nguyên phải sống lưu vong ở Trung Quốc.

Năm 1289, vua Trần ra sắc lệnh bắt ông và đa số dòng tộc Trần (ngoại trừ Trần Ích Tắc) đầu hàng quân Nguyên phải đổi sang họ Mai. Đến năm Tân Mão (1291), Trần Văn Lộng được vào triều kiến và được tuyên mệnh thăng Trung đại phu, Tuyên Úy Sứ Quảng Tây đạo, cho tiền 25.000 quan, kim đoạn hai cây. Năm Bính Ngọ, Đại Đức (1306), ông bị đình chỉ cấp lương tháng mà được cho ruộng 100 khoảnh để tự cấp dưỡng. Năm Nhâm Tý, Hoàng Khánh (1312), ông lại được vào yến kiến, chuyển qua ngạch Chánh Phụng đại phu, chức như cũ.

Tháng 2 năm sau (1313), Trần Văn Lộng mất, thi hài của ông được chôn ở hồ Mã Gia đất Hán Dương Trung Quốc, và được con cháu phụng thờ.

Trần Ích Tắc và khát vọng ngông cuồng

Trần Ích Tắc (1254 – 1329), thường được biết đến với tước hiệu Chiêu Quốc vương. Ông là con thứ 5 hoặc thứ 8 của vua Trần Thái Tông, làm anh em cùng mẹ với Chiêu Đạo Vương Trần Quang Xưởng và Chiêu Văn vương Trần Nhật Duật. Không rõ mẹ của ba người là ai, chắc chắn không phải là Hiển Từ Thuận Thiên hoàng hậu Lý thị vì bà đã qua đời năm 1248, cách khi Ích Tắc và Nhật Duật sinh ra khoảng hơn 6 năm.

Đại Việt sử ký toàn thư chép, Trần Ích Tắc vốn là người thông minh hiếu học, thông hiểu lịch sử, lục nghệ, văn chương nhất đời. Hoàng tử được Trần Thái Tông yêu mến nhất. Nhưng rồi chỉ vì ham hố danh lợi, Trần Ích Tắc đã biến mình thành kẻ bán nước, thành tội đồ của lịch sử, suốt đời không còn đường về quê hương.

nhung-guong-mat-quy-toc-la-noi-o-nhuc-cua-nha-tran-5
Trạnh vẽ Trần ích Tắc

Đại Việt sử ký toàn thư chép, Chiêu Quốc Vương Trần Ích Tắc không chỉ thông minh, sành sỏi mà còn là người có tham vọng lớn. Tự cho tài nghệ của mình chẳng kém ai, ông bất phục khi ngôi vua được truyền cho hoàng huynh Trần Hoảng (Trần Thánh Tông).

Trần Ích Tắc đã bán rẻ đất nước và dòng tộc để đi theo giặc. Lợi dụng quân Nguyên sang xâm lược nước ta (1285), Ích Tắc đem cả gia đình hàng giặc, được đưa về Trung Quốc và được Hốt Tất Liệt phong làm An Nam quốc vương, chờ ngày đưa trở về nước.

Sau khi quân Nguyên đánh bại, Trần Ích Tắc phải phiêu bạt theo giặc sang phương Bắc. Cuối cùng, chết nơi xứ người, bị nhà Trần gạch tên ra khỏi dòng họ, gọi là “Ả Trần” - giống như một người đàn bà.

Xem thêm: Lý giải nguyên do con cháu nhà Trần xưa đều mang tên các loài cá

Sống Đẹp
songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận