Dấu tích còn sót lại của Hành cung Thiên Trường: Vùng đất phát tích và hiển đạt của nhà Trần

Vua Trần Thái Tông sau khi lên ngôi đã quan tâm đến việc xây dựng Hành cung Tức Mặc tại hương Tức mặc (nay thuộc phường Lộc Vượng, TP Nam Định). Đây là vùng đất phát tích và hiển đạt của vương triều Trần.

Hoa Nguyễn
Hoa Nguyễn 13/10
Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Theo ghi chép của sử cũ, Hành cung Tức Mặc được xây dựng từ trước năm 1231. “Năm Tân Mão (1231), mùa thu tháng 8, vua ngự đến Hành cung Tức Mặc, dâng lễ hưởng ở tiên miếu, thiết yến và ban lụa cho bô lão trong hương theo thứ bậc khác nhau” (Đại Việt sử ký toàn thư).

Vào các năm 1239, 1262 Hành cung Tức Mặc được xây dựng cung điện và lầu gác cũng như mở rộng quy mô, nâng cao vai trò và chức năng của Hành cung Tức Mặc thành phủ Thiên Trường và Hành cung Thiên Trường. Điều này đã cho thấy Tức Mặc-Thiên Trường có vai trò cực kỳ quan trọng trong đời sống chính trị của nhà Trần nói chung và của nước Đại Việt nói chung trong thế kỷ 13-14.

hanh cung thien truong 2

Tức Mặc-Thiên Trường là hành cung quan trọng nhất trong hệ thống các hành cung nhà Trần, có vai trò như kinh đô thứ hai sau Thăng Long. Đây còn là căn cứ quân sự và là địa điểm rút lui chiến lược của hoàng tộc Trần khỏi Thăng Long trong cuộc kháng chiến chống đế quốc Nguyên-Mông xâm lược.

Theo thời gian cùng những biến cố thăng trầm của lịch sử, các dấu tích của Hành cung Tức Mặc-Thiên Trường xưa đã không còn. Chỉ còn dấu tích của chùa tháp Phổ Minh tồn tại đến hôm nay để chứng minh cho vị trí và lịch sử của Hành cung Tức Mặc-Thiên Trường đã vang bóng một thời.

Hành cung Thiên Trường ra đời là sự phát triển tiếp nối từ Hành cung Tức Mặc. Đại Việt sử ký toàn quyển V kỷ nhà Trần có ghi lại rằng: “Mùa xuân, tháng Giêng năm Kỷ Hợi, Thiên Ứng Chính Bình 8 (1239) lại cho Phùng Tá Chu chức Nhập nội Thái phó, sai Chu về hương Tức Mặc xây dựng nhà cửa, cung điện”. “Tháng Hai năm Nhâm Tuất, Thượng hoàng ngự đến hành cung Tức Mặc, ban yến tiệc lớn… Đổi hương Tức Mặc thành phủ Thiên Trường, cung gọi là Trùng Quang. Lại xây riêng một cung khác cho vua nối ngôi ngự khi về chầu, gọi là cung Trùng Hoa. Lại làm chùa ở phí Tây cung Trùng Quang gọi là chùa Phổ Minh. Từ đó về sau, các vua nhường ngôi đều ngự ở cung này…”.

hanh cung thien truong 4

Năm 1262 khi Thượng hoàng Trần Thái Tông đặc cách hương Tức Mặc thành phủ Thiên Trường thì Hành cung Tức Mặc cũng được đổi theo thành Hành cung Thiên Trường. Từ đây Hành cung Thiên Trường đã trở thành thủ phủ của phủ Thiên Trường, là một trung tâm quyền lực của Đại Việt thời Trần, nơi ngự của các Thượng hoàng và là hậu cứ quân sự trong kháng chiến chống xâm lược Nguyên-Mông. Quy mô, diện mạo của hành cung đã dần biến đổi với sự xuất hiện hàng loạt các công trình kiến trúc trải dài thuộc các xã Mỹ Trung, Mỹ Phúc của huyện Mỹ Lộc và một phần của TP Nam Định hiện nay mà trung tâm là các cung điện: Trùng Quang, Trùng Hoa và chùa Phổ Minh.

Hơn sáu thế kỷ trôi qua, do ảnh hưởng của chiến tranh và thiên tai Hành cung xưa đã biến mất chỉ còn lại ít dấu tích trên mặt đất. Đó là tháp Phổ Minh, bộ cánh cửa gỗ của chùa Phổ Minh, hệ thống rồng đá ở bậc cấp chùa cùng hàng trăm chân tảng đá chạm hoa sen tại đền Thiên Trường và chùa Phổ Minh. Dựa vào vị trí của chùa Phổ Minh, có thể nhận định khu vực đền Trần (gồm đền Thiên Trường, đền Cố Trạch và đền Trùng Hoa) thuộc phường Lộc Vượng, TP Nam Định hiện nay được xây dựng trên cương vực của cung điện Trùng Quang, Trùng Hoa thuộc Hành cung Thiên Trường thời Trần. 

hanh cung thien truong 5

Từ năm 1970 đến nay đã có 49 đợt khai quật tại các di tích thời Trần nằm trong cương vực Hành cung Thiên Trường và các di tích vệ tinh thuộc huyện Mỹ Lộc và thành phố Nam Định. Từ kết quả các cuộc khai quật cho thấy, khu vực đền Trần-chùa Phổ Minh được nhận định là trung tâm của Hành cung Thiên Trường xưa, trong đó cung điện Trùng Quang là nơi ngự của các Thượng hoàng sau khi nhường ngôi; cung điện Trùng Hoa là nơi ngự của các vua nối ngôi khi về chầu Thượng hoàng; Chùa Phổ Minh là nơi tu hành của vương hầu, quý tộc Trần.

Cuộc khai quật thăm dò tại khu vực đền Trần – chùa Phổ Minh trong gần 4 thập niên qua đã phát hiện được các dấu tích kiến trúc gồm: Hệ thống móng trụ kiến trúc được đầm chặt bằng gạch, ngói vụn; các dải gạch ngói xếp hình hoa chanh viền quanh nền của các kiến trúc; các đường cống thoát nước được xếp bằng gạch hoặc liên kết bằng các ống cống tròn đất nung; các ô ngói xếp hình vuông hoặc bát giác dạng bồn hoa trang trí các viên sỏi trắng; bờ kè nằm nghiêng xếp bằng đá cuội; dấu tích nền sân gạch hoa…

hanh cung thien truong 6

Điều đặc biệt kết quả khai quật tại dải đất phía Tây đền Trùng Hoa năm 2006 đã có cơ sở nhận định về quy luật phân bố của các kiến trúc tại đây gồm nhiều thành phần khác nhau được bố cục: phía trước là bồn hoa, ao cảnh; khoảng giữa là kiến trúc nhỏ, ở phía sau là kiến trúc lớn, trên mái có trang trí đầu rồng, đầu phụng đất nung. Đi cùng với các dấu tích kiến trúc là các vật liệu xây dựng rất đa dạng, phong phú như gạch xây, gạch lát nền hoa sen, hoa thị, ngói mũi lá, ngói mũi sen đơn, ngói mũi sen kép, ngói tròn, ngói tráng men… 

Đáng chú ý là phát hiện khá nhiều gạch chữ nhật có in nổi chữ Hán ở 2 hoặc cả 4 mặt dòng chữ “Vĩnh Ninh Trường”. Vật liệu trang trí có: đầu rồng, đầu phượng, uyên ương, lá đề cân, lá đề lệch, đầu đao… mang đặc trưng phong cách thời Trần, có nét tương đồng, kiểu dáng, màu sắc như những hiện vật khai quật được ở Hoàng thành Thăng Long.

hanh cung thien truong 3

Ngoài ra, các cuộc khai quật thám sát trên cũng thu được hàng ngàn di vật, cổ vật là các đồ dùng sinh hoạt với chất liệu gốm men ngọc, gốm hoa nâu, đất nung, đồ sành…

Kết quả trên càng khẳng định di tích đặc biệt quốc gia đền Trần-chùa Phổ Minh thuộc phường Lộc Vượng, TP Nam Định hiện nay được xây dựng trên cương vực các cung điện Trùng Quang, Trùng Hoa-Trung tâm của Hành cung Thiên Trường. Kết quả khảo cổ học cũng giúp chúng ta nhận diện về diện mạo khá rõ của quần thể kiến trúc cung điện của Thượng hoàng thời Trần mà đến nay chưa có một di tích cung điện nào thuộc thời Trần có thể so sánh được.

Xem thêm: Lạ lùng những bức tượng tại ngôi chùa cổ Việt Nam, ngâm nước bao lâu cũng không hề mục nát

Đọc thêm

Triều đại Tây Sơn nhanh chóng lụi tàn sau khi vua Quang Trung (Nguyễn Huệ) qua đời, nhiều câu chuyện cũng theo đó mà chôn vùi, ngày càng ít người biết tới.

Triều đại Tây Sơn cùng những bí mật ít người biết đến
0 Bình luận

Nhiều học giả phương Đông từng giải thích tỉ mỉ về ngũ hành với tiến trình lịch sử của các triều đại Trung Hoa, nhưng với lịch sử Việt Nam thì sao?

Khớp với các triều đại Trung Hoa xưa, liệu ngũ hành có ứng với lịch sử Việt Nam?
0 Bình luận

Có thể nói, nhà Lê là dòng họ "quyền lực" nhất nhì lịch sử khi kéo dài đến hơn 300 năm và có hơn 30 người làm vua.

Chuyện về triều đại 'quyền lực' nhất thời phong kiến: Hơn 30 người làm vua, kéo dài hơn 300 năm
0 Bình luận

Tin liên quan

Đinh Tiên Hoàng chính là người dẹp loạn 12 sứ quân mở ra triều đại nhà Đinh. Song triều đại huy hoàng đó lại kết thúc bi thảm chỉ sau hơn chục năm bởi sai lầm lịch sử "bỏ con trưởng, lập con thứ".

Đinh Tiên Hoàng: Từ chiến công hiển hách mở ra triều đại huy hoàng đến sai lầm lịch sử 'bỏ trưởng lập thứ'
0 Bình luận

Minh Mạng là vị vua có công xây dựng Đại Nam trở thành quốc gia hùng mạnh trong khu vực. Tuy nhiên, cuộc đời ông có nhiều bí ẩn mà đến giờ hậu thế vẫn chưa tìm ra lời giải. Trong số đó có nghi án giết chị dâu gây chấn động.

Vị vua nghiêm minh bậc nhất triều Nguyễn và nghi án giết chị dâu chấn động lịch sử
0 Bình luận

Không ai có thể ngờ được từ một cung nữ nhỏ bé bà Hoàng Thị Cúc lại trở thành Hoàng Thái hậu cuối cùng của triều Nguyễn. Cuộc đời bà ứng với 1 lời tiên tri kỳ lạ.

Lời tiên tri kỳ lạ về số mệnh vị Hoàng Thái hậu cuối cùng của triều Nguyễn
0 Bình luận


Bài mới

Gợi ý 10 mẫu mở bài Chí Phèo thức tỉnh, mời bạn cùng tham khảo!

Trong truyện ngắn Chí Phèo của nhà văn Nam Cao, quá trình thức tỉnh của Chí Phèo chính là đoạn thể hiện rõ nét giá trị nhân đạo và ý nghĩa nhân văn. Hãy cùng tham khảo 10 mở bài cho phân đoạn này nhé.

Bắt trend nghị luận xã hội về 'lối sống thư giãn'

Lối sống thư giãn "Chill guy" đang là cụm từ được tìm kiếm rất nhiều trên mạng xã, hãy cùng tham khảo một bài NLXH về lối sống này nhé!

LLVH: 'Đọc thơ, cảm được âm điệu, xem như đã nhập được vào cái hồn thơ...'

Bằng những hiểu biết về Thơ mới đã được học hãy bình luận ý kiến: "Đọc thơ, cảm được âm điệu...".

Hé lộ cách chuyển ý mượt mà trong bài NLXH

Nếu bạn chưa biết cách chuyển ý từ đoạn văn này sang đoạn văn khác thì đừng bỏ qua bài viết này nhé. Lưu ngay lại để vận dụng!

Gợi ý viết nghị luận văn học 200 chữ về thơ

Nghị luận văn học 200 chữ về thơ không khó viết, song bạn cần phải biết được phương pháp để có bài viết chuẩn chỉ và hấp dẫn nhất. Hãy cùng tham khảo nhé!

Chí Phèo và bi kịch khi bị cự tuyệt quyền làm người

Bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người đó là sự mâu thuẫn giữa khát vọng quay trở lại làm một con người, khát khao được đối xử như một con người nhưng không được của Chí Phèo.

Cuộc đời Lão Hạc chồng chất bi kịch: Bi kịch làm cha và bi kịch làm người

Phân tích truyện ngắn Lão Hạc để làm rõ nhận định: Cuộc đời lão Hạc chồng chất những bi kịch: bi kịch làm cha và bi kịch làm người.

10 cách kết bài cho mọi đề NLXH của HSG

Viết kết bài trở nên đơn giản hơn nếu bạn biết vận dụng những cách làm dưới đây. Cùng tham khảo nhé!

Gợi ý kết bài cho mọi dạng so sánh hai tác phẩm văn học

Nếu bạn còn đang loay hoay không biết kết bài cho dạng đề so sánh như thế nào thì đừng bỏ qua bài viết gợi ý dưới đây nhé!

Gợi ý cách trả lời câu hỏi đọc hiểu để đạt điểm tối đa

Đọc hiểu là phần kiến thức quan trọng giúp các bạn học sinh dễ dàng "ăn điểm". Tuy nhiên, để trả lời chính xác cũng cần có phương pháp khoa học.

Gợi ý cách từng đoạn trong bài văn phân tích

Nếu bạn đang loay hoay không biết viết bài văn phân tích thế nào thì đây sẽ là gợi ý hữu ích dành cho bạn.

Gợi ý 7 mở bài áp dụng cho lý luận văn học

Hãy cùng tham khảo 7 mở bài dưới đây để đúc rút ra kinh nghiệm, kỹ năng cho chính bản thân mình khi viết mở bài lý luận văn học nhé!

Khi 'triết lý sống' của các quốc gia đi vào NLXH

Bạn biết không, mỗi quốc gia trên thế giới sẽ có những triết lý sống độc đáo, mang ý nghĩa đặc biệt riêng. Hãy cùng tìm hiểu để áp dụng cho bài NLXH của mình nhé.

Ưu điểm và nhược điểm của các nhân vật trong văn chương

Nhân vật văn chương thường phản ánh sâu sắc tính cách nhân loại. Vậy nên các nhân vật được xây dựng với nhiều nét ưu - nhược để phù hợp với hoàn cảnh, thời đại.

Tóm tắt quá trình thức tỉnh của nhân vật Chí Phèo trong truyện ngắn cùng tên

Quá trình thức tỉnh của Chí Phèo là nội dung được khắc họa rõ nét nhất, phản ánh tội ác của xã hội phong kiến xưa. Qua đó thể hiện ý nghĩa nhân văn sâu sắc về khát vọng sống tốt đẹp của con người.

Phân tích nhân vật Thị Nở để làm rõ quan điểm 'công việc của nhà văn là ở chỗ phát hiện cái đẹp...'

Giải thích ý kiến: "Công việc của nhà văn là ở chỗ phát hiện cái đẹp...". Hãy phân tích nhân vật Thị Nở trong tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao để làm rõ ý kiến trên. 

Đề xuất