Nguyễn Ánh, Lê Chiêu Thống thi nhau "cõng rắn cắn gà nhà" khiến đất nước lâm nguy: Lần 5 vạn, lần tới 300.000

Khi bị quân Tây Sơn dồn vào đường cùng, Nguyễn Ánh và Lê Chiêu Thống đều dùng bài "cõng rắn cắn gà nhà" khiến đất nước lâm nguy, nhân dân khổ cực.

Đỗ Thu Nga
14:00 02/03/2022 Đỗ Thu Nga
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Ngọn cờ khởi nghĩa của 3 anh em họ Nguyễn cuối thế kỉ XVIII

Vào cuối thế kỷ XVIII, chế độ phong kiến ở Đàng Ngoài rơi vào tình trạng khủng hoảng sâu sắc. Phong trào nông dân bắt đầu lan rộng, kéo dài trong hơn 10 năm và bị đàn áp. Cùng thời điểm này, ở Đàng Trong, chúa Nguyễn xưng vương, thành lập triều đình riêng. Đất nước bị chia đôi ngả. Nhưng rồi chính quyền mới lại suy yếu, nhân dân cực khổ.

Theo một giáo sĩ phương Tây, bấy giờ, gạo đắt như vàng, tình trạng đói khổ bày ra lắm cảnh thương tâm khó tả, xác chết chồng chất lên nhau".

Đến năm 1771, một cuộc khởi nghĩa nông dân bùng lên ở ấp Tân Sơn (Bình Định). Ấy là cuộc khởi nghĩa do 3 anh em là Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ lãnh đạo. 

Nguyen-Anh-va-Le-Chieu-Thong-da-thi-nhau-cong-ran-can-ga-nha-the-nao-9
Một hình ảnh ở Đàng Ngoài

Sau nhiều năm chiến đấu kiên cường, được nhân dân ủng hộ, cuộc khởi nghĩa ngày càng phát triển, tiến lên đánh đổ chính quyền chúa Nguyễn, làm chủ phần đất từ Quảng Nam trở vào.

Khi ấy một nhiệm vụ mới đặt ra là tiến quân ra Bắc đánh đổ tập đoàn Lê - Trịnh. Và điều này cũng có nghĩa là phong trào Tây Sơn sẽ phải đảm nhận thêm sứ mệnh thống nhất đất nước.

Trong những năm 1786 – 1788, phong trào Tây Sơn lần lượt đánh đổ hai tập đoàn phong kiến Trịnh, Lê và làm chủ toàn bộ đất nước. Sự nghiệp thống nhất đất nước bước đầu được hoàn thành.

Nguyễn Ánh, Chiêu Thống thi nhau "cõng rắn cắn gà nhà"

Nguyễn Ánh cầu viện Xiêm (1785)

Đầu những năm 80 của thế kỷ XVIII, sau khi chính quyền chúa Nguyễn bị lật đổ, một người cháu của chúa Nguyễn là Nguyễn Ánh đã cùng tàn quân chạy trốn sang Xiêm (Thái Lan) để cầu viện.

Lúc này, vua Xiêm đã sai tướng đem 5 vạn thủy quân, bộ tiến sang nước ta theo sự dẫn đường của quân Nguyễn Ánh. Sau khi chiếm được gần một nửa đất Gia Định (Nam Bộ xưa), chúng ra sức cướp phá, hoành hành và chuẩn bị tấn công nghĩa quân Tây Sơn ở vùng còn lại.

Nguyen-Anh-va-Le-Chieu-Thong-da-thi-nhau-cong-ran-can-ga-nha-the-nao-8
Tranh vẽ Nguyễn Ánh

Nhận được tin tức này, Nguyễn Nhạc liền sai em là Nguyễn Huệ đem binh thuyền vào Nam chống giặc. Được sự ủng hộ của nhân dân, đầu năm 1785, Nguyễn Huệ đã tổ chức trận Rạch Gầm – Xoài Mút đánh tan tành quân xâm lược. Nguyễn Ánh theo cánh tàn quân Xiêm chạy thoát. Miền Nam trở lại yên bình.

Lê Chiêu Thống cầu viện quân Thanh (1789)

Sau khi bị quân Tây Sơn đánh bại, Lê Chiêu Thông cùng một số đại thần thân cận đã bỏ chạy về phía Bắc, cho người sang Trung Quốc cầu viện nhà Thanh. Thấy đây là thời cơ tốt để xâm lược, nhà Thanh "hào phóng" đem 29 vạn quân, theo sự chỉ dẫn của vua tôi Chiêu Thống tiến sang nước ta. Khi ấy chúng tràn vào với danh nghĩa đánh quân Tây Sơn để giành lại chính quyền cho nhà Lê.

Thời kỳ đó, nhân dân ở Đàng Ngoài khốn khổ vô cùng. Họ phải trải qua những tháng ngày loạn lạc, đói khổ. Đến cuối 1788 thì phải chứng kiến hàng chục vạn quân xâm lược tràn vào thành Thăng Long.

Lê Chiêu Thống trở lại ngôi, tìm moi cách bắt nhân dân đóng góp để phục vụ quân đội xâm lược. Cảnh cướp bóc, tàn phá, hoành hành lại xảy ra ở khắp nơi có quân Thanh đóng giữ, khiến cho nhân dân càng căm thù quân cướp nước và bán nước.

Nguyen-Anh-va-Le-Chieu-Thong-da-thi-nhau-cong-ran-can-ga-nha-the-nao-7
Lê Chiêu Thống cầu viện nhà Thanh

Quân Tây Sơn đóng ở kinh thành tạm rút về mạn Ninh Bình, Thanh Hóa, rồi cho người vào Phú Xuân (Huế) cấp báo. Nhận được tin, Nguyễn Huệ quyết định làm lễ lên ngôi Hoàng đế, lấy niên hiệu là Quang Trung rồi chỉ huy quân tiến ra Bắc. 

Trên đường đi đã dừng lại ở Nghệ An, Thanh Hoá để tuyển thêm quân. Đúng vào đêm 30 Tết (tức 25/l/1789), quân ta được lệnh tiến công với khí thế từ lời hiểu dụ của vua Quang Trung:

Đánh cho để dài tóc

Đánh cho để đen răng

Đánh cho nó chích luân bất phản

Đánh cho nó phiến giáp bất hoàn

Đánh cho sử trí Nam quốc anh hùng chỉ hữu chủ.

Sau 5 ngày (bắt đầu từ đêm 30 cho đến trưa mồng 5 Tết Kỉ Dậu) tiến quân thần tốc, chiến đấu quyết liệt và với chiến thắng vang dội Ngọc Hồi – Đống Đa, quân ta đã đánh bại hoàn toàn quân xâm lược, tiến vào Thăng Long. Nhân dân kinh thành mừng vui chào đón đoàn quân chiến thắng đúng như lời thơ mô tả:

Mây tạnh mù tan trời lại sáng

Đầy thành già trẻ mặt như hoa

Chung vai sát cánh cùng nhau nói

Cố đô vẫn thuộc núi sông ta.

(Ngô Ngọc Du)

Những chiến công hiển hách của sự nghiệp thống nhất lại đất nước và bảo vệ nền độc lập dân tộc trong hoàn cảnh đất nước rơi vào tình trạng khủng hoảng đã nói lên công lao to lớn của phong trào Tây Sơn và người "anh hùng áo vải" Nguyễn Huệ.

Nhà Tây Sơn dưới thời vua Quang Trung

Sau tiêu diệt các lực lượng chúa Nguyễn, năm 1778, thủ lĩnh Tây Sơn là Nguyễn Nhạc tự xưng Hoàng đế, thành lập vương triều nhưng không làm được gì thêm. Cuộc khởi nghĩa vẫn tiếp tục.

Đến cuối năm 1788, trước khi xuất quân lên đường ra Bắc chiến đấu chống quân xâm lược Thanh, Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế (Quang Trung) và sau ngày chiến thắng, chính thức xây dựng vương triều mới theo chế độ quân chủ chuyên chế, thống trị trên vùng đất từ Thuận Hoá trở ra Bắc.

Nguyen-Anh-va-Le-Chieu-Thong-da-thi-nhau-cong-ran-can-ga-nha-the-nao-3

Chính quyền các trấn được thành lập. Vua Quang Trung ban chiếu kêu gọi nhân dân khôi phục sản xuất, lập lại sổ hộ, tổ chức lại giáo dục thi cử. Đất nước dần dần được ổn định. Quân đội được tổ chức quy củ và trang bị vũ khí đầy đủ. Vua Quang Trung đặt quan hệ hoà hảo với nhà Thanh và được nhà Thanh rất tôn trọng. Quan hệ với Lào và Chân Lạp diễn ra tốt đẹp.

Năm 1792, vua Quang Trung đột ngột qua đời, triều đình rơi vào tình trạng lục đục, suy yếu dần. Năm 1802, trước sự tấn công của quân Nguyễn Ánh, các vương triều Tây Sơn lần lượt sụp đổ.

Xem thêm: Nguyễn Huệ - Nguyễn Ánh: Từ kẻ thù không đội trời chung đến quan hệ đặc biệt

Sống Đẹp
songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận