Nghịch lý khởi nghiệp: Nếu bạn nghèo bạn phải tiêu nhiều tiền hơn những người không nghèo
Nhiều người muốn khởi nghiệp nhưng không có vốn nên tìm công việc gì đó giúp nhanh kiếm ra tiền. Nhưng đời đâu như mơ, cạm bẫy không thiếu, bạn bỏ ra bao nhiêu sẽ nhận về bấy nhiêu.
Xã hội này không thiếu người nghèo, nhưng thực tế họ nghèo vì tư duy kiếm tiền của họ còn hạn hẹp. Chính vì tư duy còn hạn hẹp nên khi muốn bắt đầu lại không biết nên làm cái gì, không biết nên làm như thế nào, không biết nên tìm ai giúp đỡ. Có một loại tư duy gọi là "tư duy thiếu thốn", nó trực tiếp có ảnh hưởng rất lớn đến khả năng thành công của chúng ta sau này.
Cái gọi là "tư duy thiếu thốn" chỉ cảm giác "có" ít hơn so với "cần", lúc nào cũng cảm giác mình thiếu cái gì đó, chỉ nghĩ đến nó và muốn nhanh chóng đạt được nó.
Sendhi Muainathan nói: "Những người nghèo khi ở trọng trạng thái thiếu thốn lâu dài, dần dần sẽ bị trạng thái đó làm ảnh hưởng lớn tới tâm trí, làm giảm khả năng phán đoán cũng như nhận thức các vấn đề trước mắt, đồng thời cũng khiến họ không còn tâm tư để suy nghĩ cho những chuyện lâu dài trong tương lai".
Chẳng hạn, bạn vốn dĩ muốn làm thật tốt một chuyện mà bạn thích, chọn một công việc phù hợp với bản thân, không muốn đi đường vòng, nhưng bạn lại đang thiếu tiền, (giả sử như bạn không còn một đồng nào cả), cũng lại sắp phải đóng tiền nhà, tiền điện nước, tiền vệ sinh… Khi đó trong đầu bạn sẽ chỉ có thể nghĩ đến tiền, làm sao để kiếm tiền nhanh chóng nên bắt buộc phải chuyển hướng sang tìm một công việc nào đó dễ kiếm, ví dụ như làm bảo vệ, thu ngân, bán hàng… dù công việc này có không hợp với bạn, nhưng nó có thể giúp bạn giải quyết được vấn đề trước mắt.
Tuy nhiên, nó cũng đem lại một hệ quả đó là bạn sẽ lại cách ước mơ mà bạn muốn thực hiện ngày một xa vời hơn. Ngược lại, người không thiếu tiền lại có thể dành thời gian đi tìm kiếm và chọn lựa công việc mà họ yêu thích.
Vì vậy, muốn giải quyết một loạt những vấn đề này thì phải đi từ gốc gác vấn đề, thay đổi ảnh hưởng của "tư duy thiếu thốn" này:
1. Hiểu rõ bản thân muốn gì
Cái hại nhất của "tư duy thiếu thốn" đó là khiến người ta cách xa với mục tiêu thực sự mà họ muốn đạt tới, bạn thiếu cái gì, cái thứ bạn đang thiếu đó sẽ thu hút sự chú ý của bạn từ trong tiềm thức và thay đổi cách suy nghĩ của bạn, ảnh hưởng đến hành vi và cả việc ra quyết định của bạn.
Người nghèo khi muốn mua nhà, phản ứng đầu tiên sẽ là: "Ngôi nhà này khá đẹp, nhưng tôi không có tiền, không mua được, không mua nổi". Còn người giàu khi mua nhà lại nghĩ: "Căn nhà này có đáng để mua hay không?", nếu như đáng để mua thì ngay lập tức sẽ nghĩ ra cách làm sao để có tiền mua được nhà.
2. Phải có tư tưởng "cần phải bỏ ra"
Muốn thoát khỏi hoàn cảnh khó khăn, cách duy nhất đó là thay đổi tư tưởng, nhưng nhận ra được điều này thì cũng mới chỉ là bước đầu tiên, bởi bạn không biết được tư tưởng như nào mới được xem là tư tưởng tiến bộ? Cũng không biết phải đi đâu tìm kiếm tư tưởng tiến bộ này.
Nếu không biết, vậy thì đại khái là chỉ có một cách, đó là học hỏi từ những người thành công hơn bạn, để ý những người xung quanh xem có ai đáng để bạn học hỏi hay không. Những người như vậy nhất định sẽ giúp ích được cho bạn.
Chỉ có điều, có không ít người mang trong mình tư tưởng "được cái gì đó miễn phí". Có câu rằng trước khi làm việc, hãy làm người trước, xã hội ngày nay là xã hội xem trọng giá trị, bạn muốn có được kinh nghiệm của người khác thì nhất định phải bỏ công sức ra một cách xứng đáng, dù sao thì những thứ thực sự có giá trị, ai lại muốn cho không bạn?
3. Bỏ ra nhưng phải đúng lúc và cần thiết
Có ý thức "bỏ ra" rồi nhưng cũng phải biết cách kết hợp hài hòa với mục tiêu của mình trong tương lai, đừng bỏ ra một cách vô ích. Giả sử, bạn muốn làm một việc gì đó, cần phải tặng quà cho những người giúp đỡ mình, nhưng tặng quà không phải cứ tặng là tặng, mà phải suy nghĩ xem tặng cho ai, tặng quà gì, nên tặng vào lúc nào, tặng bao nhiêu là vừa, tất cả những gì bạn bỏ ra đều phải được lên ý tưởng phù hợp với mục tiêu mà bạn muốn.
4. Chú trọng sự lâu dài, đừng chỉ vì cái lợi trước mắt
Những người mắc kẹt trong tâm lý thiếu thốn, sẽ chỉ nghĩ đến trước mắt. Giống như việc một người muốn khởi nghiệp nhưng lại không có tiền, trong đầu lúc nào cũng chỉ nghĩ làm sao để nhanh nhanh kiếm ra tiền, vì vậy dễ dàng tin vào những lời ngon ngọt của người khác, mù quáng bước chân vào những công việc "kiếm tiền dễ như trở bàn tay", rồi cũng dễ dàng từ bỏ vì phát hiện ra thực tế không hề như vậy, rồi lại tiếp tục đi tìm lĩnh vực khác để đầu tư, cứ như vậy không ngừng thay đổi ngành nghề, rơi vào vòng luẩn quẩn.
Mỗi một công việc tưởng chừng kiếm tiền rất nhanh đó lại khiến họ có thêm một khoản nợ. Đầu tư vào ngành nghề nào cũng cần phải có vốn, càng cần phải có thời gian và sức lực. Không lẽ một hạt giống vừa hôm nay gieo xuống đất ngày mai đã có thể đơm hoa kết trái rồi ư?
Trên đời không có cái gì có được một cách dễ dàng cả, bạn bỏ ra bao nhiêu sẽ có lại được bấy nhiêu.
Xem thêm: Nghịch lý: Càng giàu càng kiệt, càng nghèo càng hoang
5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần
Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!
Bình luận