Vế đối nổi tiếng và cái chết tức tưởi của Ngô Thì Nhậm - danh sĩ lỗi lạc "vị dân, không vị danh"

Danh sĩ lỗi lạc Ngô Thì Nhậm là người thức thời nhưng kiên định. Thức thời trong cách xử thế, kiên định trong việc đi tới mục tiêu chính nghĩa của đời mình. Nhưng buồn thay, con người tài hoa ấy lại phải gánh chịu cái chết nghiệt ngã...

Đỗ Thu Nga Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Ngô Thì Nhậm - danh sĩ "con nhà tông"

Ngô gia văn phái ở làng Tả Thanh Oai (làng tó, thuộc trấn Sơn Nam, nay là huyện Thanh Trì, Hà Nội) nức tiếng bốn phương về tri thức và sự thành đạt với 11 người đỗ tiến sĩ. Cũng bởi vậy mà dân gian thời ấy có lời truyền tụng: "Họ Ngô một bồ tiến sĩ".

Cụ Đan Nhạc Ngô Trân - cụ nội của Ngô Thì Nhậm từng được coi là 1 trong "Trường An thất hổ" (bảy con hổ ở kinh thành Thăng Long) nhờ tài văn chương và đã dạy Ngô Thì Nhậm từ lúc còn để chỏm. Ông nội là thì sĩ Ngô Thì Ức  cũng được truyền tụng nhiều giai thoại nhờ hay chữ, 14 tuổi đã đỗ thứ hai kỳ thi Hương.

Cha ông - Ngô Thì Sĩ (1276 - 1780), ngoài việc được cụ Ngô Trân kèm cặp, còn được cho đi theo học những bậc danh gia ở Thăng Long thời đó. Cuối cùng cũng đỗ Tiến sĩ, làm quan khá lớn ở thời Lê Trịnh.

Ngô Thì Nhậm (hay Ngô Thời Nhiệm, 25 tháng 10 năm 1746 – 1803), tự là Hy Doãn, hiệu Đạt Hiên, về Phật học lại có đạo hiệu là Hải Lượng. Ông là một danh sĩ, nhà văn thời Hậu Lê và Tây Sơn. Ông chính là người có công giúp triều Tây Sơn đánh lui quân Thanh.

Giống như các tiền bối trong nhà, Ngô Thì Nhậm là một danh sĩ xuất sắc. Sử sách chép, nhờ truyền thống gia đình văn học và nhờ tư chất thông minh hơn người, Ngô Thì Nhậm thành công sớm. Năm 16 tuổi ông đã viết cuốn "Nhị thập tứ sử toát yếu". Năm 19 tuổi, ông đỗ đầu kỳ thi Hương. Năm 20 tuổi viết "Tứ gia thuyết phả".

Đến năm 23 tuổi (1768), ông đỗ giải Nguyên, được bổ Hiến sát phó sứ Hải Dương. Năm 26 tuổi, ông dự khảo thí ở Quốc tử giám, đỗ ưu hạng đồng thời hoàn thành "Hải đông chí lược" - một tập địa phương chí của Hải Dương.

Sang đến năm 1775, ông đỗ thứ năm hàng Tiến sĩ tam giáp, cùng khoa với Phan Huy Ích. Đạt được học vị cao nhất của thang giá trị học vấn thời đó. Ông được chúa Trịnh Sâm quý mến và nhận xét là "tài học không ở dưới người". Sau khi đỗ đạt, ông được bổ làm quan Hộ khoa cấp sự trung ở bộ Hộ dưới triều Lê - Trịnh. 

Năm 1776, ông được bổ làm Giám sát Ngự sử đài đạo Sơn Nam, sau đó thăng Ðốc đồng trấn Kinh Bắc. Năm 1778, ông vẫn giữ chức Ðốc đồng Kinh Bắc nhưng kiêm thêm chức Ðốc đồng Thái Nguyên. Khi đó cha ông làm Đốc đồng Lạng Sơn. Cha con đồng triều, nổi tiếng văn chương trong thiên hạ.

hoan-lo-hon-30-nam-lan-lon-chon-quan-truong-cua-danh-si-ngo-thi-nham-0
Tranh vẽ danh sĩ Ngô Thì Nhậm

Không phụ lòng tin tưởng của vượng thượng, Ngô Thì Nhậm dâng nhiều kế sách hay trong đạo trị nước. Trong đó có các bài biểu nổi tiếng như Giáo nghị, Pháp nghị và Chính nghị.

Sử sách bàn rằng, Ngô Thì Nhậm biết cách để làm quan nhưng không sợ mất chức. Ông biết tìm ra lối đi lên trong những rắm rối của cung đình thời Lê - Trịnh mà vẫn giữ tấm lòng hướng thiện.

Cha ông trong thư gửi cho ông đã khen: “Con ta lấy tài năng gặp được tao ngộ dị thường, lấy tâm cơ đáp ứng với ủy nhiệm khó khăn, lấy trung thành làm liều thuốc để gạt bỏ gian hiểm và làm tiêu khí lam chướng... Bậc đại trượng phu văn võ cùng đi đôi, bằng phẳng và hiểm trở coi là một: thật xứng đáng!”.

Phải nói rằng, Ngô Thì Nhậm luôn nhạy bén với đời nhưng biết cách tuân thủ theo những tiêu chí văn hóa truyền thống. Luôn hành xử theo kiểu kính trên nhường dưới nhưng không ngần ngại "bùng nổ" khi gặp sự bất công. Nho nhã, điềm đạm nhưng cũng có khi trở nên bướng bỉnh tột cùng, sẵn sàng bất chấp để đi theo con đường mà ông cho là chính đạo.

Trong Vi chí phú, Ngô Thì Nhậm viết: "Ta hãy yên tĩnh lòng ta, giữ điều ẩn ước của ta. Khi việc làm của ta thuận với mệnh trời, thì đem cả thiên hạ bắc lên cân, cũng không cho là lớn. Ta hãy giữ gìn thân ta, đi con đường rộng lớn của ta. Khi bước đi của ta hợp với “lý”, thì dù có xéo lên đuôi hổ cũng không sao cả!”.

Nhưng cách hành xử này đã dẫn ông đi qua nhiều biến cố...

Vế đối nổi tiếng và cái chết tức tưởi

Chính sử chép, năm 1788, khi Nguyễn Huệ ra bắc lần 2, ra chiếu "cầu hiền", Ngô Thì Nhậm đã đầu quân cho nhà Tây Sơn. Khi có được danh sĩ Bắc hà này, Nguyễn Huệ rất mừng, ông nói "thật là trời để dành ông cho ta vậy" và phong cho Ngô Thì Nhậm chức Tả thị lang bộ Lại, sau thăng làm thượng thư bộ Lại.

Cuối năm Mậu Thân (1788), khi 29 vạn quân Thanh vào nước ta theo lời cầu cứu của Lê Chiêu Thống với danh nghĩa "phù Lê diệt tây Sơn", Ngô Thì NHậm đã hiến kế lui binh về giữ phòng tuyến Tam Điệp - Biện Sơn (Ninh Bình), góp phần làm nên chiến thắng của nhà tây Sơn.

hoan-lo-hon-30-nam-lan-lon-chon-quan-truong-cua-danh-si-ngo-thi-nham
Ngô Thì Nhậm chính là người hiến kế giúp nhà Tây Sơn đánh lui quân Thanh

Đến năm 1790, vua Quang Trung giao cho Ngô Thì Nhậm chức Binh bộ Thượng thư. Tuy làm việc ở bộ Binh nhưng ông là người chủ trì các chính sách và giao dịch với Trung Hoa. Ông là người đứng đầu, một trong những sứ bộ ngoại giao sang Trung Hoa. Nhưng sau khi vua Quang Trung băng hà, ông không được tin dùng và quay về nghiên cứu Phật học. 

Năm 1803, ông và một số quan lại triều Tây Sơn bị đánh bằng roi ở Văn Miếu nhưng do có mâu thuẫn với Đặng Trần Thường nên người này đã tẩm thuốc độc vào roi. Sau trận đòi đó, về nhà Ngô Thì Nhậm chết.

Nói về cái chết tức tưởi này thì phải nhắc lại mâu thuẫn giữa Ngô Thì Nhậm và Đặng Trần Hiền. Sử chép, lúc Ngô Thì Nhậm được vua Quang Trung trọng dụng thì Đặng Trần Thường đến xin Nhậm tiến cử nhưng không được, cộng với mâu thuẫn trước kia nên từ đó căm giận, nhất quyết trả thù. Thường vào Nam theo chúa Nguyễn Ánh. 

Sau khi nhà Tây Sơn sụp đổ, các võ tướng và một số quan văn bị áp giải về Hà Nội để xử phạt đánh bằng roi ở Văn Miếu. Trong số đó có Phan Huy Ích và Ngô Thì Nhậm. Chủ trì cuộc phạt đánh đòn đó là Đặng Trần Thường. Vốn có thù riêng nên Thường kiêu hãnh rã vế đối cho Nhậm:

"Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai".

(Vế đối hiểm hóc vì có 5 chữ ai và có chữ trần là tên đệm của Đặng Trần Thường).

Ngô Thì Nhậm khảng khái đáp:

"Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế".

(Vế đối lại cũng có 5 chữ thế, nói lên được hoàn cảnh và khí phách của người anh hùng. Và vế đối cũng có chữ thời là tên đệm của Ngô Thời Nhậm).

Hai câu đối nhau chan chát, cực kỳ chỉnh không sai trật một ly. Quả là lời lẽ và từ ngữ của bậc quốc sĩ, hào khí ngất trời. Bên cạnh đó cũng có thuyết nói rằng, nguyên nhân câu đối lại của Nhậm là:

"Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, dù thời thế, thế nào cũng thế".

hoặc là:

"Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế nào vẫn thế".

hoan-lo-hon-30-nam-lan-lon-chon-quan-truong-cua-danh-si-ngo-thi-nham-6
Cái chết của Ngô Thì Nhậm đến nay vẫn làm nhói lòng hậu thế (Tranh minh họa)

Nhưng dù là thuyết nào đi nữa thì qua vế đối đó cũng có thể thấy được hào khí của Ngô Thì Nhậm. Ngược lại, nghe xong câu đối, Thường bắt sửa lại "thế đành theo thế" (hay thế thời theo thế hoặc thế thì phải thế). Song Ngô Thì Nhậm dửng dưng không nói lại. Thường tức giận sai người dùng roi tẩm thuốc độc đánh ông.

Sau trận đòn đó, Phan Huy Ích còn sống nhưng Ngô Thì Nhậm bị ngấm thuốc độc vào lục phủ ngũ tạng. Biết mình không qua nổi, trước khi mất, ông đã làm bài thơ gửi Thường như sau:

"Ai tai Đặng Trần Thường

Chân như yến xử đường

Vị Ương cung cố sự

Diệc nhĩ thị thu trường".

(Nghĩa là: Thương thay Đặng Trần Thường, quyền thế lắm đấy nhưng như chim yến làm tổ trong nhà sắp cháy rồi tai ương sẽ đến. Giống như Hàn Tín giúp Hán Cao Tổ Lưu Bang rồi bị Cao Tổ giết ở Vị Ương. Kết cục của ngươi cũng thế).

Quả nhiên sau này bài thơ ứng nghiệm, Thường bị Gia Long xử tử. Xét cho cùng thì Nhậm và Thường đều là những sĩ phu Bắc hà lỗi lạc thời bấy giờ, chỉ là "vòng trần ai, ai dễ biết ai!".

Lời bàn: Cả cuộc đời của Ngô Thì Nhậm "vị dân, không vị danh". Ông giống cha mình, là người hay chữ, không thích a du theo người đời. Chính vì vậy mà hay bị thiên hạ, nhất là đám đồng liêu kém tài hơn gièm pha. Hoạn lộ hơn 30 năm lăn lộn quan trường của ông vì thế lắm thăng trầm nhưng cũng có thể coi là mỹ mãn. Cho đến những phút cuối đời, ông vẫn luôn giữ cốt cách nghệ sĩ trội hơn phẩm hạnh công thần: Thành đạt nhưng không hãnh tiến, tài cao nhưng không kiêu mạn...

Thế nhưng cũng phát xót xa cho Ngô Thì Nhậm - một con thuyền đơn lẻ. Mà điều này ông đã từng viết trong bài thơ Cô châu (Con thuyền đơn lẻ). Đay là một thời thổ lộ vừa kiêu hãnh vừa đau đớn:

“Nhân nghĩa vị cao, trung tín đà,

Niên niên phiếm tác Đẩu quang xa.

Tiên nguyên bất dụng thiên tao phóng,

Phật hải hà phương nhất diệp qua...”

(Dịch nghĩa: Nhân nghĩa làm con sào, trung tín làm bánh lái, Đóng thành một chiếc bè, hàng năm giong lên vùng sao Đẩu. Tìm nguồn Tiên lọ phải thuyền nghìn chiếc, Qua biển Phật, chỉ cần một mái này).

Với người cùng thời, ông đã là một "cô châu". Song đánh giá về ông, hậu thế chỉ có thể nói rằng, nhà văn hóa này có thể không thành công ở một giai đoạn nhưng tựu trung vẫn là thành đạt đối với muôn đời. Và hơn thế nữa, ông luôn "thành nhân" trong bất cứ thời điểm nào của cuộc đời mình, bất luận những đồn đại lắm khi ác ý và tà ý của những người hay những triều đại thù địch với tư tưởng ông theo đuổi. Bởi lẽ, ông là người thức thời nhưng kiên định. Thức thời trong cách xử thế, kiên định trong việc đi tới mục tiêu chính nghĩa của đời mình.

Xem thêm: Nỗi oan thấu trời của danh sĩ đại thần Phan Thanh Giản

Bình luận
Mới nhất
Vui lòng để bình luận.

Đọc thêm

Việc bậc đế vương thừa nhận sai lầm của bản thân, công khai xin lỗi đại thần và bá tánh là chuyện vô cùng hiếm có.

Vua xuống chiếu xin lỗi đại thần và bá tánh, chuyện tưởng như đùa này từng 3 lần xảy ra trong sử Việt
0 Bình luận

Nguyễn Văn Tuyết (Đô đốc Tuyết) là 1 danh tướng trong Tây Sơn thất hổ tướng. Tuy nhiên, trước khi phụng sự nhà Tây Sơn, ông từng lên kế hoạch động trời nhắm vào chúa Nguyễn.

Chuyện về Nguyễn Văn Tuyết: Chưa làm đô đốc Tây Sơn đã làm chuyện động trời nhắm vào chúa Nguyễn để thị uy
0 Bình luận

Đô đốc Nguyễn Văn Lộc là 1 trong 7 hổ tiếng nhà Tây Sơn có nhiều chiến công hiển hách. Ông chính là đánh bại viên tướng khét tiếng của Nguyễn Ánh ở đất Tây Sơn.

Hổ tướng nhà Tây Sơn nào khiến viên tướng khét tiếng của Nguyễn Ánh đại bại?
0 Bình luận

PC Right 1 GIF

Bài mới

Người đàn ông Hà Nội đánh rơi 500 triệu đồng vui mừng được nhận lại

Đánh rơi chiếc ví da cùng số tiền mặt gần 500 triệu đồng, anh Nguyễn Thanh Bách (Hà Nội) xúc động, vui mừng khi nhận lại số tài sản lớn và giấy tờ tùy thân nhờ vào hành động tử tế của một quản lý nhà hàng tại Hòa Bình.

Thanh Tú
Thanh Tú 3 giờ trước
Hai cha con đoàn tụ đúng ngày đất nước thống nhất sau 57 năm thất lạc

Sau 57 năm thất lạc, hai cha con ông Chu Nghiêm (84 tuổi, trú P.Tương Mai, Q.Hoàng Mai, Hà Nội) đã được đoàn tụ vào đúng ngày 30/4.

Hải An
Hải An 6 ngày trước
''Vua dầu mỏ'' Rockefeller dạy con 5 điều: Toàn những thứ đơn giản mà giúp gia tộc bền vững trăm năm

Tư duy dạy con "vua dầu mỏ" Rockefeller không có gì quá vĩ mô nhưng lại khiến nhiều người phải suy ngẫm và điều chỉnh lại cách giáo dục con cái của mình.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 7 ngày trước
Đáng giá hơn bạc vàng, 4 câu nói này của cha mẹ sẽ giúp con trưởng thành tự tin, giàu có, hiếu thảo

Đứa trẻ càng cảm nhận được nhiều "tình yêu" từ cha mẹ và người thân thì chiếc dây diều "tình yêu" càng vững chắc.

Nghịch lý từ Harvard: Cha mẹ càng hay sửa sai, IQ con cái càng giảm rõ rệt

Nghiên cứu của Harvard chỉ ra, cha mẹ càng hay sửa sai, chỉ số thông minh của con càng giảm. Đây là hồi chuông cảnh báo thức tỉnh cha mẹ trong cách giáo dục con.

Công ty Hoàng Long với 20 năm cung cấp thông tin minh bạch

Theo một khảo sát gần đây tại các thành phố lớn, có đến 67% người tham gia thừa nhận từng rơi vào trạng thái nghi ngờ, lo lắng vì những dấu hiệu bất thường trong mối quan hệ cá nhân hoặc công việc – nhưng không biết nên chia sẻ với ai, hoặc tìm lời khuyên từ đâu. Đó cũng là lý do mà trong vài năm trở lại đây, nhu cầu tìm đến các văn phòng hỗ trợ tìm kiếm, xác minh thông tin tại Công ty Hoàng Long ngày càng tăng lên.

Ơn người đưa đò – Câu chuyện nhân văn xúc động

Câu chuyện về Khôi và cô Hạnh không chỉ là câu chuyện của một học trò thành đạt biết ơn thầy cô, mà còn là bài học lớn về ơn nghĩa ở đời.

Bác sĩ Nguyễn Hữu Trọng – Một đời tài hoa nhưng duyên tình lận đận

Bác sĩ Nguyễn Hữu Trọng không chỉ được biết đến bởi sự nghiệp, tài hoa, công việc kinh doanh rực rỡ mà còn bởi những mối tình trắc trở trong đời. Dẫu vậy, ông vẫn luôn tin yêu cuộc đời, sống viên mãn bên người vợ kém 53 tuổi và chứng minh tình yêu cổ tích trên đời là có thật.

Tình anh em – Câu chuyện nhân văn cảm động

Qua câu chuyện của bố và chú tôi nhận ra rằng, chỉ cần mình đặt cái tôi xuống một chút thì mọi tổn thương trong các mối quan hệ đều được chữa lành và tình anh em cũng thế.

Trưởng công an xã xây nhà cho dân bằng tiền tiết kiệm

Thương cho cảnh khó khăn của bốn bà cháu phải sống trong căn nhà dột nát, trưởng công an xã Ia Mrơn, huyện Ia Pa, Gia Lai đã tự bỏ 60 triệu tiền tiết kiệm để hỗ trợ.

Thắng đời 2 - 0: Jenny Huỳnh vừa đỗ đại học top 1 nước Mỹ, vừa đỗ đại học top 1 Trung Quốc 

Jenny Huỳnh vừa trở thành sinh viên trao đổi tại ĐH Bắc Kinh sau 2 năm theo học tại  Đại học Stanford, ngôi trường xếp hạng 6 thế giới (theo xếp hạng của QS World University Ranking 2025).

Cổ nhân nói: 4 người này ở cạnh sẽ quyết định sự thành bại của đời bạn

Những người xung quanh có ảnh hưởng khá lớn đến mỗi chúng ta. Vậy nên cổ nhân đã đúc kết và chỉ ra 4 người ở cạnh sẽ quyết thành bại của đời bạn. Đó là ai?

PC Right 1 GIF
Đề xuất