Hành trình "rũ bùn nghiện ngập" làm lại cuộc đời, trở thành giáo sư của bà mẹ 2 con

Sau 20 năm chìm đắm trong ma túy đá, người phụ nữ Mỹ quyết tâm đứng dậy "rũ bỏ" ma túy, nỗ lực học tập và trở thành giáo sư một trường cao đẳng tại Mỹ.

Đỗ Thu Nga
15:50 05/05/2021 Đỗ Thu Nga
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Giáo sư Lynette Moreau của Trường Cao đẳng cộng đồng Tulsa (Mỹ) có 2 người con, 2 đứa cháu và 3 tấm bằng. Mỗi lần nhắc đến thành tích này bàn luôn rất tự hào. Nhưng trước khi đạt được những thành công này bà từng là một kẻ nghiện ngập, chìm đắm trong ma túy thuốc 20 năm.

Ngồi trong khuôn viên trường cao đẳng, giáo sư Lynette Moreau kể: "Tôi từng có rất nhiều điều phải xấu hổ. Tôi không thể thay đổi quá khứ đó. Điều duy nhất tôi có thể làm là sửa sai và tiến vê fphias trước. Hy vọng tôi có thể giúp đỡ được những người khác giống như ngôi trường này đã cứu rỗi cuộc đời tôi".

Lynette Moreau kể, bà dùng ma túy đá lần đầu tiên vào năm 16 tuổi. Đó cũng là thời điểm bà bỏ học. "Đó là trải nghiệm tồi tệ nhất trong cuộc đời tôi. Bạn mất đi gia đình, bạn bè và cuộc sống của mình. Họ gọi đó là thứ thuốc của quỷ dữ. Nó đúng là như vậy”.

Sau này, không chỉ sử dụng mà bà còn bán ma túy đá. Bà tựa đưa ra nguyên tắc cho chính mình, không bán ma túy cho trẻ vị thành niên, gái mại dâm và không ăn đi trộm. 

hanh-trinh-tu-nguoi-nghien-tro-thanh-giao-su-cua-ba-me-2-con-8
Giáo sư Lynette Moreau đã thoát khỏi ma túy sau 20 năm u mê

Thế nhưng dù bà có đặt ra một vạn nguyên tắc cho bản thân thì bà vẫn là một tên tọi phạm. Và đã bị bắt và bỏ tù 2 lần. Trong thời gian ở tù, bà đã cai nghiện 1 năm nhưng chỉ 10 ngày sau khi được thả bà đã "ngựa quen đường cũ".

Cuộc sống của Moreau lúc đó chỉ có 1 thứ duy nhất chính là ma túy. Bà sống luẩn quẩn trong cái vòng ma túy - phạm tội - ngồi tù. 

Tuy nhiên, cô con gái Leah đã đưa cuộc sống của bà trở lại quỹ đạo. Cô bé từng nói với mẹ: "Hãy đi đúng đường". Vì muốn được xuất hiện trong đám cưới của con và quay trở về với gia đình mà bà quyết định "rũ bùn" đứng dậy làm lại cuộc đời. 

Moreau gọi cho mẹ đẻ và con gái nói rằng: "con đã nghĩ xong rồi". Đó không phải lần đầu tiên bà nói thế nhưng đó là lần đầu tiên bà quyết tâm đến thế. Bà nuôi ý chí phải làm lại cuộc đời, thoát ra khỏi sự giày vò của ma túy.

"Một ngày nọ, tôi nhìn vào chiếc gương lớn trên tường nhà mẹ tôi và tự nói với mình rằng: ‘Chà, tất cả là lỗi của mày’”.Đó là lần đầu tiên tôi nhận ra rằng tất cả năm tháng qua, việc lạm dụng ma túy không phải là lỗi của những kẻ đưa ma tuý cho tôi, mà là lỗi của tôi vì đã đồng ý”. Đó cũng là lần đầu tiên bà chấp nhận và tha thứ cho bản thân.

Khoảng thời gian cai nghiện được nữ giáo sư miêu tả là "một lát cắt của địa ngục". Các chuyên gia cai nghiện ma túy thường gọi hiện tượng này là “anhedonia” - nghĩa là cảm giác như cuộc sống đã mất hết niềm vui.

hanh-trinh-tu-nguoi-nghien-tro-thanh-giao-su-cua-ba-me-2-con-4
Giáo sư Lynette Moreau (bên trái) và mẹ đẻ

Moreau nhớ lại, đó thật sự là khoảng thời gian khó khăn. Bà chỉ ăn và ngủ, ăn và ngủ. Có thời điểm, cha mẹ bà đã phải tháo bánh xe ra khỏi xe để ngăn bà đi mua thuốc trở lại. 

Giáo sư tâm thần học Richard Rawson của ĐH California (Los Angeles, Mỹ) cho biết, khoảng 1/4 đến 1/3 số người cai nghiện ma tuý có thể cai được trong khoảng thời gian dài. Sự hỗ trợ của những người xung quanh chính là chìa khóa của sự thành công. Và sự quan tâm động viên của cha mẹ cũng như các con chính là động lực giúp Moreau thoát "nàng tiên nâu".

Moreau đã đăng ký theo học Trường Cao đẳng cộng đồng Tulsa - nơi bà gặp giáo sư Sharolyn Wallace, người đã trở thành cố vấn của bà. Người phụ nữ đó đã làm thay đổi cuộc đời một "con nghiện". Khi bắt đầu vào Tulsa, Moreau không hề có các kỹ năng nền tảng, ví dụ như đánh máy. Nhưng sau học kỳ đầu tiên, bà đạt điểm trung bình tối đa 4.0.

"Tôi rất phấn khích và muốn tiếp tục đạt được thành tích đó trong nhiều lần nữa. Kể từ đó, tôi nghĩ rằng mình sẽ đạt được điểm cao và trở thành học sinh xuất sắc, bởi vì tôi chưa từng giỏi bất cứ thứ gì", Moreau nói.

Khi chuẩn bị tốt nghiệp Tulsa, Moreau không hề có các kỹ năng nền tảng, ví dụ như đánh máy. Nhưng sau học kỳ đầu tiên, bà đạt điểm trung bình tối đa 4.0. Kết quả này khiến bà rất phấn khích và muốn tiếp tục đạt được những thành tích tốt hơn nữa. Kể từ đó bà đầu tư phần đa thời gian của mình cho việc học tập, nghiên cứu.

Khi chuẩn bị tốt nghiệp Tulsa, Moreau đề nghị được gặp chủ tịch của trường, ông Tom McKeon và đội ngũ của ông. Ông McKeon chưa từng biết đến hoàn cảnh của Moreau và cũng chưa từng nhận được lời đề nghị nào như thế. Nhưng ông đã đồng ý để Moreau được nói chuyện với ban điều hành vào ngày học cuối cùng trước kỳ nghỉ lễ Tạ ơn.

Moreau đã mô tả rất chi tiết về việc bản thân nghiện ma túy cũng như những vấn đề khác mà bà phải đối mặt trong cuộc sống. Khi bà kết thúc bài phát biểu, bà không quên gửi lời cảm ơn nhà trường, các thầy cô đứng lên từ đống đổ nát. 

Sau khi tốt nghiệp, Moreau tục học ĐH Bang Northeastern để nhận bằng Thạc sĩ ngành Công tác xã hội. Bà cũng có bằng Thạc sĩ chuyên ngành này ở ĐH Oklahoma trong vòng 1 năm.

Hiện tại bà đã trở lại trường Tulsa, dạy các lớp Đề cương về Công tác xã hội. Cai nghiện được 8 năm, bà cho biết mình không còn hứng thú với m túy nữa. Bà đang cố gắng giúp đỡ những người trong quá trình hồi phục sau cai nghiện giống như mình trường đây. 

Điều hành một nhóm lớn họp vào các ngày thứ Ba trong tuần, thông điệp của bà là: “Không bao giờ từ bỏ”.

“Họ có thể làm được. Bất cứ ai cũng có thể làm được” - Moreau khẳng định.

Chuyện chàng trai hoàn tục trở thành chuyên viên tư vấn tâm lý để "trả nợ đời"

Sống Đẹp
songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận