Những giai thoại ít người biết về cụ Nguyễn Khuyến: Vẽ bùa trấn yểm, bán chữ cho quan tham

Sau khi cáo quan về quê, cụ Nguyễn Khuyến thường xuyên viết đại tự, cho câu đối bàn con chòm xóm. Nhưng điều đặc biệt là, mỗi lần cho chữ, cho câu đối của cụ lại chứa 1 giai thoại rất kỳ thú.

Đỗ Thu Nga Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Nguyễn Khuyến - thi sĩ của những áng văn thơ bất hủ

Nguyễn Khuyến (tên lúc nhỏ là Nguyễn Thắng, hiệu Quế Sơn, tự Miễu Chi, 1835 - 1909). Cụ sinh tại quê ngoại là làng Văn Khế, xã Hoàng Xá, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định. Quê nội ở làng Vị Hạ (tục gọi là làng Và, xã Yên Đổ, nay là xã Trung Lương, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam). 

Nguyễn Khuyến xuất thân trong gia đình nhà Nho nghèo (cha cụ đỗ ba khoa tú tài, hành nghề dạy học). Bản thân Nguyễn Khuyến thông minh, học giỏi và rất chăm chỉ.

Năm 1864, Nguyễn Khuyến đỗ đầu thi Hương (Giải nguyên) ở trường Nam Ðịnh; năm 1871, ông đỗ Hội nguyên và tiếp tục thi Ðình đỗ Ðình nguyên. Từ đó, người ta gọi ông là “Tam nguyên Yên Ðổ” (tức người đỗ đầu ba kỳ thi làng Yên Đổ).

Sau đó, ông ra làm quan ở nội các Huế, rồi làm Đốc học Thanh Hóa, Án sát Nghệ An, rồi Biện lý Bộ Hộ... Thời gian Nguyễn Khuyến làm quan, Pháp đánh chiếm lục tỉnh Nam Kỳ và tiến ra đánh miền Bắc. Sống trong cảnh nước mất nhà tan, các phong trào đấu tranh yêu nước bị dập tắt, nhiều kẻ làm tay sai cho thực dân, cụ Nguyễn Khuyến không thể làm được gì để thay đổi thời cuộc nên đã xin cáo quan về quê ở ẩn. 

Giai-thoai-it-biet-ve-chuyen-cho-chu-cho-cau-doi-cua-cu-Nguyen-Khuyen-7
“Tam nguyên Yên Đổ” - nhà thơ Nguyễn Khuyến

Nhà thơ Nguyễn Khuyến không chỉ là 1 tâm hồn Việt Nam tiêu biểu. Ông còn được coi là một nhân cách Việt Nam tiêu biểu thời bấy giờ, cái thời đại nước mất, con người dân tộc Việt Nam bị trà đạp, đói rét, lầm than. 

Về ở ẩn nơi làng quê nhưng ông vẫn giữ được cái gọi là khí tiết, phẩm chất của một người yêu nước chân chính và hòa mình cùng với nhân dân.

Các sáng tác của Nguyễn Khuyến hầu hết được làm sau lúc từ quan. Hiện tại còn khoảng hơn 400 bài, gồm thơ, văn, câu đối bằng chữ Hán và chữ Nôm; đáng kể hơn hết là “Quế Sơn thi tập” khoảng 200 bài thơ bằng chữ Hán.

Các tác phẩm của nhà thơ Nguyễn Khuyến bao gồm: Yên Đổ thi tập, Quế Sơn thi tập, Cẩm Ngữ, Bách Liêu thi văn tập, cùng với đó là  những bài ca, văn tế, hát ả đào và nhiều câu đối truyền miệng. Sáng tác của ông chủ yếu xoay quanh ba nội dung: Bộc bạch tâm sự của mình; viết về con người, cảnh vật và cuộc sống ở quê hương - một vùng đồng chiêm nghèo ở Bắc Bộ; chế giễu, đả kích những kẻ tham lam, ích kỷ, cơ hội lúc bấy giờ...

Trong những nhà thơ Nôm thời bấy giờ, Nguyễn Khuyến vừa là nhà thơ Trào phúng, vừa là một nhà thơ trữ tình nhuộm đậm tư tưởng Lão Trang và triết lý Đông Phương. Thơ chữ Hán của ông hầu hết được biết là thơ trữ tình. Có thể nói là cả 2 lĩnh vực trên ông đều rất thành công.

Những tác phẩm của Nguyễn Khuyến khiến cho hậu thế xúc động và dành nhiều thời gian để suy ngẫm. Những câu thơ là những băn khoăn day dứt, với nước mắt và nụ cười của nhà thơ. Thơ của ông là sự kết hợp nhuần nhuyễn của nhiều phẩm chất thơ ca dân gian và bác học, trữ tình và trào phúng.

Điều đó đã khiến giọng điệu trong thơ của ông trở nên đa dạng, đan xen hòa trộn với nhiều sắc màu thẩm mỹ. Ông đã gửi nỗi niềm của mình vào trong thơ mong hậu thế hiểu được lòng mình, hy vọng thế hệ sau sẽ làm được những điều mà ông ấp ủ vì một xã hội tốt đẹp. 

Với một lòng yêu nước, thương dân mà không thể giúp được gì ngoài những ngòi bút đau vì dân, khóc vì dân đã giúp cho văn thơ của ông đã đi vào lịch sử và sẽ mãi mãi đi sâu vào lòng của biết bao nhiêu thế hệ.

Những giai thoại chưa kể về Nguyễn Khuyến

Nhiều tài liệu chép rằng, sau đúng 10 năm làm quan, Nguyễn Khuyến xin cáo quan về quê dạy học, ngâm thơ. Sống vui vầy giữa xóm làng, ông đã nhiều lần viết đại tự, cho câu đối bà con lối xóm. Điều đó là chuyện bình thường với một người khoa danh như ông. Tuy nhiên, điều đặc biệt là mỗi lần cho chữ, cho câu đối của ông là một giai thoại kỳ thú. Cụ thể là:

Vẽ bùa "trấn yểm"

Trong cuốn sách Nguyễn Khuyến và giai thoại do Hội văn học nghệ thuật Hà Nam Ninh ấn hành năm 1987 do Bùi Văn Cường sưu tầm và biên soạn kể rằng: Một làng nọ bị hỏa hoạn cháy mất cả đình làng. Khi dựng lại đình, kỳ mục làng đến xin Nguyễn Khuyến mấy chữ về treo để trấn thần hỏa vì người ta tin rằng ông là một vị thần sống và do vậy chữ ông có thể cảm động được cả thần linh.

Nghe những người đến xin chữ nói rõ sự tình, ông liền lấy cây bút đại tự viết lên lụa điều một chữ "Nhất" rất lớn có haid dầu phình ra, giữa thót lại. Ông dặn đem về treo ngược lên giữa cửa đình. Chẳng ai hiểu được ý nghĩa ra sao nhưng người ta không dám hỏi cứ y lời đem về treo lên.

Giai-thoai-it-biet-ve-chuyen-cho-chu-cho-cau-doi-cua-cu-Nguyen-Khuyen-6

Lây lâu sau, không thấy xảy ra hỏa hoạn nữa, người ta tin do sự mầu nhiệm của đạo bùa của cụ Tam Nguyên nên làng bèn biện lễ và cử quan viên đến tạ ơn. Hôm ấy có người đánh bạo hỏi cụ ý nghĩa của chữ “Nhất” trên đạo bùa.

Nghe vậy cụ hỏi lại: “các ông thấy chữ “Nhất” ấy có giống cái chày không?”. Đám người kia bảo rất giống. Lúc ấy Nguyễn Khuyến mới cười rồi thủng thỉnh bảo: “Cái chày mà treo đứng là “chày đứng”. Chày đứng là đừng cháy. Có thế thôi!”.

Bán chữ cho quan tham

Từ khi Nguyễn Khuyến cáo lão về quê sinh sống, dân làng trong vùng ai cũng ngưỡng một chữ nghĩa của ông vì thế thường xuyên đến xin chữ, xin câu đối. Trong những đối tượng xin câu đối, xin hoành phi có người có lòng thành thực nhưng cũng không ít kẻ xin vì thói hãnh tiến. Cụ vốn căm ghét bọn quan lại sống dựa vào Tây nên nhiều phen cụ đã sử dụng vốn chữ nghĩa của mình để chửi đám này khi chúng đến xin câu đối.

Sách Nguyễn Khuyến và giai thoại có chép chuyện ông dùng phép chiết tự để mắng tên tri huyện Thanh Liêm khi y đến xin một bức hoành. 

Vốn dĩ viên quan này vừa tham lại vừa kiệt nhưng lại thích làm sáng. Để tỏ ra mình là tay chơi chữ nghĩa, nhân một lần có việc quan đi qua làng, hắn rã vào nhà Nguyễn Khuyến xin mấy chữ để treo nơi công đường.

Vì biết rõ bản chất của tên quan ấy nên Nguyễn Khuyến không úp mở mà nói ngay: "Được, chữ thì có nhưng đắt đấy! mỗi chữ mười quan. Thầy cần mấy chữ, cứ việc tính tiền ra mà lấy”. Viên tri huyện nghe thì giật mình nhưng trót ngỏ lời rồi không thể chạy làng mà hoành phi thì không thể xin một chữ. Cuối cùng y đành cay đắng xin hai chữ. Cụ hẹn mai cho người mang đủ tiền đến lấy.

Giai-thoai-it-biet-ve-chuyen-cho-chu-cho-cau-doi-cua-cu-Nguyen-Khuyen-5

Viên quan huyện này về nhà thuật lại cho vợ nghe. Mụ vợ giãy nảy lên nói: "Thôi chết! Chỗ nào chứ chỗ cụ Tam Nguyên, ông làm thế chỉ tổ lòi tính keo kiệt ra, người ta khinh cho. Này nhé, hoành phi 2 chữ là ít nhất, người ta cũng thường xin thế. Nhưng đằng này khác: cụ đã ngã giá trước mà mình chỉ xin có hai chữ, có phải rõ ra mình bủn xỉn, tiếc tiền không?”.

Nghe vợ nói xong, viên quan mới vỡ lẽ là mình dại nên lại bấm bụng sai người mang 40 quan xuống xin cụ cho hẳn 4 chữ. Dù rất xót của nhưng viên quan này cũng được nở nang mặt mày vì được Nguyễn Khuyến cho 4 chữ rất hay: "Thiên lý lương thiện", tạm dịch là "Nghìn dặm người tốt".

Nghĩ đến thân phận mình làm quan phụ mẫu, hoành phi như thế nghĩa là có tiếng tốt được người ta đồn xa đến nghìn dặm nên vợ chồng tri huyện rất mừng bèn chọn gỗ tốt thuê thợ khắc ngay.

Ít lâu sau có một anh học trò lỡ lời thế nào đấy bị quan sai lính lọc ra đánh giữa công đường. Anh học trò bị đánh xong hậm hực quay ra vừa đi vừa ngoái cổ lại nhìn bức đại tự lẩm bẩm: "“Hèn gì mà cụ Tam Nguyên chẳng chửi cho! Đáng kiếp”.

Quan nghe thấy thì chột dạ liền gọi anh học trò lại hỏi nghĩa là làm sao. Nhưng anh học trò chỉ nói: "Cụ Tam Nguyên chửi quan mà quan không biết”. Quan phải nài nỉ mấy lần, sau phải cho anh ta một ít tiền làm lộ phí anh ta mới giảng cho.

Thì ra “Thiên lý lương nhân” có thâm ý chửi quan là “Trọng thực” tức là tham ăn. Bởi vì chữ Thiên đặt trên chữ Lý thành chữ Trọng, chữ Nhân đặt trên chữ Lương là chữ Thực.

Câu đối tiền vô hậu khoáng

Lại có anh làm nghề coi chợ vừa mua được chức phó lý lại dựng được ngôi nhà mới gần chợ, gần sông. Chuẩn bị đến ngày tân gia, anh ta đến xin Nguyễn Khuyến đôi câu đối. Vốn biết dăm ba chữ Hán, anh ta xin Nguyễn Khuyến đối bằng chữ Hán.

Giai-thoai-it-biet-ve-chuyen-cho-chu-cho-cau-doi-cua-cu-Nguyen-Khuyen-4
Cổng vào nhà của cụ Nguyễn Khuyến

Nhưng khi về nhà khoe vợ thì vợ lại trách sao không xin cho câu đối chữ nôm cho dễ hiểu. Rồi chẳng đợi chồng thỏa thuận, chị vợ chạy ngay đến nhà cụ Tam Nguyên thưa lại là xin câu đối nôm. Thấy chuyện ngộ nghĩnh, cụ làm bộ khó khăn nói: “Lôi thôi nhỉ! Anh thích chữ, chị thích nôm, khó chiều quá! Thôi thì thế này là vừa cả lòng anh, lòng ả”. Nói rồi cụ kêu lấy giấy bút ghi:

Nhất cận thị, nhị cận giang, thử địa tịch tằng xưng tị ốc

Giàu ở làng, sang ở nước, nhờ trời nay đã vểnh râu tôm

Cái hay của câu đối là ở đầu mỗi câu có một câu tục ngữ và dù là một vế chữ Hán một vế chữ Nôm nhưng lại đối nhau chan chát: Làng với Thị, Giang với Nước. Hay nhất là mấy chữ cuối của hai vế: Xưng tị ốc (nghĩa là xưa từng thịnh vượng) với vểnh râu tôm vừa nói được nỗi mừng lại vừa tả được sự hãnh diện của vợ chồng anh coi chợ.

(Theo Pháp luật VN, Kiến thức)

Xem thêm: Cuộc đời bể dâu của thi sĩ Đoàn Thị Điểm: Gánh cả gia đình, đoán trước số mệnh của mình

Bình luận
Mới nhất
Vui lòng để bình luận.

Đọc thêm

Ít ai biết được cách đây gần 30 năm, Hoàng Nhuận Cầm từng viết bài thơ "tiên tri" về sự ra đi của mình, trong đó có câu: "Nếu tôi chết trời xanh bình lặng, Thêm một vì sao nữa rụng rơi".

Nhà thơ Hoàng Nhuận Cầm từng viết thơ 'tiên tri' về sự ra đi của chính mình
0 Bình luận

Nhà sử học Choi Byung Wook nhận xét, Lê Văn Duyệt là người mê chọi gà kinh khủng. Ông mê tới mức từng tấu trình với vua Gia Long về lợi ích của trò tiêu khiển này.

Tính cách của Lê Văn Duyệt dưới góc nhìn của sử gia Hàn Quốc: Nóng tính, mê... chọi gà, nuôi chó
0 Bình luận

Bạch Đằng năm 1288 là trận thủy chiến lớn nhất trong lịch sử Việt Nam, đã đánh bại hoàn toàn thủy quân Nguyên. Vậy sử gia nhà Nguyên viết gì về trận chiến này?

Sử gia nhà Nguyên: Trận Bạch Đằng 1288 đã diệt gọn thủy quân Nguyên
0 Bình luận

PC Right 1 GIF

Bài mới

Chiếc ốp điện thoại đẹp nhất của bố: “Con yêu bố lắm”

Chiếc ốp ấy có thể không phải là món đồ đắt tiền, không hợp thời hay sang trọng. Nhưng chắc chắn, với người bố ấy đó là chiếc ốp điện thoại đẹp nhất trên đời.

Đăng Dương
Đăng Dương 2 ngày trước
Người dân Nghệ An chung tay “giải cứu” hỗ trợ xe chở dưa hấu bị lật

Sáng ngày 10/5, tại TP Vinh (Nghệ An) người dân cùng nhau hỗ trợ, mua giúp dưa hấu cho tài xế xe tải sau va chạm với ô tô khách, khiến một tấn dưa hấu đổ tràn ra đường.

Đăng Dương
Đăng Dương 2 ngày trước
Cựu chiến binh Đà Nẵng tự nguyện hiến gần 700m2 đất để mở đường

Ông Bùi Văn Tượng - cựu chiến binh tại TP. Đà Nẵng đã tự nguyện hiến gần 700m² đất để mở rộng con đường xóm nhỏ, góp phần thay đổi diện mạo khu dân cư, dựng xây quê hương.

Hải An
Hải An 2 ngày trước
Quân đội Nhân dân Việt Nam hào hùng tham gia lễ duyệt binh trên Quảng trường Đỏ

68 quân nhân đại diện cho Quân đội nhân dân Việt Nam đã tham gia Lễ duyệt binh kỷ niệm 80 năm Ngày Chiến thắng trong Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại, diễn ra trên Quảng trường Đỏ Matxcơva (Nga).

Thanh Tú
Thanh Tú 3 ngày trước
Vinmec ghép gan thành công cho bệnh nhi 8 tháng tuổi

Vinmec vừa thực hiện thành công ca ghép gan đặc biệt cho bệnh nhi N.L.T 8 tháng tuổi, chỉ nặng 6.5kg từ nguồn tạng hiến của bệnh nhân chết não.

Đăng Dương
Đăng Dương 3 ngày trước
Người đàn ông Hà Nội đánh rơi 500 triệu đồng vui mừng được nhận lại

Đánh rơi chiếc ví da cùng số tiền mặt gần 500 triệu đồng, anh Nguyễn Thanh Bách (Hà Nội) xúc động, vui mừng khi nhận lại số tài sản lớn và giấy tờ tùy thân nhờ vào hành động tử tế của một quản lý nhà hàng tại Hòa Bình.

Thanh Tú
Thanh Tú 3 ngày trước
Hai cha con đoàn tụ đúng ngày đất nước thống nhất sau 57 năm thất lạc

Sau 57 năm thất lạc, hai cha con ông Chu Nghiêm (84 tuổi, trú P.Tương Mai, Q.Hoàng Mai, Hà Nội) đã được đoàn tụ vào đúng ngày 30/4.

Hải An
Hải An 04/05
''Vua dầu mỏ'' Rockefeller dạy con 5 điều: Toàn những thứ đơn giản mà giúp gia tộc bền vững trăm năm

Tư duy dạy con "vua dầu mỏ" Rockefeller không có gì quá vĩ mô nhưng lại khiến nhiều người phải suy ngẫm và điều chỉnh lại cách giáo dục con cái của mình.

Đáng giá hơn bạc vàng, 4 câu nói này của cha mẹ sẽ giúp con trưởng thành tự tin, giàu có, hiếu thảo

Đứa trẻ càng cảm nhận được nhiều "tình yêu" từ cha mẹ và người thân thì chiếc dây diều "tình yêu" càng vững chắc.

Nghịch lý từ Harvard: Cha mẹ càng hay sửa sai, IQ con cái càng giảm rõ rệt

Nghiên cứu của Harvard chỉ ra, cha mẹ càng hay sửa sai, chỉ số thông minh của con càng giảm. Đây là hồi chuông cảnh báo thức tỉnh cha mẹ trong cách giáo dục con.

Công ty Hoàng Long với 20 năm cung cấp thông tin minh bạch

Theo một khảo sát gần đây tại các thành phố lớn, có đến 67% người tham gia thừa nhận từng rơi vào trạng thái nghi ngờ, lo lắng vì những dấu hiệu bất thường trong mối quan hệ cá nhân hoặc công việc – nhưng không biết nên chia sẻ với ai, hoặc tìm lời khuyên từ đâu. Đó cũng là lý do mà trong vài năm trở lại đây, nhu cầu tìm đến các văn phòng hỗ trợ tìm kiếm, xác minh thông tin tại Công ty Hoàng Long ngày càng tăng lên.

Ơn người đưa đò – Câu chuyện nhân văn xúc động

Câu chuyện về Khôi và cô Hạnh không chỉ là câu chuyện của một học trò thành đạt biết ơn thầy cô, mà còn là bài học lớn về ơn nghĩa ở đời.

PC Right 1 GIF
Đề xuất