Nhà thơ Hoàng Nhuận Cầm từng viết thơ "tiên tri" về sự ra đi của chính mình

Ít ai biết được cách đây gần 30 năm, Hoàng Nhuận Cầm từng viết bài thơ "tiên tri" về sự ra đi của mình, trong đó có câu: "Nếu tôi chết trời xanh bình lặng, Thêm một vì sao nữa rụng rơi".

Đỗ Thu Nga Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Ngày 20/4, văn đàn Việt Nam đón nhận thêm một tin đau xót nữa, nhà thơ Hoàng Nhuận Cầm qua đời tại nhà riêng ở Hà Nội. 

Nhà thơ Trần Đăng Khoa - Phó Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam cho biết, người vợ đầu của nhà thơ Hoàng Nhuận Cầm là bà Thanh Tú đã xác nhận tin buồn trên với ông. Theo đó, nhà thơ qua đời vào chiều ngày 20/4. Khi người thân đến nhà ông đã mất. Nhà thơ qua đời sau nhiều năm mắc bệnh phổi.

Nhà thơ Hoàng Nhuận Cầm là 1 thi sĩ nổi tiếng, xuất sắc với những bài thơ về học sinh, sinh viên, được nhiều thế hệ bạn đọc yêu thích như: Chiếc lá đầu tiên, Vào mặt trận lúc mùa ve đang kêu, Hò hẹn mãi cuối cùng em cũng đến, Viên xúc xắc mùa thu...

hoang-nhuan-cam-viet-tho-tien-tri-ve-su-ra-di-cua-minh
Chân dung nhà thơ Hoàng Nhuận Cầm

Ngoài thơ, Hoàng Nhuận Cầm còn sáng tác kịch bản phim như Đêm hội Long Trì, Hà Nội mùa Đông năm 46, Mùi cỏ cháy, Nhà tiên tri. Trong đó, kịch bản Mùi cỏ cháy giúp ông đoạt giải Biên kịch xuất sắc tại Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 17.

Ông được trao giải nhất cuộc thi thơ báo Văn Nghệ 1972-1973; Giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam 1993 cho tâp thơ Xúc xắc mùa thu; Giải thưởng Nhà nước về Văn học - Nghệ thuật năm 2012. Ông hiện là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam và Hội Nhà văn Hà Nội.

Hoàng Nhuận Cầm còn nổi tiếng với nhân vật "Bác sĩ Hoa súng" trong chương trình Gặp nhau cuối tuần và vai nhà thơ trong phim Số đỏ. 

Nhà thơ Hoàng Nhuận Cầm 7/2/1952, tại Hà Nội trong một gia đình có truyền thống làm nghệ thuật. Tốt nghiệp cấp III, ông thi đỗ vào Khoa Ngữ văn, Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội (khoá 16). Hoàng Nhuận cầm học giỏi, đặc biệt có năng khiếu về thơ.

hoang-nhuan-cam-viet-tho-tien-tri-ve-su-ra-di-cua-minh-9
Nhà thơ Hoàng Nhuận Cầm nổi tiếng với vai "bác sĩ hoa súng" trong Gặp nhau cuối tuần

Bạn bè ông từng kể, có lần cả nhóm đang đi chơi với nhau, qua tòa soạn báo Nhân Dân, bỗng Cầm nảy ra một ý thơ, xé mẩu giấy nhỏ, viết nguệch ngoạc bài thơ 4 câu, ký tên, thả vào hộp thư bên ngoài toà soạn, thế mà bài ấy cũng được đăng. Có lẽ vì sẵn tài nên thơ đến với ông thật nhanh.

Hoàng Nhuận Cầm từng thừa nhận, do sống gần hồ Gươm nên Hà Nội luôn thấp thoáng trong thơ ông. Bài thơ nào của ông cũng có nét hào hoa, hồn cốt của Hà Nội dù không nhắc đến tên từng con phố. Hà Nội với Hoàng Nhuận Cầm rất nguyên sơ, hoàn toàn không bị ám ảnh bởi thời công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Hoàng Nhuận Cầm là nhà thơ giản dị, "nghiện" thuốc nào. Bạn bè trong giới kể, hãng phim Điệp Vân của ông lúc nào cũng sạch sẽ, ngăn nắp nhưng không thể thiếu cái điếu cày. Chỉ cần có chiến hữu đến chơi là ông lại lôi điếu ra "bắn vài bi". Nhiều người lo cho sức khỏe của ông từng khuyên bỏ nhưng "bác sĩ hoa súng" chỉ cười hề hề nói "cố rồi mà không  bỏ được".

Trông dáng người thì hơi "cổ lỗ sĩ" nhưng Hoàng Nhuận Cầm lại chịu khó cập nhật các công nghệ hiện đại. Ông hay mang Ipad trong túi xách và chơi facebook rất thạo. Ông cũng chăm chỉ cập nhật facebook thường xuyên với nickname “Hoàng tử Bùn”.

hoang-nhuan-cam-viet-tho-tien-tri-ve-su-ra-di-cua-minh-0
Nhà thơ Hoàng Nhuận Cầm từng viết thơ "tiên tri" về sự ra đi của mình

Thế nhưng có điều ít đọc giả biết, nhà thơ Hoàng Nhuận Cầm từng "tiên tri" về sự ra đi của chính mình. Trong một lần có bạn đến nhà chơi, Hoàng Nhuận Cầm trịnh trọng đặt lên sàn một chai rượu nút lá chuối, rồi thắp mấy nén nhang thơm (thay vì đốt trầm) để cùng bạn bè thưởng ngoạn những bài thơ mới viết. Khi đó, Cầm tuyên bố một câu xanh rờn: “Tiêu chí của thơ hiện đại hôm nay là những câu thơ hay phải biết cách “tự sát” để cho phần hồn của câu chữ cháy lên và đóng đinh vào cảm xúc người đọc. Các bạn hãy lắng nghe tôi đọc những bài thơ viết về cái chết đã tập hợp thành một luận đề “Thơ muốn hay phải tự sát”. Rồi Cầm ngồi xếp chân lại rất thành kính, tay cầm nhang vái, chậm rãi đọc bài thơ Một mai:

Một mai chết thật âm thầm

Mấy nhành cỏ dại khẽ trầm ngâm ru

Một mai chết hết hận thù

Mắt chầm chậm khép, tay từ từ xuôi

Một mai chết thật buồn cười

Tóc tôi buông xuống như người ngủ mơ

Một mai chết thật tình cờ

Thuốc trên tay khói vẫn dờ dật bay...

Một mai chết thật hao gầy

Xanh xao quần áo tháng ngày thủy tinh

Một mai chết hết tội tình

Một mình mình hát, một mình mình nghe

Một mai đi chẳng trở về

Rượu buồn đổ đắng vỉa hè buồn thiu

Một mai chết thật đìu hiu

Má lằng lặng tái, môi dìu dịu say

Một mai ngủ lá phủ đầy

Miền tâm tư vỡ tháng ngày thật xa

Một mai nằm xuống bao la

Buồn ơi, chào nhé! Khóc òa vầng trăng

Một mai chết thật ăn năn

Tôi nằm xuống đất không cần thở than!

Người bạn này kể lại, lúc ấy, Hoàng Nhuận Cầm đọc thơ như lên đồng. Đọc xong bài thứ nhất, Cầm lấy chai rượu nút lá chuối rót ra mấy cái chén con, làm luôn mấy tợp và vớ chiếc điếu cày, bắn luôn mấy bi liền. Sau đó, Cầm lại đọc ken két:

Nếu tôi chết - gia tài để lại

Thơ mấy bài nào có gì đâu

Bạn đến viếng mua hoa thật rẻ

Cắm trên mồ cho được bền lâu

Kẻo bạn về, tôi buồn phát khóc

Chỉ có hoa thủ thỉ đôi lời

Đừng đốt nhé nến hồng, nến trắng

Tôi chết rồi nào thích dạo chơi

Nếu tôi chết – rượu buồn hãy cạn

Thôi lạy người! Uống hộ một ly

Sống tôi đã như loài cây cỏ

Chết đừng làm say bắt tôi đi…

Khi Hoàng Nhuận Cầm định đọc tiếp "trường ca" về cái chết, người bạn vội xua tay: "Bài thơ ông vừa đọc là bài thơ hay nhất viết về cái chết trong thơ Việt Nam nửa thế kỷ qua. Thôi tạm dừng ở đây, để hôm nào đọc tiếp”. Cầm gật đầu, rồi anh cười, nụ cười thật đầm ấm.

Những bài thơ "tiên tri" về sự ra đi của mình được Hoàng Nhuận Cầm in trong tập thơ Xúc xắc mùa thu năm 1992 và được trao tặng Giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam 1993. Giờ thì anh đã “Một mai nằm xuống bao la/Buồn ơi, chào nhé! Khóc òa vầng trăng”.

Bây giờ, cái chết đã đón ông đo nhưng thơ của ông vẫn còn mãi trong nỗi nhớ của những người ở lại. Đúng như ông đã từng mong ước:

Nếu tôi chết trời xanh bình lặng

Thêm một vì sao nữa rụng rơi

Bạn ngồi uống cà phê có nhớ

Uống cả vì sao ấy hộ tôi (Thêm một vì sao)

Nhà văn Nguyễn Huy Thiệp đã "náo động" cõi văn chương thế nào?

Đọc thêm

Ngày 14/2, NSND Hoàng Dũng được xác nhận qua đời tại Viện Huyết học và truyền máu trung ương sau một thời gian dài chống chọi với bệnh ung thư.

Tin buồn: NSND Hoàng Dũng qua đời sau thời gian dài chống chọi với bệnh ung thư
0 Bình luận

NSND Trung Kiên từ trần vào sáng ngày 27/1, hưởng thọ 82 tuổi. Sự ra đi của ông khiến làng nhạc Việt mất đi một "cây đại thụ" với giọng nam cao nổi tiếng.

Vĩnh biệt NSND Trung Kiên - 'cây đại thụ' của làng nhạc Việt Nam
0 Bình luận

Giới giải trí Việt tiếp tục nhận tin vô cùng đau buồn, diễn viên Hải Đăng đã qua đời do đuối nước. Gia đình đang đưa linh cữu anh về TP Hồ Chí Minh để làm tang lễ.

Diễn viên Hải Đăng vừa qua đời ở tuổi 35 do đuối nước là ai?
0 Bình luận


Bài mới

Gợi ý 10 mẫu mở bài Chí Phèo thức tỉnh, mời bạn cùng tham khảo!

Trong truyện ngắn Chí Phèo của nhà văn Nam Cao, quá trình thức tỉnh của Chí Phèo chính là đoạn thể hiện rõ nét giá trị nhân đạo và ý nghĩa nhân văn. Hãy cùng tham khảo 10 mở bài cho phân đoạn này nhé.

Bắt trend nghị luận xã hội về 'lối sống thư giãn'

Lối sống thư giãn "Chill guy" đang là cụm từ được tìm kiếm rất nhiều trên mạng xã, hãy cùng tham khảo một bài NLXH về lối sống này nhé!

LLVH: 'Đọc thơ, cảm được âm điệu, xem như đã nhập được vào cái hồn thơ...'

Bằng những hiểu biết về Thơ mới đã được học hãy bình luận ý kiến: "Đọc thơ, cảm được âm điệu...".

Hé lộ cách chuyển ý mượt mà trong bài NLXH

Nếu bạn chưa biết cách chuyển ý từ đoạn văn này sang đoạn văn khác thì đừng bỏ qua bài viết này nhé. Lưu ngay lại để vận dụng!

Gợi ý viết nghị luận văn học 200 chữ về thơ

Nghị luận văn học 200 chữ về thơ không khó viết, song bạn cần phải biết được phương pháp để có bài viết chuẩn chỉ và hấp dẫn nhất. Hãy cùng tham khảo nhé!

Chí Phèo và bi kịch khi bị cự tuyệt quyền làm người

Bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người đó là sự mâu thuẫn giữa khát vọng quay trở lại làm một con người, khát khao được đối xử như một con người nhưng không được của Chí Phèo.

Cuộc đời Lão Hạc chồng chất bi kịch: Bi kịch làm cha và bi kịch làm người

Phân tích truyện ngắn Lão Hạc để làm rõ nhận định: Cuộc đời lão Hạc chồng chất những bi kịch: bi kịch làm cha và bi kịch làm người.

10 cách kết bài cho mọi đề NLXH của HSG

Viết kết bài trở nên đơn giản hơn nếu bạn biết vận dụng những cách làm dưới đây. Cùng tham khảo nhé!

Gợi ý kết bài cho mọi dạng so sánh hai tác phẩm văn học

Nếu bạn còn đang loay hoay không biết kết bài cho dạng đề so sánh như thế nào thì đừng bỏ qua bài viết gợi ý dưới đây nhé!

Gợi ý cách trả lời câu hỏi đọc hiểu để đạt điểm tối đa

Đọc hiểu là phần kiến thức quan trọng giúp các bạn học sinh dễ dàng "ăn điểm". Tuy nhiên, để trả lời chính xác cũng cần có phương pháp khoa học.

Gợi ý cách từng đoạn trong bài văn phân tích

Nếu bạn đang loay hoay không biết viết bài văn phân tích thế nào thì đây sẽ là gợi ý hữu ích dành cho bạn.

Gợi ý 7 mở bài áp dụng cho lý luận văn học

Hãy cùng tham khảo 7 mở bài dưới đây để đúc rút ra kinh nghiệm, kỹ năng cho chính bản thân mình khi viết mở bài lý luận văn học nhé!

Khi 'triết lý sống' của các quốc gia đi vào NLXH

Bạn biết không, mỗi quốc gia trên thế giới sẽ có những triết lý sống độc đáo, mang ý nghĩa đặc biệt riêng. Hãy cùng tìm hiểu để áp dụng cho bài NLXH của mình nhé.

Ưu điểm và nhược điểm của các nhân vật trong văn chương

Nhân vật văn chương thường phản ánh sâu sắc tính cách nhân loại. Vậy nên các nhân vật được xây dựng với nhiều nét ưu - nhược để phù hợp với hoàn cảnh, thời đại.

Tóm tắt quá trình thức tỉnh của nhân vật Chí Phèo trong truyện ngắn cùng tên

Quá trình thức tỉnh của Chí Phèo là nội dung được khắc họa rõ nét nhất, phản ánh tội ác của xã hội phong kiến xưa. Qua đó thể hiện ý nghĩa nhân văn sâu sắc về khát vọng sống tốt đẹp của con người.

Phân tích nhân vật Thị Nở để làm rõ quan điểm 'công việc của nhà văn là ở chỗ phát hiện cái đẹp...'

Giải thích ý kiến: "Công việc của nhà văn là ở chỗ phát hiện cái đẹp...". Hãy phân tích nhân vật Thị Nở trong tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao để làm rõ ý kiến trên. 

Đề xuất