Đàn ông thời xưa có "tam thê tứ thiếp" là chuyện thường: Thê, thiếp là ai?

Tại sao người xưa lại có “tam thê tứ thiếp”? "Tam thê" là ba bà vợ nào và "tứ thiếp" là bốn thiếp nào?

Đỗ Thu Nga Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Hôn nhân thời hiện đại tuân theo chế độ một vợ một chồng, đôi bên cùng bình đẳng. Nhưng ở thời phong kiến thì không phải như vậy. Mỗi cuộc hôn nhân ở thời bấy giờ đều bị ảnh hưởng bởi yếu tố bối cảnh gia đình, địa vị xã hội và tư tưởng nam tôn nữ ti.

Hoàng đế có tam cung lục viện; văn võ bá quan, con nhà phú hộ thì tam thê tứ thiếp. Điều rõ ràng nhất trong chế độ này chính là địa vị của người phụ nữ thấp bé đến mức hèn mọn. Họ ít khi được đi học nhưng vẫn phải sống trọn tam tòng tứ đức.

Trong lịch sử xã hội phong kiến Trung Hoa, người ta thường nhắc đến câu nói như vậy, nói rằng một vị quan đại thần nào đó có "tam thê tứ thiếp", hưởng hết vinh hoa phú quý. Tuy nhiên, những trường hợp này thời cổ đại chỉ có nhà giàu mới có, đối với gia đình bình thường mà nói, có vợ đã là tốt lắm rồi huống chi "tam thê tứ thiếp".

Vậy "tam thê tứ thiếp", ai là thê, mà ai là thiếp?

Người sống trong thời phong kiến được phân thành nhiều cấp bậc, địa vị khác nhau. Địa vị không giống nhau thì đãi ngộ đương nhiên cũng khác.

Như nô lệ, nhóm người ở tầng thấp nhất của xã hội, không chỉ không có quyền đặt tên cho mình, ngay cả quyền lợi cơ bản nhất của con người cũng không có.

dan-ong-thoi-xua-co-tam-the-tu-thiep-the-thiep-la-ai

Hoàng đế là người ở cấp bậc cao nhất, sở hữu hậu cung ba nghìn giai lệ, hạ nhân hàng nghìn hàng vạn, tài sản không thể đếm xuể… còn nắm trong tay quyền sinh sát, quyết định mạng sống của người khác.

Cấp bậc của những người vợ ở thời này cũng bị ảnh hưởng bởi chế độ địa vị xã hội. Người có địa vị cao thì có thể làm thê tử. Nếu điều kiện gia cảnh của người vợ cách biệt rất lớn với người chồng thì cho dù có được người đàn ông yêu thích đến mấy, thì đa phần sống như kiếp nha hoàn (người hầu), quá lắm là được lên bậc "thiếp".

Địa vị của thê tử vượt xa thiếp thất. Gia đình của thê tử hầu như đều có điều kiện kinh tế, thậm chí còn có quyền thế trong triều đình. Họ được gả đi cũng được thông qua nhiều lễ nghi cưới hỏi đàng hoàng như "tam sính lục lễ" (sính lễ và nghi thức đám cưới) và được đón vào từ cửa chính của nhà trai.

Thế nhưng thiếp thất thường không được như vậy. Họ đa phần là những cô gái có địa vị thấp, gia cảnh không quá tốt, thường được gả đi để phục vụ nhà chồng, như món hàng trả nợ cho nhà cha mẹ đẻ, cưới hỏi cùng lắm chỉ được ngồi trên chiếc kiệu nhỏ đi vào cửa sau.

Cũng vì bị xếp vào thiếp thất, nên họ thường bị chèn ép bởi thê tử của chồng, hay còn gọi là vợ được cưới danh chính ngôn thuận. Cùng mang số phận làm vợ người ta, nhưng người thì được hưởng nhiều loại đãi ngộ đặc biệt, được tôn trọng và ăn sung mặc sướng; người thì phải sống như kiếp hạ nhân, phải cơm bưng nước rót cho chồng, cha mẹ chồng và thậm chí là thê tử của chồng.

"Tam và tứ" trong "tam thê tứ thiếp" là con số ước lệ cho việc người đàn ông thời bấy giờ có thể cưới nhiều vợ. Thê và thiếp là phân loại cấp bậc vợ của người đàn ông.

Bên cạnh đó, "tam và tứ" còn thể hiện một ý nghĩa quan trọng khác. Đó là thông thường, trong một gia đình một chồng nhiều vợ, số lượng thê tử thường ít hơn thiếp thất, rất nhiều trường hợp thê tử chỉ có một. Con số này phần nào nói lên sự cao quý của thê tử được cưới gả đàng hoàng, chứ không "đại trà" như thiếp thất.

Ở một số gia đình thời phong kiến, thê tử còn có thể giữ nhiệm vụ quản lý tài chính trong thu chi hàng ngày của nhà chồng, xử lý mọi việc phát sinh, từ người hầu cho đến thiếp thất.

Đồng thời thê tử còn được nhà chồng nể nang một vài phần vì bối cảnh gia đình cha mẹ đẻ của họ. Có thể cuộc hôn nhân này không có tình yêu, nhưng nhờ sở hữu cấp bậc địa vị nhất định nên họ được hưởng những đãi ngộ to lớn hơn thiếp thất thấp kém.

Con cái của thê tử (đặc biệt là con trai) thường được thừa hưởng sản nghiệp gia tộc và nắm quyền quản lý gia đình khi trưởng thành. Theo đó, thê tử này cũng được nâng tầm địa vị, "mẹ quý nhờ con".

Con người ngày nay xem chế độ hôn nhân "đa thê" này là hành vi đáng lên án. Chế độ hôn nhân này không những thiếu tôn trọng phụ nữ mà còn hủy đi nhân tính. Nó thể hiện sự bất lực của những kẻ nghèo hèn cũng là bi kịch của người phụ nữ thời cổ đại.

Xem thêm: Vì sao người xưa dặn "có bạc thì đeo có vàng nên cất"?

Bình luận
Mới nhất
Vui lòng để bình luận.

Đọc thêm

Cổ nhân có câu: "Hai má không thịt không nên kết giao, mặt ngang cũng được coi là kẻ xấu", ý nghĩa là gì?

Người xưa dặn: 'Người hai má không có thịt không nên kết giao', vế sau đáng chú ý hơn
0 Bình luận

Lời người xưa dạy cho đến nay vẫn còn đúng, nhắc chúng ta đừng cố phạm điều cấm kỵ như câu: "Trời tối chớ làm 3 điều, trong nhà không họa".

Người xưa dặn 'trời tối chớ làm 3 điều, trong nhà không họa': 3 điều đó là gì?
0 Bình luận

Mộ phần là nơi được người xưa đặc biệt chú trọng, các cụ cho rằng bất cứ những thay đổi trên mộ dù là nhỏ nhất cũng có thể phản ánh rất nhiều điều, thậm chí cả vận mệnh của người còn sống.

Người xưa dặn: Mộ không đầu thì con cháu nghèo, một thứ cạnh mộ thì ba đời giàu có
0 Bình luận

PC Right 1 GIF

Bài mới

Lời khuyên của con rể - Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Lời nói của con rể khiến tôi không hài lòng, hay nói đúng hơn là thất vọng. Tôi không thể bán nhà cửa để vào viện dưỡng lão ở được...

Đăng Dương
Đăng Dương 20 giờ trước
Người xưa dặn: Có 7 kiểu đàn bà phá nát phúc đức nhà chồng, dù đẹp như tiên cũng tránh lấy 

Theo quan niệm của người xưa thì những kiểu phụ nữ này sẽ tạo nghiệp, ảnh hưởng tới phúc đức gia đạo nhà chồng nên tránh.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 2 ngày trước
Con riêng của chồng – Câu chuyện nhân văn cảm động

Tôi từng khuyên bạn thân bỏ chồng khi cô ấy phát hiện chồng có con riêng bên ngoài, nhưng đến khi chính mình rơi vào hoàn cảnh ấy tôi lại lưỡng lự không quyết định được.

Hải An
Hải An 3 ngày trước
Người xưa cảnh báo: Mang 3 thứ này vào nhà tài lộc tiêu tan

Có những vật tưởng như vô tri nhưng nếu mang vào nhà sẽ khiến tài lộc tiêu tan, gia đạo lục đục. Dưới đây là 3 thứ tuyệt đối tránh mang vào nhà.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 3 ngày trước
Bố tôi và những chiếc răng – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Nhìn nụ cười của bố tôi hạnh phúc vô ngần. Đôi khi báo hiếu không cần đến những điều to tát. Chỉ cần cha mình nhai ngon một bữa cơm, cười rạng rỡ không ngại ngùng, là đủ thấy lòng ấm.

Hải An
Hải An 4 ngày trước
15 chữ khiến phụ huynh phải suy ngẫm: 'Chọn ngành cho con nhưng mình chưa từng hỏi con muốn gì'

15 chữ ngắn gọn nhưng tựa như một lời thức tỉnh để hàng triệu bậc phụ huynh cần ngẫm lại xem mình đã thật sự hiểu con chưa?

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 4 ngày trước
Vì sao người xưa nói 'móng nhà vững chắc, 3 đời thịnh vượng'?

Ở đời, chúng ta sử dụng rất nhiều thứ - có thứ hỏng thì có thể thay được nhưng có những thứ nếu chọn sai thì rất khó sữa chữa, nhất là nhà cửa.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 4 ngày trước
Khi nào có thời gian – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Chỉ đến khi ngồi suốt đêm bên giường bệnh tôi mới nhận ra cái gọi là “khi nào có thời gian” chính là lời hứa suông lớn nhất đời người.

Hải An
Hải An 5 ngày trước
Triết lý từ chuyện tình trong phim Thiện nữ u hồn: Thiện lương mà không có sức mạnh chỉ là thứ vô dụng!

Phải xem đi xem lại đến vài lần phim "Thiện nữ u hồn", tôi mới để ý đến câu nói: "Thiện lương mà không sức mạnh chỉ là thứ vô dụng".

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 5 ngày trước
Người xưa dặn: Đặt 1 trong 5 vật ở cửa ra vào, gia đình bình an, phú quý kéo đến

Người xưa rất coi trọng phong thủy nhà ở, vì thế đã khuyên hậu thế đặt 5 vật này ở cửa ra vào để đón bình an, phú quý. Đó là những thứ gì?

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 5 ngày trước
Con có về không? - Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Nhà hàng xóm tưng bừng làm cỗ đón con trai, con gái về chơi dịp lễ. Mẹ sốt ruột cứ ra ngõ ngóng chờ, lòng cứ tự hỏi, không biết con có về không?

Thanh Tú
Thanh Tú 6 ngày trước
Cổ nhân dạy: 'Thánh nhân dạy vì bụng không vì mắt'

"Thánh nhân dạy vì bụng không vì mắt" - triết lý sâu xa của cổ nhân, ai hiểu được thì giàu sang phú quý kề cận. 

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 6 ngày trước
 Mẹ muốn tái hôn – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Ngày mẹ còn trẻ, phơi phới thanh xuân sao không lấy chồng. Giờ đầu hai thứ tóc lại đột ngột muốn tái hôn?

Hải An
Hải An 7 ngày trước
Người xưa nói: Gia phong tốt vượng ba đời

"Gia phong tốt vượng ba đời" - chỉ cần duy trì 2 thói quen này, cuộc sống sẽ ngày càng thịnh vượng. 

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 7 ngày trước
Mẹ chồng nàng dâu – Câu chuyện đáng suy ngẫm

Vợ chồng tôi kết hôn đã hơn một năm, nhưng mối quan hệ mẹ chồng nàng dâu không những không cải thiện mà còn xấu đi theo thời gian khiến tôi mệt mỏi vô cùng.

Lão Tử dạy: Biết đủ sẽ có đủ, biết người là khôn, biết mình là sáng suốt

Lão Tử dạy 3 bài học lớn: Biết đủ sẽ có đủ, biết người là khôn, biết mình là sáng suốt. Hậu thế lĩnh hội được thì sướng cả đời. 

PC Right 1 GIF
Đề xuất