Henriette Bùi - nữ bác sĩ người Việt đầu tiên dám vượt định kiến, đòi lẽ công bằng

Khi Pháp sang, hệ thống bệnh xá lần hồi mọc lên, người Việt cũng theo đó mà tiếp cận với Tây y. Bà Henriette Bùi Quang Chiêu trở thành nữ bác sĩ đầu tiên của nước ta. Bà thông thạo 7 thứ tiếng, tốt nghiệp trường Y với luận án xuất sắc.

Đỗ Thu Nga
16:28 22/11/2021 Đỗ Thu Nga
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Thạo 7 thứ tiếng, tốt nghiệp trường Y loại ưu

Henriette Bùi Quang Chiêu (1906–2012) là một nữ bác sĩ người Việt. Bà được biết đến là nữ bác sĩ đầu tiên của Việt Nam.

Bà là con thứ trong một gia đình người Việt giàu có mang quốc tịch Pháp ở Nam Kỳ. Cha của bà là Nghị viện Bùi Quang Chiêu - một chính khách có tiếng ở Nam Kỳ thời Pháp thuộc. Mẹ bà là Vương Thị Y, thuộc một gia đình giàu có người gốc Hoa.

chuyen-it-biet-ve-cuoc-doi-va-su-nghiep-cua-bac-si-henriette-bui-7
Henriette Bùi Quang Chiêu (thứ hai từ trái sang) bên gia đình năm 1921 tại Phú Nhuận, TP.HCM

Tuy nguyên quán ở trong Nam nhưng bà lại sinh ra ở Hà Nội và lớn lên ở Sài Gòn. Thời nhỏ, bà học trường St Paul de Chartres, tức Trường Nhà Trắng tại Sài Gòn. Năm 1915, bà thi vượt cấp và đậu bằng Certificat sớm 2 năm. Sau đó, bà vào học trường Collège des Jeunes Filles, trước năm 1975 là Trung học Gia Long Sàigòn, nay là Trung học Nguyễn Thị Minh Khai.

Bà được sang Pháp du học từ năm 15 tuổi. Một năm sau đó, mẹ bà qua đời vì bệnh lao phổi. Có lẽ việc này đã tăng thêm nguyện vọng của bà theo ngành y. Việc học của bà bị gián đoạn một năm vì bệnh đau mắt (trachoma), tuy nhiên đến năm 1926, bà cũng tốt nghiệp bậc trung học tại Lycée Fenelon ở Paris.

Cuộc đời tạo ra nhiều "chấn động" của Henriette Bùi

Bà Henriette Bùi vào Đại học Y Khoa Pháp năm 1926. Việc một phụ nữ, lại là người Việt, vào học Y tại Paris là một sự kiện chấn động. Thời bấy giờ, đại học còn rất ít sinh viên nữ, và ngành y khoa lại càng hiếm hoi hơn. 

Sau 10 năm "tu luyện" nội trú tại các bệnh viện, bà chọn chuyên ngành sản khoa. Bà trở thành bác sĩ gốc Việt đầu tiên xuất thân từ Đại học Y khoa Paris. Khi đó bà mới tròn 28 tuổi.

chuyen-it-biet-ve-cuoc-doi-va-su-nghiep-cua-bac-si-henriette-bui-6
Henriette Bùi Quang Chiêu thời sinh viên y khoa

Và cuộc đời bà còn gây ra nhiều "chấn động" khác, do cá tính mạnh mẽ của bà. Đề tài bà chọn để tốt nghiệp bấy giờ vốn là "Thụ tinh nhân tạo cho người hiếm muộn” nhưng vì quá mới so với thời đó nên bà được các giáo sư khuyên chọn một đề tài khác “cổ điển và an toàn hơn”. Bà đã tốt nghiệp xuất sắc và nhận được huy chương vinh danh của trường vào năm 1934.

Sự kiện bà hồi hương năm 1935 là một biến cố quan trọng, làm chấn động dư luận xã hội và truyền thông lúc bấy giờ. Bà trở về Việt Nam theo lệnh của cha mẹ để thực hiện cuộc hôn nhân "môn đăng hậu đối" nhất thời bấy giờ, lấy ông Vương Quang Nhường - Tiến sĩ Luật khoa đầu tiên của Việt Nam.

chuyen-it-biet-ve-cuoc-doi-va-su-nghiep-cua-bac-si-henriette-bui-8
Đám cưới của Henriette Bùi

Mối nhân duyên này đứt quãng sau 2 năm vì ông Nhường không thể chịu được việc bài đi làm quá nhiều, bao đêm phải đột xuất ra khỏi nhà để cứu chữa bệnh nhân. Vụ ly hôn này cũng là một sự kiện chấn động thời đó. 

Sau đó, bác sĩ Henriette Bùi tái hôn với kỹ sư, đồng thời là bác sĩ Nguyễn Nguyễn Ngọc Bích, người con trai thứ 5 của Đức Giáo tông Hội thánh Cao Đài (Bến Tre) Nguyễn Ngọc Tương. Ông Bích từng tốt nghiệp kỹ sư cầu cống từ trường nổi tiếng bậc nhất xứ Pháp “École Polytechnique,” vốn chỉ dành riêng cho sinh viên ưu tú nhất của nước Pháp và thế giới thời ấy. Ông Bích là một thành phần yêu nước, đáp lời kêu gọi quê hương, gia nhập phong trào kháng chiến chống thực dân Pháp.

Vượt định kiến, đòi lẽ công bằng

Bước chân vào nghề là lúc bà Henriette Bùi đêm hết tâm huyết cùng kiến thức chuyên môn của mình và tình yêu với nghiệp cứu người để tham gia vào nghề "từ mẫu" giữa lúc nền y tế nước nhà còn mang nặng tính cổ truyền.

chuyen-it-biet-ve-cuoc-doi-va-su-nghiep-cua-bac-si-henriette-bui-0
Henriette Bùi Quang Chiêu

Nhân dân phần đa xa lạ với nhà thương, bệnh xá cũng như các phương pháp chữa trị của Tây y. Và đâu chỉ thế, bà còn đối diện với nhiều khó khăn khác từ chính nghề mình bởi những đồng nghiệp khác màu da.

Dạo ấy, nước nhà bị Pháp đô hộ, nên trong mắt người Pháp với người An Nam cũng có sự phân biệt hẹp hòi. Sự kỳ thị, khinh miệt từ đồng nghiệp người Pháp với đồng nghiệp An Nam, sự bất công về tiền lương cho bác sĩ Việt so với bác sĩ Pháp... 

Nhưng bà Henriette Bùi đã vượt qua tất cả những điều đó bằng lòng yêu nghề, sự tự tôn dân tộc, bằng sự đấu tranh trực diện với cấp trên yêu cầu quyền lợi chính đáng cho bác sĩ Việt, cho bệnh nhân Việt. 

chuyen-it-biet-ve-cuoc-doi-va-su-nghiep-cua-bac-si-henriette-bui
Biệt thự tư gia của Henriette Bùi Quang Chiêu ở số 28 đường Testard

Ví dụ như lần có giám đốc người Pháp yêu cầu bà mặc đầm với lý do như thế sẽ nhận được sự kính trọng, bình đẳng trong con mắt đồng nghiệp Pháp. Nếu không bà sẽ bị lầm tưởng bà là một “bà mụ đỡ đẻ” hơn là một bác sĩ sản khoa.

Nhưng với lòng tự trọng của bản thân, lòng tự tôn dân tộc, bà khước từ yêu cầu này. Bà vẫn ăn mặc như một người Việt Nam bình thường.

Trong quãng đời 44 năm gắn bó với nghề y, Henriette lúc làm việc ở Việt Nam, lúc sang Pháp hành nghề. Bà còn nâng cao tay nghề khi sang Nhật Bản năm 1957 học châm cứu để áp dụng có hiệu quả cho ngành sản khoa. Đến năm 1961, Henriette sang Pháp sinh sống và tiếp tục nghề y với phòng mạch của mình. 

Năm 1970, bà về nước và xin làm tình nguyện phục vụ không lương trong ngành hộ sản và nhi tại Bệnh viện Phú Thọ. Đến năm 1971, bà sang Pháp tiếp tục làm nghề cho đến năm 1976. Bà mất vào ngày 27/4/2012 tại Paris, thọ 106 tuổi.

Không chỉ tận tâm với nghề, Henriette còn hiến tặng biệt thự tư gia của bà ở số 28 đường Testard làm cơ sở cho Trường ĐH Y khoa Sài Gòn thuộc Viện Đại học Sài Gòn. Nơi ấy, nay là địa điểm thuộc Bảo tàng Chứng tích chiến tranh ở đường Võ Văn Tần, TP.HCM.

Xem thêm: Cuộc hội ngộ bất ngờ đầy xúc động giữa bác sĩ và cậu bé sinh non từng được ông cứu sống

Sống Đẹp
songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận