Mỗi ngày một việc tốt: Bà con Ca Dong cõng từng viên gạch lên núi xây trường
Để con em có ngôi trường khang trang học tập, người dân C Dong đã nghỉ đi rẫy để cõng từng viên gạch, từng bao cát lên xây trường.

Những ngày này, điểm trường nóc Ông Bình mới (xã Trà Dơn, huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam) đang được hối hả thi công thay cho điểm trường cũ đang tạm bợ.
Do vị trí xây trường mới nằm trên đồi cao, dốc dựng đứng nên xe tải chuyển vật liệu không thể đi lên tới nơi. Vậy là hằng ngày, hàng chục người già, người lớn, trẻ con đồng bào Ca Dong nối thành hàng dài từ chân đồi lên công trường xây dựng để vận chuyển cát, xi măng, sắt thép... cho thợ xây trường.

Tạm gác việc nương rẫy, mỗi ngày bà con tập hợp ở con đường qua làng, phân chia nhau từng đầu việc, cõng từng bao cát, đá... lên đồi. Ai cõng được bao nhiêu thì cõng, tất cả đều mong con em mình có trường học mới tươm tất, sạch sẽ.
Anh Nguyễn Bình Nam - chủ nhiệm CLB Bạn thương nhau (Đà Nẵng), đơn vị tài trợ xây điểm trường mới nóc Ông Bình - cho biết thật sự xúc động trước sự nhiệt tình, vất vả của bà con.
"Đường lên tới vị trí xây điểm trường quá dốc, không thể dùng xe máy hay xe tải chở lên được mà phải cõng bằng sức người. Không có bà con thì chắc chắn không thể xây trường được", anh Nam nói.

Anh cũng cho hay các nhà hảo tâm mỗi lần lên thăm công trình đều tặng quà cho bà con, khi thì tiền mặt, lúc thì con heo để bà con mổ rồi cùng ăn...

Được biết điểm trường nóc Ông Bình có 35 trẻ với hai khối lớp gồm mầm non và tiểu học. Phụ trách dạy là một thầy giáo 26 tuổi và một cô giáo người Cor 32 tuổi.

Nhiều năm qua, để đi vào điểm trường chỉ có cách lội bộ, nhưng nay một con đường mới đang được mở ra, xe máy có thể vào được.
(Theo Tuổi trẻ)
Xem thêm: Mỗi ngày một việc tốt: Chuyện về người "vác tù và hàng tổng"
Đọc thêm
Thời buổi hiện nay, người trẻ xin việc đã khó khăn, nói gì đến những ai đã đến tuổi trung niên. Nếu đang chật vật xin việc, hãy tham khảo những bí quyết này.
Không chỉ lái xe 0 đồng giúp đỡ bà con miền núi, những mảnh đời bất hạnh mà chú Nguyễn Văn Lâm còn luôn dạy các con mình bài học về lòng nhân ái, sự chia sẻ trong cuộc đời.
Tuy tuổi còn nhỏ nhưng tình thương người lại mênh mông, nhiều lần Hoàng Duy cùng mẹ tham gia các hoạt động thiện nguyện. Mỗi lần như thế em chỉ ước lớn thật nhanh để giúp đỡ được nhiều người.
Bài mới

Từ nữ sinh đầu tiên của Việt Nam dự thi Olympic Toán quốc tế đến chuyên gia y tế cộng đồng, thạc sĩ Phan Vũ Diễm Hằng dành trọn hành trình sự nghiệp cho những việc tử tế. Ở tuổi nghỉ hưu, bà vẫn bền bỉ với những dự án giáo dục vùng cao, xây ký túc xá, bảo trợ học sinh nghèo và lan tỏa tinh thần “nghỉ hưu nhưng không nghỉ việc”.

Xung phong đi xã, được chỉ định làm Bí thư xã ở huyện biên giới Mường Lát (Thanh Hóa), Phó giáo sư Đoàn Văn Trường (SN 1989) nguyên Phó bí thư Tỉnh đoàn Thanh Hóa sẵn sàng nhận nhiệm vụ với tinh thần nhiệt huyết: “Tôi mong muốn được phát triển, thay đổi những vùng đất khó, giúp người dân miền núi có cuộc sống tốt hơn”.

Tiến sĩ Bùi Hải Hưng là một trong những nhà khoa học hàng đầu trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo (Al), hiện đang là Viện trưởng Viện trí tuệ Nhân tạo VinAI Research. Năm 16 tuổi ông từng giành huy chương Olympic Toán quốc tế, lấy bằng tiến sĩ tại Úc năm 25 tuổi, giữ vị trí chuyên gia máy học tại Adobe Research và nghiên cứu cấp cao tại Google DeepMind.