Vĩnh biệt Thiếu tướng, Anh hùng phi công huyền thoại Nguyễn Hồng Nhị

Anh hùng phi công huyền thoại Nguyễn Hồng Nhị - người bắn rơi 8 máy bay Mỹ qua đời vào ngày 25/11, hưởng thọ 84 tuổi. 

Đỗ Thu Nga
14:52 26/11/2021 Đỗ Thu Nga
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Bà Nguyễn Thị Thanh Hậu - Vợ Thiếu tướng, ANh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân Nguyễn Hồng Nhị chia sẻ: Thiếu tướng Nguyễn Hồng Nhị đã qua đời tại bệnh viện Quân y 175 (TP.HCM) vào lúc 11h ngày 25/11/2021. "Ông mất lúc 11h hôm qua rồi. Tang lễ của ông sẽ được tổ chức vào sáng 30/11, sau đó đưa ông về quê", bà Nguyễn Thị Thanh Dậu cho hay.

Thiếu tướng Nguyễn Hồng Nghị quê gốc ở Bình Định. Sau khi trở về cuộc sống thời bình, ông cùng gia đình định cư ở TP.HCM. Người phi công huyền thoại của dân tộc Việt Nam đổ bệnh vào năm 2015. Từ đó cho đến trước khi qua đời, ông luôn được vợ là bà Nguyễn Thị Thanh Dậu chăm sóc tại  nhà riêng tại quận Tân Bình (TP.HCM).

Theo VTC, Thiếu tướng, Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân Nguyễn Hồng Nhị là nguyên Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam, Phó Tư lệnh Tham mưu Trưởng Quân chủng Không quân. Ông là một cựu phi công lái máy bay MiG-21 và là phi công Việt Nam đầu tiên dùng MiG-21 bắn rơi máy bay Mỹ.

anh-hung-phi-cong-huyen-thoai-nguyen-hong-nhi-qua-doi-7
Thiếu tướng Nguyễn Hồng Nhị lâm bệnh nặng luôn được người vợ hiền cận kề chăm sóc (Ảnh năm 2020)

Được biết, Thiếu tướng Nguyễn Hồng Nhị gia nhập Quân đội nhân dân Việt Nam khi chưa tròn 18 tuổi. Ông nằm trong Đại đội 104 Phòng Tham mưu Khu 5. Năm 1954, khi đang tại ngũ đại đội 

Đến năm 1972, khi đang là Thiếu tá Chủ nhiệm bay của Trung đoàn không quân 921, ông được bổ nhiệm làm Trung đoàn Trưởng Trung đoàn không quân 927 có nhiệm vụ chiến đấu bảo vệ Hà Nội và các tỉnh phía Bắc. Sau đó là Sư đoàn phó Sư đoàn không quân 371. 

Năm 1975 ông về làm Sư đoàn Trưởng Sư đoàn không quân 372. Năm 1985 được phong Thiếu tướng, Sư trưởng Sư đoàn không quân 370. Trong quá trình hoạt động cách mạng, ông Nhị đã 8 lần bắn rơi máy bay Mỹ.

Thiếu tướng Nguyễn Hồ Nhị lần đầu tiên bắn rơi máy bay Mỹ là vào ngày 4/3/1966. Trưa và chiều hôm đó trời quang mây, rất thuận lợi cho máy bay chụp ảnh tầng cao hoạt động, và tình báo cho biết sẽ có máy bay địch tới. Anh em trong đơn vị được yêu cầu chuẩn bị các phương án đánh. Phi công Nguyễn Hồng Nhị với máy bay Tiêm kích MiG-21 tại sân bay Nội Bài năm 1967.

"Đặt ống nghe vào máy, tôi giở bản đồ xem lại các phương án. Nếu U-2 (một loại máy bay) vào thì chỉ có một phương án. Đó là biên giới Việt - Lào. Còn nếu là máy bay không người lái thì nhiều phương án hơn.

Đánh máy bay không người lái dễ thì ít, khó thì nhiều. Dễ là nó bay theo chương trình lập sẵn, không có đối kháng gì; khó là thân hình nó nhỏ, khó phát hiện sớm. Nếu phát hiện muộn, tốc độ tiếp cận lớn (hơn 1000 km/h), ta sẽ không kịp phóng tên lửa, dễ đâm vào nó hoặc xông lên trước nó" - ông Nguyễn Hồng Nhị viết trong nhật ký.

anh-hung-phi-cong-huyen-thoai-nguyen-hong-nhi-qua-doi-0
Phi công Nguyễn Hồng Nhị với máy bay Tiêm kích MiG-21tại sân bay Nội Bài năm 1967 (Ảnh vtvcnew)

Chiến thuật của phi công ta là từng chiếc MiG-21 nối nhau công kích một mục tiêu; nếu chiếc đi đầu bắn trượt thì đã có chiếc nối đuôi bắn tiếp. Từ sở chỉ huy, Chính ủy trung đoàn gọi điện cho ông Nhị động viên: "Hôm nay gặp thời cơ, cậu bình tĩnh bắn cho chuẩn xác nhé!".

Sau khi bình tĩnh, ông Nhị ra đứng trước thềm để xem tình hình thời tiết, nhẩm tính phương án bay thì nhận được thông tin máy bay địch xuất hiện. Mọi người trong phiên trực hối hả, răm rắp làm nhiệm vụ của mình. Chuẩn bị xong, phi công Hồng Nhị chạy thật nhanh lên buồng lái, cài khóa dù, bật công tắc vô tuyến, ấn nút liên lạc với sở chỉ huy.

Mật khẩu mở máy lăn ra đường băng và cất cánh lúc đó là "Ấp Bắc". "Trong tai mũ bay của tôi vang lên tiếng "Ấp Bắc" của đồng chí sĩ quan dẫn đường. Tôi lập tức vừa trả lời "Rõ!", vừa ấn nút khởi động động cơ. Tiếng động cơ kêu to dần, vòng quay của rô-to cũng tăng lên từ 0 đến 60% trong chưa đầy 45 giây. Tôi giơ tay trái lên ngang đầu để báo cho đồng chí tổ trưởng tổ thợ máy rút chèn bánh cho máy bay lăn ra đường băng, cất cánh" - trích nhật ký của Thiếu tướng Nguyễn Hồng Nhị.

Khi phát hiện mục tiêu và đề nghị công kích được sở chỉ huy chấp nhận, máu trong người chàng phi công trẻ như dồn hết về tim để tạo ra sức mạnh kỳ diệu của sự bình tĩnh, chính xác. Ông Nhị đưa mục tiêu vào tâm vòng ngắm, ấn nút "bám sát mục tiêu" của radar để xác định cự li bắn, rồi ấn nút phóng tên lửa. Quả tên lửa hồng ngoại K-13 vọt ra khỏi cánh máy bay và lao về phía máy bay Mỹ.

"Tôi nhớ lại, nó giống như cái lần tôi bắn bia ở trường bắn Axtra-khan. Trong mũ bay, tai hãy còn nghe tiếng kêu o o của quả tên lửa thứ hai bắt được nhiệt của mục tiêu. Tôi lập tức ấn nút phóng quả thứ hai để đảm bảo chắc chắn là mục tiêu đã bị tiêu hủy.

Tôi báo cáo về sở chỉ huy: Đã 'uống bia' xong! Đó là tiếng lóng mật khẩu - có ý nghĩa phóng tên lửa. Sở chỉ huy cũng thông báo rằng trên màn hình, mục tiêu đã mất, và cho tôi hướng bay về sân bay hạ cánh.

Từ trên vùng trời cao Quảng Ninh, tôi bay về sân bay Đa Phúc, thật là nhẹ nhõm trong người bởi đã hoàn thành được công việc mà cả tập thể Trung đoàn giao phó, thực hiện được nguyện vọng, khát khao của từ người chiến sĩ gác đường băng cho đến người chỉ huy cao nhất Trung đoàn, đó là: Từ trận đầu, MiG-21 phải bắn rơi máy bay Mỹ! Hôm nay, tôi đã thực hiện được trọn vẹn mong ước đó!", ông Nhị viết.

Xem thêm: Nguyễn Bình - vị "độc nhãn tướng quân" huyền thoại của quân đội nhân dân Việt Nam

songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận