Về sống với bố mẹ, 9x ngộ ra chân lý: Thì ra, đây là nguyên do khiến người trẻ khó tiết kiệm

Từng thắc mắc vì sao bản thân mãi chẳng tiết kiệm được gì, sau khi trở về sống với bố mẹ, 9x này đã ngộ ra chân lý.

Chi Nguyễn
09:30 03/10/2023 Chi Nguyễn
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Đã bao giờ bạn thắc mắc, vì sao bản thân có lương lậu ổn định, vậy mà cố gắng mãi chẳng tiết kiệm được gì chưa? Nếu còn băn khoăn, hãy thử đọc bài tâm sự dưới đây:

"Tôi là một người thuộc thế hệ 9x, là con một trong gia đình khá giả, tuổi cũng đã gần 30. Vì thế, suốt tuổi trẻ, tôi gần như tôi chẳng bao giờ phải lo nghĩ gì về tiền bạc vì đã có bố mẹ, ông bà đáp ứng đầy đủ mọi nhu cầu. Cả gia đình chỉ mong tôi có điều kiện tốt nhất để phát triển bản thân. Về mình, tôi cũng là đứa chăm ngoan nhưng lại không xuất sắc trong chuyện học hành. 

Sau 3 lần thi đại học, tôi mới đỗ vào một ngôi trường khá nổi tiếng ở thành phố lớn. Sau khi tốt nghiệp, tôi có công việc ổn định, mức lương khá hơn hẳn công việc dạy học của bố mẹ. Sau đó, tôi kết hôn, chồng tôi là giáo viên. Tổng thu nhập hàng năm của vợ chồng chúng tôi là 220.000 NDT, trong khi tổng thu nhập của bố mẹ tôi chỉ là 150.000 NDT.

ve-song-voi-bo-me-9x-ngo-ra-ly-do-khien-nguoi-tre-kho-tiet-kiem

Dẫu vậy, tôi không hiểu sao bản thân chẳng thể tiết kiệm được đồng nào. Có thời điểm, chúng tôi tiêu sạch hết tiền, khoản tiền dành dụm trước khi cưới cũng bay biến. Lúc khó khăn, tôi đành nhờ bố mẹ giúp đỡ. Đó là chưa kể, tiền sắm nhà và mua xe cũng được bố mẹ phụ hơn 1 nửa.

Cách đây vài năm, bố tôi bị sốt xuất huyết, phải nhập viện. Khi đi nộp viện phí, ông bảo tôi rút tiền tiết kiệm của mình. Tôi đã rất sốc khi thấy trong tài khoản của ông có 720.000 NDT. Trong khi đó, vợ chồng chúng tôi lương nhiều gấp đôi bố mẹ nhưng lại chỉ mới dành ra được 300.000 NDT. Tuy nhiên nếu có việc gì gấp, có lẽ khoản tiền này cũng chẳng ở trong sổ tiết kiệm được lâu. Điều này khiến tôi băn khoăn, tự hỏi tại sao  một cặp vợ chồng trẻ, lương cao như vậy mà vẫn không 'giàu' bằng bố mẹ?

Ban đầu, tôi nghĩ đó là vấn đề thời gian, bởi bố mẹ tôi đã tích cóp nhiều năm rồi. Thế nhưng, nghĩ lại thì bản thân tôi cũng đã đi làm được 10 năm, vậy mà vẫn kém xa bố mẹ hơn chục năm trước. Mãi đến năm ngoái, sau khi đưa bố mẹ tôi đến Quảng Châu sống cùng, tôi mới biết 4 nguyên nhân phía sau.

Quan niệm khác nhau về tiền bạc

Triết lý sống của bố mẹ tôi là, tiết kiệm nếu có thể và không chi tiêu nếu có thể. Khi họ chuyển đến sống cùng, tôi nói bố mẹ chỉ cần mang quần áo thôi, cần gì thì mua là được. Thế nhưng, họ kiên quyết từ chối, mang theo mọi thứ họ sử dụng ở quê nhà lên phố. 

ve-song-voi-bo-me-9x-ngo-ra-ly-do-khien-nguoi-tre-kho-tiet-kiem

Mẹ tôi cho rằng tại sao lại mua mới những thứ đã có và vẫn sử dụng tốt và cho rằng đây là hành động lãng phí tiền bạc. Trong khi đó, vợ chồng tôi đều có chung một quan điểm là những thứ đó khá rẻ, có thể mua mới được, sao phải mang chúng từ quê lên thành phố cho cồng kềnh. 

Khi ở chung, bố mẹ tôi đều đi chợ mỗi ngày để về nấu nướng chứ không bao giờ ra ngoài ăn. Còn vợ chồng tôi lại cho rằng có thể bỏ ra một ít tiền để ăn ngoài, như thế vừa được ăn ngon, vừa đỡ công nấu nướng, dọn dẹp. 

Có nhiều cơ hội để chi tiền

Nói gì thì nói, ngày nay việc chi tiền vẫn dễ dàng hơn xưa. Ở thế hệ cha mẹ chúng ta, Internet và đời sống cũng chưa được phát triển như hiện tại. Có lẽ vì thế mà họ không có nhiều 'nhu cầu' chi tiêu tiền bạc cho lắm.

Còn người trẻ bây giờ, muốn mua thứ gì cũng đều thuận tiện. Chưa kể, có vô số ưu đãi báu bở, khiến chúng ta muốn thử nghiệm, tiêu dùng. Chúng ta nghĩ rằng, sống là để hưởng thụ, vì thế tiêu tiền khá thoải mái. Còn bố mẹ chúng ta thì chi tiền vào những việc chính đáng, hiếm khi xa hoa, lãng phí hay hưởng thụ. 

Chi phí sống tăng cao

Thế hệ cha mẹ tôi tuy lương thấp nhưng chi phí sinh hoạt lúc đó cũng không cao, giá nhà cũng rất thấp. Trung Quốc vào thời điểm đó, việc đi lại về cơ bản là đi xe buýt, taxi hoặc đi xe đạp. Chi phí sinh đẻ, nuôi con, cho trẻ em đi học cũng rất không nhiều như hiện tại. Bố mẹ tôi kể rằng thời trước, nhiều người có quan niệm 'trời sinh voi sinh cỏ', như thế nào cũng sống được. 

ve-song-voi-bo-me-9x-ngo-ra-ly-do-khien-nguoi-tre-kho-tiet-kiem

Còn thời điểm hiện tại, muốn an cư lạc nghiệp cũng khó khi giá nhà đất leo thang từng năm, chưa kể chi phí thi công, xây dựng… cũng ngày càng tăng cao. Nhiều người đi làm nhiều năm cũng không tích đủ tiền xây nhà, có khi đến tuổi trung niên mới an cư lạc nghiệp. Không những thế, việc muốn sinh con, nuôi con trưởng thành là cả một vấn đề to lớn về tài chính mà hầu hết cặp vợ chồng nào cũng phải đau đầu. 

Tất nhiên, những lý do này chưa đủ để giải thích toàn bộ lý do vì sao chúng ta khó tiết kiệm. Tuy nhiên nhờ việc ý thức được những điều này giúp tôi có một cái nhìn đúng đắn và tìm được cách để cải thiện 'túi tiền' của bản thân tốt hơn. Dù sinh ra trong thời đại nào, việc quản lý chi tiêu và biết tiết kiệm để phòng thân vẫn là điều đáng lưu tâm".

*Trên đây là chia sẻ của bạn Lâm Tuyết Cầm trên trang Toutiao (Trung Quốc).

Theo Phụ nữ số

Xem thêm: Nấu ăn sáng tại nhà, gia đình nhỏ tiết kiệm gần 2 triệu/tháng: Chắt bóp chi tiêu thời buổi này là hợp lý

Sống Đẹp
songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận