Chân dung tỷ phú Chuck Feeney - người cho đi toàn bộ tài sản của mình, cuối đời chịu ở nhà thuê
Sau gần 40 năm, tỷ phú Chuck Feeney đã hoàn thành tâm nguyện khi cho đi toàn bộ tài sản của mình là 8 tỷ USD, trong đó có hơn 300 triệu USD dành cho Việt Nam.
Hoàn thành tâm nguyện cho đi toàn bộ tài sản
Cuối năm 2020, tỷ phú người Mỹ gốc Ireland Chuck Feeney thông báo ông đã đạt được mục tiêu cả đời sau gần 40 năm, đó là cho đi toàn bộ tài sản khổng lồ trị giá 8 triệu USD của mình. Trong nhiều thập quỷ vừa qua, tỷ phú Chuck Feeney đã bí mật ủng hộ cho các tổ chức từ thiện, trường dại học hay các tổ chức khác trên toàn thế giới theo quỹ từ thiện do ông thành lập có tên là Atlantic Philanthropies. Vào tháng 9/2020, quỹ Atlantic Philanthropies cho biết họ đã chính thức hết tiền.
Tỷ phú 90 tuổi - nay đã thành cựu tỷ phú - đã ký các tài liệu kết thúc quá trình hoạt động của tổ chức từ thiện Atlantic Philanthropies trong một buổi lễ tổ chức trực tuyến với sự tham dự của vợ ông và các thành viên hội đồng quản trị.
Khi đó, Feeney vui vẻ tâm sự: "Chúng tôi đã học được rất nhiều điều. Chúng tôi làm một số điều khác biệt, nhưng tôi rất hài lòng. Lời cảm ơn của tôi dành cho tất cả những người đã tham gia cùng chúng tôi trong hành trình này. Và với những người đang băn khoăn về việc "Cho đi khi còn sống" (Giving While Living): Hãy thử đi, bạn sẽ thích nó".
"Cho đi khi còn sống" và sẵn lòng sống trong nhà thuê lúc già
Chuck Feeney sinh ra vào năm 1931 trong một gia đình bình dân gốc Ireland ở New Jersey, Mỹ. Vào năm 1950, ông cùng bạn thân Robert Warren Miller thời đại học thành lập Duty Free Shoppers Group (DFS), tập đoàn tiên phong trong việc mua sắm miễn thuế tại sân bay. Vào giữa những năm 1990, DFS đã đem lại khoản lợi nhuận khổng lồ khoảng 300 triệu USD/ năm cho Feeney, Miller và hai đối tác nhỏ hơn
Trong suốt cuộc đời mình, cựu tỷ phú Chuck Feeney được coi là người rất kín tiếng, ít khi trả lời phỏng vấn nhưng lối sống tiết kiệm của ông được rất nhiều người biết tới. Ông không sở hữu ô tô, nhà riêng mà rất khiêm tốn, chỉ dùng có 1 đôi giày. Ông không dùng bữa tại những nhà hàng xa hoa đắt tiền, mà chỉ ưa thích món bánh mì kẹp thịt cho bữa trưa. Ông tâm niệm: "Sự giàu có mang lại trách nhiệm". Vì thế, ông chẳng bao giờ bay bằng hạng thương gia như những người thân trong gia đình hay đồng nghiệp, thay vào đó chỉ ngồi hạng phổ thông.
Feeney từng chia sẻ: "Khi chết, ta không thể mang hết tài sản đi được, vậy thì sao lại không cho hết ngay đi để có thể theo dõi dòng tiền từ thiện, quản lý chúng cũng như chứng kiến các kết quả thiện nguyện ngay khi còn sống?"
Sau khi cho đi toàn bộ tài sản của mình, ông cho biết mình đã dành ra khoảng 2 triệu USD cho kế hoạch nghỉ hưu, tuy nhiên ông cũng hy vọng mình có thể cho đi phần còn lại trước khi qua đời. Ở tuổi 90, vị cựu tỷ phú sống trong căn nhà cho thuê tại San Francisco với người vợ thứ hai là bà Helga - cựu thư ký, còn 5 người con trước đó với người vợ đầu tiên Danielle, gồm 4 con gái và 1 con trai đều đã lớn. Theo Forbes, căn nhà nơi vị cựu tỷ phú hào phóng ấy chọn làm nơi an nghỉ tuổi già chỉ như "phòng ký túc xá của sinh viên năm nhất".
Chủ tịch kiêm giám đốc điều hành quỹ Atlantic Philanthropies, ông Christopher Oechsli cho biết, Feeney đã từng thử sống cuộc sống xa hoa như nhiều tỷ phú khác, nhưng ông tự nhận thấy "nó không dành cho mình". Ông Oechsli kể: "Những câu chuyện về sự tiết kiệm của ông ấy là có thật: Ông ấy chỉ đeo chiếc đồng hồ Casio 10 USD (khoảng 230.000 đồng) và mang giấy tờ trong túi nilon. Đó chính là ông ấy. Đó là điều khiến ông ấy cảm thấy thoải mái và đó chính là con người thực sự của Chuck".
Khác với nhiều vị tỷ phú khác đều tỏ ra khá "rầm rộ" khi quyên tặng từ thiện, Feeney luôn cố gắng giữ bí mật các khoản thiện của mình. Suốt 4 thập kỷ, ông đã gửi từ thiện hơn 8 tỷ USD, cho đi khoảng 375.000% số tiền mà ông giữ lại dưới hình thức vô danh. Cũng vì điều này, tạp chí Forbes đã trân trọng gọi ông là "Điệp viên James Bond của làng từ thiện".
"Người hùng" với Bill Gates, Warren Buffett và cơ duyên tới Việt Nam
Sự hào phóng của Feeney là một trong những lý do khiến Bill Gates và Warren Buffet thành lập nên quỹ từ thiện nổi tiếng "Cam kết cho đi", quỹ khuyến khích những người giàu nhất thế giới cam kết cho đi ít nhất một nửa tài sản họ có làm từ thiện.
Bill Gates từng chia sẻ: "Tôi đã gặp Feeney trước khi thành lập quỹ Cam kết cho đi. Ông ấy nói rằng ta nên khuyến khích mọi người không chỉ cống hiến 50% mà càng nhiều càng tốt suốt đời. Không ai là một ví dụ tốt hơn về điều đó ngoài Chuck!".
Tỷ phú Warren Buffett từng mô tả Feeney rằng "ông ấy là người hùng của tôi và cả Bill Gates, ông ấy nên là anh hùng của tất cả mọi người". Warren từng nói: "Chuck là hình mẫu cho tất cả chúng ta".
Cơ duyên của vị cựu tỷ phú hào phòng này với Việt Nam xảy ra vào năm 1997, khi ông đang ở sân bay San Francisco. Feeney tình cờ đọc được tin rằng tổ chức nhân đạo East Meets West Foundation (Quỹ Đông Tây hội ngộ) trụ sở ở California đang gặp chuyện khó khăn về tài chính. Tổ chức này hướng tới vấn đề cải thiện y tế và giáo dục cho người nghèo đang sinh sống tại Việt Nam.
Feeney đã liên hệ tới giám đốc điều hành của quỹ là Mark Stewart để tìm hiểu thông tin, sau đó đã viết một tấm séc trị giá 100.000 USD ủng hộ. Số tiền ấy sau đó đã được dùng để xây dựng, cải tạo trường tiểu học, lắp đặt hệ thống nước,... Feeney cũng từng vợ tới thăm một bệnh viện và tham gia một số công tác từ thiện ở Việt Nam.
Nhiều năm sau đó, quỹ Atlantic Philanthropies đã ủng hộ 381,5 triệu USD tới các thư viện và trường đại học Việt Nam để cải thiện sức khỏe cộng đồng cũng như hỗ trợ hoạt động. Quỹ này cũng rất nhiệt tình ủng hộ các nỗ lực thúc đẩy lối sống lành mạnh, trong đó có việc ủng hộ chiến dịch không hút thuốc lá và một sáng kiến góp phần dẫn tới quy định người đi xe máy phải đội mũ bảo hiểm.
Sống tiết kiệm nhưng tặng hào phóng
Vậy 8 tỷ USD thiện nguyện của tỷ phú Feeney đã đi những đâu? Feeney đã thầm lặng chi 3,7 tỷ USD cho giáo dục, trong đó có khoản tiền 1 tỷ USD cho trường đại học Cornell nơi ông từng theo học. Hơn 870 triệu đã được ủng hộ cho những hoạt động vì quyền con người và cũng như các hoạt động xã hội khác, chẳng hạn như 63 triệu giúp vận động bãi bỏ án tử hình ở Mỹ.
Ông cũng đã trao tặng hơn 700 triệu quà tặng về y tế, trong đó có việc ủng hộ 270 triệu USD cho Việt Nam để cải thiện các hoạt động chăm sóc sức khỏe cộng đồng, quyên tặng 176 triệu USD cho Viện chăm sóc sức khỏe não bộ tại đại học California (San Francisco). Một trong những món quà cuối cùng của vị cựu tỷ phú hào phóng này là tặng đại học Cornell 350 triệu USD để xây dựng khuôn viên công nghệ tại đảo Roosevelt, New York.
"James Bond của làng từ thiện" đã hoàn thành tâm nguyện "Cho đi khi còn sống" của mình, với những khoản quyên góp thiện nguyện cực lớn cho nhiều lĩnh vực như y tế, giáo dục, hoạt động xã hội... Triết lý của Chuck Feeney chính là sống tiết kiệm nhưng tặng hào phóng, cho đi tới những đồng tiền cuối cùng của khối tài sản kếch xù của mình.
Tỷ phú 25 tuổi Jack Dorsey: Tôi muốn cho đi toàn bộ tài sản của mình để giúp đỡ người khác
5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần
Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!
Bình luận