Người nghèo tâm niệm tiết kiệm mới giàu, chỉ kẻ có tiền mới đầu tư nhà đất
Chỉ có tiết kiệm mới giàu được, khi nào có tiền mới đầu tư nhà đất là tư duy phổ biến của nhiều người nghèo, trong khi người giàu hiếm khi nghĩ vậy.
Không ít người nghèo thường than thở rằng, vì sao tôi làm việc chăm chỉ, cố gắng đến vậy mà chẳng thể giàu có, trong khi người giàu cứ ngày một giàu thêm? Thực ra, đôi khi chỉ chăm chỉ thôi chưa đủ, quan trọng là ta có biết cách khiến tiền đẻ ra tiền hay không.
Các chuyên gia tài chính từng chỉ ra rằng, điểm khác biệt giữa người giàu và người nghèo là tư duy. Điều này có thể thấy rõ trong suy nghĩ về việc mua nhà đất. Người nghèo cho rằng, chỉ có tiết kiệm mới giàu, khi nào có tiền rồi hẵng đầu tư nhà đất. Trong khi đó, người giàu chưa chắc đã nghĩ như vậy.
Đợi có tiền mới đầu tư
Khi được khuyên nhủ rằng hãy đầu tư ngay bây giờ đi, không ít người liền đáp lại rằng: "Tôi làm gì có tiền mà đầu tư!". Vậy khi nào mới có tiền để đầu tư, và có tiền là bao nhiêu? Khi ấy là 100 triệu, 200 triệu, 1 tỷ hay 10 tỷ? Cứ ngồi đợi đến khi có tiền mới đầu tư, vậy làm sao để có tiền?
Thực ra, đó chỉ là câu hỏi hóc búa với người không thích trả lời thôi. Thực ra, chỉ cần có 100.000 đồng trong tay cũng đã tính là có vốn đầu tư rồi. Muốn đầu tư chứng khoán, cũng chỉ cần chừng đó là đã có thể mua một vài cổ phiếu. Muốn tìm hiểu về nhà đất, bất động sản, chỉ 100.000 đồng là đủ rồi.
Đầu tư không nhất thiết phải là thứ gì đó to tát, ghê gớm lắm, mà ta có thể bắt đầu từ những cái rất nhỏ nhặt, cụ thể. Đôi khi, đầu tư có thể bắt đầu từ một mối quan hệ, hay một thông tin về người bán - người mua.
Chỉ tiết kiệm thì không chỉ giàu được
Tiết kiệm là đức tính tốt và rất cần thiết trong cuộc sống, nhưng phần lớn chúng ta đang tiết kiệm sai cách. Chẳng hạn, có một câu chuyện như sau:
Người A mỗi tháng đều để dành ra 2 triệu để ăn chơi, mua sắm những thứ mình thích và không tiết kiệm gì cả. Người B cho rằng đó là quá lãng phí, vì thế anh ta tiêu rất ít và để dành 2 triệu mỗi tháng, mục đích là để mua điện thoại mới vào cuối năm.
Sau 1 năm, người A vẫn duy trì thói quen như vậy, không mua được thứ gì mới cho bản thân. Người B đã để dành đủ tiền, mua chiếc điện thoại mình yêu thích với giá 24 triệu, cảm thấy vô cùng vui sướng. Người B cho rằng mình chi tiêu thật hợp lý, không như người A làm bao nhiêu tiêu hết bấy nhiêu.
Thực ra có phải như vậy không? Xét về mặt tài chính, rõ ràng số tiền mà cả hai mất đi sau 1 năm đều như nhau - 24 triệu đồng. Do đây không phải là một khoản đầu tư, nên nó không mang về cho hai người khoản lợi nhuận nào. Về mặt tinh thần, người A lại được hưởng niềm vui nhỏ mỗi tháng, còn người B lại thắt lưng buộc bụng để hưởng niềm vui lớn vào cuối năm. Vì thế, thật khó để đánh giá ai mới là người hạnh phúc hơn.
Hai ví dụ trên là cách tiết kiệm thường thấy, nhưng đó thực sự có phải là tiết kiệm không? Tiết kiệm là để cho tài sản tăng lên theo thời gian, nhưng việc tăng lên có ý nghĩa gì khi mà cuối cùng chúng ta lại tiêu hết sạch số tiền đó? Nếu đó quả thực là tiết kiệm, vậy vì sao người giàu cứ càng giàu thêm, còn người nghèo thì lại nghèo đi?
Tiết kiệm là một cách làm giàu chậm chạp, trong khi chúng ta đều muốn bản thân đổi đời thật nhanh chóng. Để làm được điều đó, ta phải thấu hiểu tư duy của người giàu, đó chính là kiếm tiền. Người giàu tiết kiệm bằng cách khiến tiền đẻ ra tiền, đầu tư một khoản thu nhập hàng tháng đều đặn. Cứ thế lợi dụng sức mạnh của lãi kép, đến khi tổng tài sản của họ tăng cao hơn so với mức chi tiêu hàng tháng.
Để làm được điều này không dễ, bởi nó đòi hỏi ta phải thay đổi quan điểm và tư duy lối mòn của mình, chưa kể còn phải thực sự kiên nhẫn. Chúng ta đang lãng phí quá nhiều thời gian cho việc tiết kiệm sai lầm, trong khi ta hoàn toàn có thể đầu tư ngay bây giờ. Chỉ có tiết kiệm mới giàu được, khi nào có tiền đầu tư nhà đất cũng chưa muộn là một quan niệm sai lầm. Tiết kiệm một cách đúng đắn, dùng số tiền đó để khiến tiền đẻ ra tiền chính là cách mà người giàu liên tục giàu lên theo năm tháng.
Xem thêm: Quan điểm gây tranh cãi: Thà mua nhà đất trong ngõ nhỏ còn hơn trèo cao ở chung cư
5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần
Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!
Bình luận