Chuyên gia tài chính kiêm triệu phú tự thân bật mí phương pháp giúp ta tránh đưa ra quyết định xấu với tiền bạc

Ngay cả người tỉnh táo đến đâu cũng có thể phạm sai lầm, đặc biệt là trong việc quản lý tài chính. Hãy áp dụng 2 quy tắc dưới đây của triệu phú tự thân Ramit Sethi để tránh những sai lầm trong tiền bạc.

Chi Nguyễn
20:32 08/12/2021 Chi Nguyễn
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Khi tìm hiểu về tài chính, bạn thường nghe được câu nói "tài chính cá nhân là chuyện cá nhân". Theo Ramit Sethi, tác giả của cuốn sách bán chạy nhất New York Times "I will teach you to be rich" (Tôi sẽ dạy bạn cách làm giàu) cho biết: "Tôi không tin vào câu nói đó. Bởi nhiều người trong chúng ta đều tin rằng mình đặc biệt, và niềm tin đó tạo ra rất nhiều quyết định sai lầm". Bên cạnh việc là một tác giả nổi tiếng, Sethi còn là triệu phú tự thân, chuyên gia tài chính cá nhân và doanh nhân khởi nghiệp.

Phần lớn mọi người đều có lợi khi cùng thực hành những bước cơ bản để đạt được mục tiêu tài chính. Sethi nhận định: "Phần lớn chúng ta đều có chung mục tiêu tài chính. Chúng ta muốn tiền làm việc cho mình, chúng ta muốn an toàn, và chúng ta muốn dư dả tiền bạc để mua tất cả những gì mà chúng ta muốn".

trieu-phu-tu-than-chi-cach-tranh-dua-ra-quyet-dinh-xau-voi-tien-bac
Ramit Sethi, tác giả của cuốn sách bán chạy nhất New York Times "I will teach you to be rich"

Khi bạn tin rằng trường hợp tài chính của mình rất đặc biệt khiến không một luật lệ cơ bản nào đúng, nó sẽ khiến việc hoạch định tài chính trở nên khó khăn hơn. Ví dụ như khi bạn có nhiều mục tiêu cùng một lúc như trả tiền học phí, tạo một quỹ khẩn cấp, và tăng quỹ lương hưu, bạn sẽ cảm thấy bị áp đảo và kết quả là không có tiến độ ở bất kì mục tiêu nào. "Phần lớn chúng ta đều giống nhau", ông nhắc lại. "Hãy nhận ra điều đó, và thành thạo những bước cơ bản để có được tư cách trở nên đặc biệt".

Dưới đây là những bước cơ bản để nắm chắc trước khi cá nhân hóa tài chính của mình theo vị triệu phú tự thân này:

Hãy nắm rõ với tình hình tài chính của mình

Nhiều người mà Sethi gặp mặt không biết về những đặc điểm cơ bản của tài chính bản thân như họ đang có bao nhiêu tiền và nợ nần ra sao. Rất nhiều cuộc khảo sát cũng công nhận điều này: 38% người mua nhà trả góp không biết về tỉ lệ lãi họ phải trả, theo Bankrate.

trieu-phu-tu-than-chi-cach-tranh-dua-ra-quyet-dinh-xau-voi-tien-bac
Để phần nào nắm chắc tình hình tài chính của bản thân, hãy tự hỏi 3 câu hỏi sau:

Chuyên gia tài chính này cho biết, để phần nào nắm chắc tình hình tài chính của bản thân, hãy tự hỏi 3 câu hỏi sau:

1. Mình còn nợ bao nhiêu tiền?

Hãy tạo một danh sách những khoản nợ mà mình có như nợ tiền nhà trả góp, nợ tiền thẻ tín dụng, hay nợ tiền đại học. Danh sách này cần bao gồm số tiền phải trả hàng tháng cùng với phần trăm lãi.

2. Mình kiếm được bao nhiêu tiền?

Một điều vô cùng quan trọng là biết được tiền lương thực tế của mình là bao nhiêu, tức mình đem về nhà bao nhiêu tiền mỗi tháng.

3. Mình dùng bao nhiêu phần trăm lương để tiết kiệm và đầu tư?

Hãy ghi lại số tiền mà bạn dùng để tiết kiệm hay đầu tư như đóng góp vào các quỹ lương hưu như 401(k), IRA, đầu tư cổ phiếu hay một quỹ tài chính khẩn cấp.

Hãy có một kế hoạch về cách bạn dùng tiền

trieu-phu-tu-than-chi-cach-tranh-dua-ra-quyet-dinh-xau-voi-tien-bac
Khi bạn đã biết được những con số của mình, hãy tạo cho mình một kế hoạch chi tiêu hợp lý

Khi bạn đã biết được những con số của mình, hãy tạo cho mình một kế hoạch chi tiêu hợp lý. Bạn cần nghĩ về những khoản chi phí cho những gì bạn cần, những gì bạn muốn và khoản tiền tiết kiệm. Nhiều chuyên gia tài chính thường khuyên sử dụng luật 50-30-20, chia tiền lương của bạn ra thành 3 phần nói trên theo tỉ lệ 50% cho những gì bạn cần, 30% cho những gì bạn muốn, và 20% dùng để tiết kiệm.

Đây chính là thời điểm để bạn cá nhân hóa tài chính của mình theo Ramit Sethi. "Hãy hỏi bản thân: "Mình có biết tiền của mình đang đi đâu không"? Câu hỏi này nghe đơn giản, nhưng rất nhiều người không hề biết. Và nếu bạn hỏi họ 'bạn định dành bao nhiêu phần trăm số tiền của mình để tiết kiệm trong tháng tới?' Họ sẽ chỉ nhìn bạn mà không nói gì. Đó không phải là câu trả lời mà bạn muốn".

Ngoài ra, một điều thông minh mà bạn nên làm là tự động hóa việc tiết kiệm và đầu tư phần trăm tiền lương của mình nếu có thể. "Thông thường, khi bạn tiết kiệm hay đầu tư một khoản tiền nhất định, phần lớn những câu hỏi đều là liệu mình nên tăng thêm hay giảm đi, ví dụ như mình muốn tiết kiệm 18% hay 20%. Thế nhưng đó chỉ là những thay đổi nhỏ, phần lớn mọi người còn có sẵn khoản tiết kiệm và đầu tư. Đó là những người mà tôi muốn nhắc nhở".

trieu-phu-tu-than-chi-cach-tranh-dua-ra-quyet-dinh-xau-voi-tien-bac
Tôi muốn bạn chi tiêu cho bản thân và tự hào về việc đó

Về việc chi tiêu cho bản thân, Ramit Sethi nói rằng hãy nghĩ về "những gì mà bạn muốn tiêu tiền cho." Vị triệu phú tự thân này cho hay: "Và bạn dành cho bản thân bao nhiêu mỗi tháng cho việc đó mà không cảm thấy tội lỗi? Bạn có thể đi ăn ngoài hàng, tập gym hay mua một cái áo khoác mới. Tôi muốn bạn chi tiêu cho bản thân và tự hào về việc đó".

Một khi bạn đã thành thạo những bước chi tiêu cơ bản, thì bạn có thể nói "tôi đã có tư cách để tăng thêm 5% tính cá nhân vào việc chi tiêu của bản thân, nhưng cho tới khi đó tôi sẽ không ngồi yên và bị tê liệt bởi các kế hoạch tài chính của bản thân. Tôi sẽ bắt đầu ngay bây giờ".

Theo CNBC

Xem thêm: Triệu phú tự thân chia sẻ bí quyết làm giàu của người thành công: Đừng chỉ trông chờ vào công việc duy nhất

Sống Đẹp
songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận