Nghị lực phi thường của cậu bé mù sinh ra trong gia đình nghèo, đánh bại kỳ thị để vươn lên thành triệu phú

Srikanth Bolla sinh ra trong một gia đình nghèo, bị mù bẩm sinh, người đời kỳ thị, đã cố gắng vươn lên và trở thành triệu phú.

Chi Nguyễn
08:00 20/07/2022 Chi Nguyễn
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Cuộc đời của triệu phú mù Srikanth Bolla là những thước phim truyền cảm hứng, là tấm gương nghị lực đối đầu với nghịch cảnh, luôn hướng về tương lai.

Srikanth Bolla là ai?

Đáng tiếc rằng, không phải ai cũng may mắn được sinh ra với một hình hài toàn vẹn. Srikanth Bolla sinh năm 1992 tại một ngôi làng hẻo lánh tại Seetharamapuram, Machilipatnam, Andhra Pradesh, Ấn Độ.

trieu-phu-mu-srikanth-bolla-la-ai
Srikanth Bolla không may bị mù bẩm sinh

Anh bị mù bẩm sinh, là con trai của một cặp vợ chồng nông dân nghèo khó. Từ khi vừa sinh ra, Srikanth đã phải đối mặt với sự kỳ thị, khi gia đình và hàng xóm khuyên cha mẹ anh nên vứt bỏ đứa con này. Họ mê tín tin rằng, đứa con tật nguyền ấy là do tội lỗi của cha mẹ anh, và anh sẽ là gánh nặng của họ. 

Thế nhưng, ông Damodar Rao và bà Venkatamma đã từ chối làm việc đó, họ nguyện chăm sóc con trai cả đời. Bỏ qua những lời thị phi ác ý, cặp vợ chồng coi anh như một báu vật, cố gắng làm lụng để con có cuộc sống ấm no. Anh từng tự hào chia sẻ: "Họ là những người giàu tình cảm nhất mà tôi biết".

Bị người đời kỳ thị, nỗ lực vượt lên số phận

Vì bị mù, Srikanth Bolla không được đi học như bao người bạn đồng trang lứa. Bản thân bố mẹ của cậu cũng không biết chữ, nên không làm cách nào để dạy con. Thế nhưng, họ biết rõ tầm quan trọng của giáo dục, nên đã tìm cách cho con đi học. Đó là một ngôi trường ở rất xa nhà, đường xá lầy lội, xe cộ hỗn loạn.

Được đi học nên Srikanth vô cùng thích thú, cậu rất chăm học và cũng học rất giỏi. Thế nhưng, vì khiếm khuyết của mình mà cậu bị bạn bè cùng trường hắt hủi, xa lánh, nhà trường còn từ chối cho nhập học. Cậu luôn bị bắt ngồi ở băng ghế cuối, và thậm chí không được tham gia bất kỳ hoạt động ngoại khóa nào. Ước mơ, ý chí và nghị lực vươn lên của cậu bé chưa kịp nhen nhóm đã bị dập tắt.

trieu-phu-mu-srikanth-bolla-la-ai
Chàng trai trẻ đứng lên hản đối quy định không cho phép người mù tham gia vào các nghiên cứu khoa học

Thương con bị người đời coi thường, phải chịu tủi nhục, cha Srikanth đã đón con trai về. Ông đưa cậu tới làm việc ở trang trai, hi vọng con có thể giúp đỡ mình. Thế nhưng, thật không may, dù rất cố gắng nhưng cậu không thể làm gì. Cậu bé mù vẫn khát khao được đi học, và cuối cùng cha cậu đã gửi con vào ngôi trường đặc biệt dành cho người mù ở thành phố gần đó.

Như cá gặp nước, Srikanth Bolla lao đầu vào học hành và nhanh chóng trở thành học sinh xuất sắc. Không chỉ ghi điểm cao ngất ngưởng, anh còn rất giỏi các môn thể thao như cờ vua, cricket (bóng gậy). Tại đây, anh còn có cơ hội tham gia dự án hàng đầu về giáo dục dựa trên những giá trị thực do cựu Tổng thống Ấn Độ Abdul Kalam khởi xướng.

Trong suốt những năm tháng cấp 3, anh gần như luôn đạt điểm tuyệt đối trong mọi kỳ thi. Không chỉ vậy, anh còn có niềm đam mê nghiên cứu khoa học. Thế nhưng, lúc đó các cơ quan quản lý giáo dục đại học đã từ chối đơn đăng ký của anh, và nói rằng những người mù không thích hợp với khoa học.

trieu-phu-mu-srikanth-bolla-la-ai
Cảm phục trước nghị lực của Srikanth, cô giáo dạy tiếng Anh tốt bụng tên Swarnalatha đã đứng ra giúp đỡ

Cảm phục trước nghị lực của Srikanth, cô giáo dạy tiếng Anh tốt bụng tên Swarnalatha đã đứng ra giúp đỡ. Sau đó, chàng trai trẻ đứng lên hản đối quy định không cho phép người mù tham gia vào các nghiên cứu khoa học. 6 tháng tiếp theo là những ngành ròng rã đấu tranh, và cuối cùng anh đã thắng kiện.

Srikanth Bolla đã được nhận vào làm nghiên cứu khoa học. Để anh có thể theo kịp bài, cô giáo Swarnalatha đã thu âm lại tất cả các bài giảng rồi đưa cho học trò. Anh đã làm việc cả ngày lẫn đêm và học tập chăm chỉ để hoàn thiện được 98% trong tất cả các kỳ thi, và tất cả mọi người xung quanh anh đều phải choáng váng trước thành tích ấy.

Bị các trường đại học từ chối nhưng vẫn từ chối gục ngã trước thất bại

Có số điểm cao ngất ngưởng, thành tích đáng nể, thế nhưng Srikanth Bolla lại phải đối mặt với sự thất vọng khi nộp đơn theo học ở cac trường cao đẳng danh tiếng. Khi anh nộp đơn đăng ký thi vào Indian Institute of Technology (IIT) và BITS, hồ sơ của anh bị từ chối. 

Và rồi, hàng trai trẻ quyết định, nếu anh không xứng đáng với những trường đại học đó, thì những trường đại học đó cũng không xứng đáng với anh. Anh khẳng định: "Tôi thấy rằng chính nhận thức và sự kỳ thị của mọi người mới là điều khiến tôi bị coi là mù".

Cuối cùng, Srikanth quyết định nộp đơn online vào một số trường đại học ở Mỹ. 4 trường sẵn sàng nhận anh, nhưng 9x đã quyết định chọn Đại học Massachusetts Institute of Technology (MIT) tại Mỹ. Anh trở thành sinh viên quốc tế bị khiếm thị đầu tiên ở MIT, theo học ngành Quản trị Kinh doanh và được miễn toàn bộ học phí.

Khởi nghiệp với công ty riêng, trở thành triệu phú

trieu-phu-mu-srikanth-bolla-la-ai
Srikanth Bolla lại khiến tất cả bất ngờ khi từ chối tất cả, bắt tay vào khởi nghiệp công ty riêng.

Năm 2012, anh tốt nghiệp và trở về Ấn Độ, nhận được vô số lời mời làm việc với mức lương cao ngất ngưởng. Ai cũng nghĩ rằng đó là quá đủ với một người mù. Thế nhưng, Srikanth Bolla lại khiến tất cả bất ngờ khi từ chối tất cả, bắt tay vào khởi nghiệp công ty riêng.

Dưới sự giúp đỡ của cô Swarnalatha, vừa là giáo viên vừa là cố vấn, 9x đã thành lập Bollant Industries. Đây là công ty công nghiệp chuyên sản xuất các loại bao bì đóng gói thân thiện với môi trường từ giấy tái chế. Công ty này rất đặc biệt, khi chỉ tuyển những người khuyết tật gặp khó khăn trong cuộc sống, không có bằng cấp.

Srikanth Bolla tâm sự, anh hi vọng với công ty của mình, anh có thể xóa bỏ mặc cảm và giúp người khuyết tật tái hòa nhập cộng đồng. 9x cho biết: "Tôi muốn giúp đỡ tất cả những người đang có hoàn cảnh khó khăn như tôi có một cuộc sống tốt đẹp hơn. Tình thương, lòng trắc ẩn không chỉ thể hiện ở hành động cho một kẻ ăn xin ở ngã tư vài đồng xu, mà còn ở chỗ chỉ cho người ta cách để sống và cho họ cơ hội vươn lên".

trieu-phu-mu-srikanth-bolla-la-ai
Công ty của Srikanth chỉ tuyển những người khuyết tật gặp khó khăn trong cuộc sống, không có bằng cấp

Nỗ lực vượt khó vươn lên của 9x Ấn Độ đã đúc thành quả ngọt, nhận được sự chú ý của vô số đại gia giàu có. Những người đã đầu tư vào  Bollant Industries phải kể đến tỷ phú Ratan Tata, S.P. Reddy và Srini Raju, cùng vô số doanh nghiệp lớn khác. 

Ravi Mantha, một trong những nhà đầu tư của công ty chia sẻ: "Cô Swarnalatha là người đào tạo tất cả các nhân viên tật nguyền ở Bollant, lập nên một tập thể vững mạnh, nơi họ đều cảm thấy mình được tôn trọng. Còn Srikanth là nguồn cảm hứng đối với tôi. Anh ấy không chỉ là một người bạn trẻ mà còn là cố vấn của tôi, dạy cho tôi biết rằng không có gì là không thể miễn ta đã hạ quyết tâm".

trieu-phu-mu-srikanth-bolla-la-ai
Swarnalatha là giáo viên tiếng Anh của Bolla và là nguồn cảm hứng của anh ấy. Cô ấy hiện là giám đốc và COO của Bollant Industries

Công ty của Srikanth Bolla hiện đã có các nhà máy sản xuất đặt tại các bang Andhra Pradesh, Telagana và Karrnataka của Ấn Độ. Tính đến năm 2017, Bollant Industries có 10 đơn vị sản xuất sản xuất các sản phẩm dùng một lần thân thiện với môi trường và vật liệu đóng gói từ lá tự nhiên và giấy tái chế; 15% sản phẩm được xuất khẩu sang Mỹ, Úc và Đức.

Sự phát triển vượt bậc của công ty khởi nghiệp này đã biến cậu bé mù năm nào trở thành triệu phú khi mới 23 tuổi. Srikanth tự nhận mình là người may mắn nhất thế giới, không phải bởi thành công mà anh đạt được, mà anh hạnh phúc vì luôn có bố mẹ ở bên, ủng hộ mọi quyết định của anh trên con đường lập nghiệp.

trieu-phu-mu-srikanth-bolla-la-ai
Cuộc sống chẳng được chọn lựa hoàn cảnh mình sinh ra nhưng mình có quyền lựa chọn cách sống tốt nhất

Anh cho hay: "Cuộc đời tôi chưa từng thất bại. Ngay từ khi sinh ra, nhiều người nghĩ không nhìn thấy ánh sáng chính là thất bại, nhưng tôi lại nghĩ đó là động lực để bản thân phải cố gắng nhiều hơn. Ngay cả khi bị viện công nghệ IIT từ chối, tôi cũng chẳng cho rằng bản thân mình kém cỏi. Tôi tin rằng họ sẽ phải hối tiếc khi bỏ qua mình. Cuộc sống chẳng được chọn lựa hoàn cảnh mình sinh ra nhưng mình có quyền lựa chọn cách sống tốt nhất. Tôi muốn thành công hơn nữa để có thể giúp đỡ được nhiều người sinh ra không may mắn giống như tôi".

Theo Doanh nghiệp hội nhập, Oddity Central

Xem thêm: Lòng nhân ái và trái tim luôn đập vì cộng đồng của "thiên thần không chân" Huỳnh Thanh Thảo

Sống Đẹp
songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận