Tầm
TikToker 9x bật mí bí quyết tiết kiệm 50% thu nhập mỗi tháng: Tôi không muốn mình bị nợ nần
Có mức lương cao ngất ngưởng ở tuổi 25 khiến TikToker 9x bị choáng ngợp, và đây là cách cô đã áp dụng để tiết kiệm 50% thu nhập.

Brittany Broski hiện đang là một người sáng tạo nội dung trên mạng xã hội TikTok. Trước kia, cô vốn có một công việc ổn định ở ngân hàng, nhưng sau đó đã nghỉ việc. Nhờ cách nói chuyện hóm hỉnh và nội dung mới mẻ, 9x đã thu hút hơn 7 triệu người theo dõi.
Công việc này đã đem lại cho 9x một nguồn thu nhập cao ngất ngưởng, khiến cô cảm thấy mình bị choáng ngợp. Tuy nhiên, thay vì hưởng thụ cuộc sống xa hoa, dư dả về vật chất thì Brittany Broski chọn cho mình lối sống tiết kiệm. TikToker cho hay, hiện cô đang để dành 50% thu nhập mỗi tháng một cách rất dễ dàng.

9x giải thích: "Mọi khoản thu nhập vừa xuất hiện trong tài khoản của tôi sẽ lập tức được trích ra 50% để chuyển vào quỹ tiết kiệm. Hành động này được diễn ra ngay và luôn. Đây là cách tốt nhất để đảm bảo tôi sẽ không đụng tới nó. Chúng ta đều biết rõ rằng, nếu trong tay có một khoản tiền rảnh rỗi, rất khó để nó chịu 'nằm yên' một chỗ".
Cô cho biết, động lực giúp cô duy trì thói quen tiết kiệm 50% là nhìn những người bạn xung quanh. Broski bật mí, có nhiều người bạn của cô cũng là nhà sáng tạo nội dung, nhưng họ lại đang lâm vào cảnh nợ nần vì tiêu xài hoang phí.

3 năm qua, dù cho sự nghiệp liên tục thăng hạng và thu nhập khá, cô chỉ thực hiện một khoản chi lớn duy nhất cuối năm 2021. Đó là khi chiếc xe cũ mua từ năm 2005 của cô bị hỏng, và cô phải mua một chiếc Lincoln Aviator để thay thế.
Broski nhận định: "Có những thời điểm tiền bạc đến với chúng ta một cách quá dễ dàng, nhưng không một ai dạy chúng ta cách quản lý chúng. Đó là một điều hết sức nguy hiểm. Do đó, nếu có thể, tôi muốn nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tiết kiệm càng sớm càng tốt". Dưới đây là những điều mà cô đã làm để tiết kiệm được 50% thu nhập:
Đừng để quá nhiều tiền trong ví
Trái ngược với nhiều lời khuyên thường thấy, Broski lại cho rằng ta không nên để quá nhiều tiền trong ví. Theo cô, việc có nhiều tiền trong tay sẽ khiến ham muốn mua sắm của ta càng lớn. Bởi ta có thể mở ví, rút tiền và tiêu xài ngay khi suy nghĩ mua sắm xuất hiện.
Nếu không để sẵn nhiều tiền trong ví, bạn sẽ có thêm vài giây, hoặc vài phút để chần chừ cân nhắc thêm về quyết định mua đồ của mình.
Đặt tên cho quỹ tiết kiệm

Việc đặt tên cho quỹ tiết kiệm tuy đơn giản nhưng có thể đem lại cho ta nguồn động lực khá lớn. Chẳng hạn, nếu ta muốn để dành tiền để đi du lịch Đà Nẵng, hãy đặt tên cho quỹ là "Đà Nẵng thơ mộng".
Duy trì mức tiết kiệm linh hoạt
Nữ TikToker này cho biết, ta không nên đặt một mức tiết kiệm tiền cố định. Tức là, dù mỗi tháng ta nên bỏ ra một khoản để tiết kiệm, thì tỷ lệ tiền ta bỏ vào đó nên linh hoạt thay vì giữ nguyên một con số. Chẳng hạn, tháng 1 ta tiết kiệm 30%, tháng 2 là 50%, tuy vào vào mức chi tiêu tháng đó.
Điều này sẽ giúp việc tiết kiệm trở nên linh hoạt và dễ dàng hơn. Trong những tháng ngày thu nhập biến động lớn, khi tăng khi giảm, bạn sẽ dễ dàng cân đối các quỹ chi tiêu. Chẳng hạn, nếu thu nhập ta giảm còn có 10 triệu đồng, tiết kiệm 5 triệu đồng/tháng sẽ khiến cho ngân sách quá eo hẹp và ta không muốn tiết kiệm nữa. Ngược lại, nếu thu nhập là 20 triệu đồng, việc tiết kiệm 5 triệu lại quá dễ dàng, và ta có nhiều tiền hơn để chi tiêu.
Hạn chế dạo phố
Việc đi dạo phố có thể khiến ta vô tình nổi hứng mua sắm, và rất khó có thể kiềm chế ham muốn đó. Càng đi nhiều, ta càng dễ bắt gặp nhiều món hàng hấp dẫn, và ta lại càng dễ tiêu tiền hơn. Ngay từ đầu, nên mua sắm một lượng lớn các mặt hàng, đáp ứng đủ nhu cầu của mình trong 1 lần để hạn chế việc phải dạo phố. Đó chính là một cách "chặn đứng" việc tiêu tiền ngay từ đầu.
Thay đổi nơi gặp gỡ bạn bè hay hẹn hò

Đi chơi không nhất thiết là ta lúc nào cũng phải tụ tập ở hàng quán sang trọng với chi phí đắt đỏ. Thay vì đi nhà hàng, hãy thử huyển địa điểm sang những cửa hàng có giá cả phải chăng hơn, miễn là đảm bảo tinh thần cuộc vui. Ngoài ra, ta cũng có thể rủ bạn bè đến nhà hoặc cùng nhau đi cắm trại, tự chuẩn bị đồ ăn, thức uống.
Theo CNBC, Storm
-
Tầm 3 giờ trước
Sai lầm tiền bạc lớn nhất mà "phù thủy tài chính" Suze Orman từng mắc phải: Tin rằng vật chất định nghĩa thành công
-
Tầm 5 giờ trước
Lý thuyết cọng rơm và quy luật không phải ai cũng thành công một mình
-
Tầm 2 ngày trước
Cảnh giác chiêu trò "bán cắt lỗ" hậu sốt đất: Bán thật thì ít, thổi giá thì nhiều
-
Tầm 2 ngày trước
Phạm Thị Trà Mi: Nữ sinh Nghệ An xuất sắc lập "hat-trick" tại kỳ thi THPT 2022
-
Tầm 2 ngày trước
Nghỉ hưu sớm: Ngày càng nhiều người trẻ theo đuổi, vẫn bị đánh giá là "không thực tế"
-
Tầm 2 ngày trước
Thu nhập khoảng 50 triệu/tháng, vợ chồng trẻ không biết có nên vay tiền mua chung cư
-
Tầm 2 ngày trước
Giật mình khi biết căn nhà đang ngắm bị đẩy giá lên cả tỷ chỉ sau 1 tháng
-
Tầm 3 ngày trước
7 khoản chi tiêu lãng phí khiến tài khoản của bạn cạn kiệt: Lý do nghèo bền vững là đây
0 Bình luận