Tiến sĩ ở đại học Harvard khuyên: Đừng thuê nhà, hãy cố mua nhà bằng tiền mặt
Theo vị tiến sĩ kinh tế ở đại học Harvard này, ta không nên cả đời sống trong nhà thuê mà thay vào đó, hãy cố gắng tích cóp để mua nhà.
Sở hữu một ngôi nhà cho riêng mình là ước mong của rất nhiều người. Thế nhưng, không phải ai cũng biết cách để hiện thực hóa ước mơ đó. Điều này không phải là bất khả thi, nhưng sẽ không thể làm được nếu ta không biết quản lý tài chính.
Người đưa ra ý kiến đó là ông Laurence J. Kotlikoff, tác giả cuốn sách "Phép thuật đồng tiền: Bí mật để có được nhiều tiền hơn, ít rủi ro hơn và có cuộc sống tốt đẹp hơn của một nhà kinh tế học". Ông Kotlikoff là tiến sĩ Kinh tế ở Đại học Harvard, từng viết bài cho nhiều tờ báo nổi tiếng như The New York Times, WSJ, Bloomberg, The Financial Times. Năm 2014, ông được The Economist vinh danh là 1 trong 25 nhà kinh tế ảnh hưởng nhất thế giới.
Dưới đây là một số quy tắc để quản lý tài chính mà nhà kinh tế học này đưa ra:
Đừng vay tiền để học đại học
Ông Kotlikoff cho rằng, các khoản vay dành cho sinh viên ở Mỹ thường quá trủi ro và tốn kém. Ông cho rằng, ta nên theo hướng "săn" học bổng hoặc vào trường đại học có chi phí thấp hơn là vay sinh viên.
Vị tiến sĩ Harvard này cho biết: "Nó quá rủi ro và tốn kém. Học đại học không coi nhẹ nhưng bạn có thể nhận được một nền giáo dục tốt mà không cần đánh cược tương lai và có thể phá vỡ các kế hoạch nghề nghiệp của bạn".
Cố gắng mua nhà thay vì đi thuê
Ông cho rằng, sở hữu một ngôi nhà có thể giảm thiểu rủi ro lâu dài. Cụ thể, ta nên sở hữu nhà thay vì thuê nhà, bởi việc thuê nhà sẽ khiến tài chính của ta bất ổn hơn ta nghĩ. Khi thuê nhà, ta sẽ gặp vấn đề lớn nếu tiền thuê tăng mà thu nhập không thay đổi, thậm chí giảm đi. Trong khi đó, nếu ta mua "đứt" ngôi nhà, giá nhà dù tăng hay giảm cũng không ảnh hưởng. Bên cạnh đó, Kotlikoff khuyên ta nên cố gắng mua nhà bằng tiền mặt.
Giá nhà có thể rẻ hơn nếu ta mua ở một nơi xa
Lẽ dĩ nhiên thì giá nhà có thể rẻ hơn nhiều khi ta mua nhà ở một khu vực kém sầm uất hay một nơi nào đó không phải chịu thuế thu nhập. Nếu đã có phương tiện di chuyển, hoặc không ngần ngại đi lại bằng phương tiện công cộng, hãy tìm mua nhà ở nơi xa trung tâm một chút.
Chọn công việc mà mọi người có thể ghét nhưng ta thì không
Tạm coi như chúng ta đều bình đẳng về kỹ năng, học vấn và kinh nghiệm, nhưng không phải ai cũng kiếm được công việc ưng ý. Có những công việc khiến ta căng thẳng, bất an, xáo trộn cuộc sống nhưng lại giúp ta được trả lương cao hơn. Và tất nhiên, cũng có những công việc nhàn hạ, thư thái nhưng lại trả lương thấp hơn.
Nếu ta liều lĩnh, việc lựa chọn những công việc khó khăn lại có lợi cho ta hơn, bởi số lượng ứng viên thấp mà lương lại cao. Các nhà kinh tế học gọi khoản trả thêm là "phần bù chênh lệch". Chìa khóa để tận dụng lợi thế của điều này là tìm thứ gì đó khiến ta yêu thích công việc khó nhằn đó.
Đừng vội nghỉ hưu sớm
Vị chuyên gia kinh tế này cho rằng, ta không nên nghĩ tới việc "nghỉ hưu sớm". Ông cho rằng, đó là một sự "tự sát" về tài chính. Bên cạnh đó, nếu đã nghỉ hưu, ta không nên bỏ thói quen tiết kiệm tiền. Việc tiêu sai số tiền khi ta già đi sẽ khiến tương lai sau này rủi ro hơn hẳn.
Ngoài ra, việc kết hôn cũng mang lại nhiều lợi ích hơn ta tưởng, Kotlikoff cho biết. Có một số khía cạnh về tài chính có thể nhẹ gánh hơn bằng cách kết hôn, bao gồm cả vấn đề thuế.
Nên cân nhắc trước khi thực hiện các lời khuyên đầu tư
Đầu tư là một trong những yếu tố khiến ta làm giàu nhanh chóng, nhưng không nên mù quáng áp dụng mọi lời khuyên ta thấy. Ta có thể phạm phải những sai lầm lớn như tiết kiệm sai số tiền khi còn trẻ, để khoản tiết kiệm mục tiêu ở trạng thái không kiểm soát, chi tiêu sai số tiền khi ta già đi và không bao giờ điều chỉnh theo thực tế thị trường.
Theo CNBC Indonesia
Xem thêm: Nghiên cứu của ĐH Harvard hé lộ kiểu người dễ thành công, giàu có gấp 10 lần người bình thường
5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần
Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!
Bình luận