Thương nhân thời xưa tâm niệm: Đã kinh doanh thà thất lợi chứ không thất nghĩa

Nhiều người cho rằng thương nhân vì muốn kiếm lời cho mình mà luôn dùng thủ đoạn, nhưng thực tế người xưa lại tâm niệm kinh doanh chữ tín mới là quan trọng.

Chi Nguyễn
10:06 27/04/2022 Chi Nguyễn
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Không ít người nghĩ rằng, "mười người buôn thì chín kẻ gian", tức là thương nhân luôn tìm mọi cách để thu lời mà không từ thủ đoạn. Thực ra, thương nhân thời xưa chịu ảnh hưởng của Nho giáo, đa phần đều khắc cốt ghi tâm câu nói "nhân nghĩa lễ trí tín". Một trong những nơi mà quy tụ nhiều thương nhân đề cao chữ tín lên đầu nhất thời bất giờ là ở Huy Châu, tỉnh An Huy, Trung Quốc.

thuong-nhan-thoi-xua-kinh-doanh-tha-that-loi-chu-khong-that-nghia
Thương nhân thời xưa chịu ảnh hưởng của Nho giáo, đa phần đều khắc cốt ghi tâm câu nói "nhân nghĩa lễ trí tín. Ảnh minh họa

Được biết, Huy Châu chính là quê hương của Chu Hi - nhà thư pháp, nhà sử học, nhà triết học, nhà chính trị và nhà văn Trung Quốc thời nhà Tống nổi tiếng. Ông là người phát triển học thuyết lí - khí của Trình Hạo và Trình Di, đưa Lý học Tống Nho lên hệ thống duy tâm khách quan hoàn chỉnh. Đó cũng là lý do ông được xưng tôn là Chu Tử, được người dân ở Huy Châu vô cùng ngưỡng mộ và noi theo.

Các thương nhân ở Huy Châu vì thế mà vô cùng thấm nhuần Nho giáo, trong kinh doanh lấy nhân làm gốc, trọng nghĩa kinh lợi, hành thiện tích đức. Tương truyền, ở Huy Châu có một tư liệu tên "Huy Thương Cố", ghi lại những câu chuyện kinh doanh sâu sắc:

Tuyệt đối không bán gạo trộn

Năm xưa, ở huyện Hấp, tỉnh An Huy có một thương nhân bán gạo tên Hồ Sơn, mở cửa hàng gạo ở vùng Gia Hòa, Hồ Nam. Một lần nọ, Gia Hòa không may gặp hạn hán nghiêm trọng, lương thực trở nên khan hiếm. Thời điểm đó, một đấu gạo có giá 1.000 quan tiền, ấy thế mà lúc nào cũng trong tình trạng thiếu hàng.

Hồ Sơn khi ấy vừa chuyển lương thực từ vùng khác với, chuẩn bị mở cửa hàng. Mấy chủ tiệm gạo khác thấy vậy, nói với ông rằng họ muốn giữ nguyên giá gạo cũ. Thế nhưng, để kiếm lời lớn, họ định trộn gạo mới với gạo cũ, gạo tạp để có thể thu lời lớn.

Vị thương nhân này nghe xong thì không khỏi giật mình, nói rằng: "Thực phẩm để bảo vệ tính mạng, sao có thể làm giả được chứ? Các ông muốn tốt cho tôi, chúng ta càng nên phải tốt với dân chúng. Năm nay tai họa giáng xuống, người dân đã rất đáng thương, chúng ta có có đủ thức ăn và quần áo, hẳn nên thông cảm với họ nhiều hơn. Dục vọng của con người là vô tận, không thể chỉ vì chút tư lợi mà không tuân theo thiên lý. Tôi kiên quyết không làm chuyện vô lương tâm này:.

Bất kể các thương nhân khác nói thế nào, Hồ Sơn vẫn một mực từ chối. Vì thế, các ông chủ tiệm gạo khác không khỏi tức giận, cho người đem bán gạo ngay gần tiệm của ông với giá vô cùng rẻ. Nhưng người tới mua gạo của Hồ Sơn thấy giá cao hơn các tiệm khác, liền bỏ đi, có người còn nói Hồ Sơn là kẻ chỉ biết mưu lợi.

thuong-nhan-thoi-xua-kinh-doanh-tha-that-loi-chu-khong-that-nghia
Mặc cho các cửa tiệm khác chèn ép mức nào, ông vẫn bán gạo chất lượng, giữ nguyên mức giá

Hồ Sơn chẳng mảy may lo lắng, ông hiểu rằng mình dù chỉ thu ít tiền nhưng về đường dài sẽ có lời lớn. Mặc cho các cửa tiệm khác chèn ép mức nào, ông vẫn bán gạo chất lượng, giữ nguyên mức giá.

Vài ngày sau, không ít người mua gạo tức giận tới gặp các thương nhân khác, đòi trả lại gạo vì chất lượng quá kém. Họ nói, trong gạo có lẫn cát, khi nấu thành cơm có mùi mốc, thậm chí còn đầy sâu mọt. Các chủ tiệm gạo lúc này mới hoảng sợ, bao biện rằng do hạn hán nên gạo thu hoạch không tốt, dẫn đến tình trạng như thế.

Lại có người mua gạo của Hồ Sơn nói rằng, họ ăn gạo ở tiệm này vô cùng ngon, chẳng có vấn đề gì. Người khác nghe vậy liền đổ xô sang mua gạo của ông, ai nấy tấm tắc khen ngon. Lúc bấy giờ, họ mới hiểu rằng chỉ có Hồ Sơn mới là người duy nhất bán gạo chất lượng, quyết không dùng thủ đoạn mà thu lời, liền gọi tiệm của ông là "Tiệm gạo lương tâm".

Chấp nhận chịu thiệt để bảo vệ người khác

Ngô Bằng Tường là một thương nhân sinh sống thời vua Càn Long ở nhà Thanh, tuy quê ở Hưu Ninh nhưng lại làm ăn ở Hán Dương. Một năm nọ, ông muốn kinh doanh hồ tiêu, liền liên hệ với người bán này mua 800 hộc hồ tiêu (hộc còn gọi là hợp, 1 hộc = 1 tạ thóc lúc bấy giờ). Sau khi nhận được lô hàng, Ngô Bằng Tường cẩn thận cho người kiểm tra, tình cờ phát hiện lô tiêu có độc.

thuong-nhan-thoi-xua-kinh-doanh-tha-that-loi-chu-khong-that-nghia
Nào ngờ, vị thương nhân này thẳng thắn từ chối, không trả lại hàng mà mang hồ tiêu độc đi đốt sạch

Tin tức lan đi nhanh chóng, khiến người bán tiêu không khỏi hoảng sợ. Lo việc bán hàng có độc bị lan truyền rộng rãi, người bán tới gặp Ngô Bằng Tường, khẩn cầu ông trả lại hàng, cắt đứt hợp đồng và hoàn tiền. Nào ngờ, vị thương nhân này thẳng thắn từ chối, không trả lại hàng mà mang hồ tiêu độc đi đốt sạch.

Có người không khỏi ngạc nhiên, hỏi sao ông làm vậy mà không thu hồi tiền. Ngô Bằng Tường cho biết, nếu để người bán thu hồi, cahwrng may họ chuyển bán cho người khác nữa thì rất ngu hiểm. Chi bằng ông chịu lỗ đôi chút, mang hồ tiêu đi tiêu hủy, giúp được nhiều người tránh ngộ độc còn hơn. Nghe xong, mọi người vô cùng cảm thán và kính nể vị thương nhân này.

Thà thất lợi còn hơn thất nghĩa

Chu Văn Sí là người huyện Hưu Ninh, Huy Châu, vốn là thương nhân bán trà thời vua Càn Long và cả Gia Khánh sau này. Ông nổi tiếng là một người thẳng thắn, thật thà, kinh doanh vô cùng trung thực, sòng phẳng.

Chuyện kể rằng, có lần ông lặn lội tới Châu Giang bán trà, nhưng vì đường xá lúc bấy giờ hiểm trở, khi tới nơi thì trà đã cũ dần. Vốn dĩ ông mang theo trà mới, nhưng đi đường xa thì trà đã không còn mới nữa, chất lượng kém đi nhiều. Vì thế, khi bán hàng, ông chủ động viết hai chữ "trà cũ" lên bảng hiệu.

thuong-nhan-thoi-xua-kinh-doanh-tha-that-loi-chu-khong-that-nghia
Vốn dĩ ông mang theo trà mới, nhưng đi đường xa thì trà đã không còn mới nữa, nên khi bán đã tự đề hai chữ "trà cũ"

Có người thương lái lấy làm lạ, liền khuyên ông đem bỏ tấm bảng trà cũ đi. Theo họ, sự chênh lệch giữa giá cũ và trà mới rất lớn, giá bán không cao, khiến họ khó thu lời. Thế nhưng, Chu Văn sí chỉ đáp: "Không thể kiếm tiến bất nghĩa, bán đứng lương tâm, cho dù hao tổn nhiều tiền bạc cũng không oán không hối hận".

Được biết, vị thương nhân ấy đã bán trà tới hơn 20 năm, từ đầu đến cuối chỉ bán hàng với tâm niệm: "Thà thất lợi còn hơn thất nghĩa". Sau này ông trở thành doanh nhân giàu có được mọi người gọi là "Chu triệu", xây đựng được 14 căn nhà khang trang, rộng rãi cho các con, thậm chí còn xây dựng nhà thờ họ Chu tráng lệ.

Theo thương nhân Thư Tuân ở Huy Châu, "nghĩa" và "lợi" có mối quan hệ cô cùng sâu sắc. Có nguyên (nguồn) mới có thể lưu (chảy), nguyên dồi dào thì lưu mới sung túc. Thấy lợi quên nghĩa thì giống như bản thân bịt tắc nguồn, chặn đứt dòng chảy. Nếu như lợi từ nghĩa sinh thì dòng chảy không cạn kiệt thì nguồn nước còn được khai thông.

Tổng hợp từ Huy Thương Cố

Xem thêm: Thành thật là bí quyết kinh doanh đắt giá của người xưa: Tưởng chịu thiệt hóa ra hưởng lợi

Sống Đẹp
songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận