Chuyện về 3 ngôi mộ cổ của thương nhân Nhật Bản và tấm lòng nghĩa tình của người Hội An

Ba thương nhân Nhật Bản nằm lại với đất Hội An, họ không có bà con thân thích nhưng các nấm mồ lúc nào cũng nghi ngút hương khói. Đó là bởi những tấm lòng tình nghĩa của người Hội An.

Đỗ Thu Nga Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Theo Báo Đà Nẵng, hai Bản lý lịch di tích số 12 và 14 được Ban Quản lý di tích Hội An, nay là Trung tâm Bảo tồn Di sản văn hóa Hội An, lập các năm 1991, 1992, vào cuối thế kỷ XVI đầu thế kỷ XVII, Hội An trở thành thương cảng lớn của xứ Đàng Trong. Nơi đây trở thành điểm trung chuyển mậu dịch nên các thương nhân nước ngoài thường ghé đến để buôn bán. Nhưng đông nhất vẫn là người Hoa và người Nhật.

Những thương nhân ngoại quốc được chúa Nguyễn cho phép lập 2 khu vực cư trú, coi chế độ quản lý đặc biệt. Ở Hội An, khu định cư của người Nhật Bản được gọi là "Nhật Bổn dinh" hoặc "Nhật Bổn phố". 

Khu phố của các thương nhân Nhật Bản vô cùng đông đúc. Nhiều thương nhân đã định cư tại Hội An, lấy vợ Việt rồi sinh con đẻ cái. Họ sống hòa hợp với người dân bản xứ.

Viện Nghiên cứu quốc tế Trường Đại học Nữ Chiêu Hòa (Nhật Bản) cho biết, bắt đầu từ năm 1601, chúa Nguyễn Hoàng của xứ Đàng Trong đã đặt mối quan hệ, đối tác với Nhật Bản. Kể từ đó đến đầu năm 1635 đã có 71 chuyến thuyền đóng ấn son của Mạc phủ (Mạc phủ là người đứng đầu chính quyền Nhật Bản thời phong kiến, như Nhật hoàng) chở nhiều thương nhân Nhật cập cảng Hội An để làm ăn, buôn bán.

Hiện nay, ngôi mộ của ông Banjiro (thương nhân Nhật Bản) đặt ở khu vườn của bà Dương Thị Sáu tại tổ 1, khối Trường Lệ, phường Cẩm Châu, thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam. Hàng ngày, bà Sáu vẫn quét dọn, nhang khói cho ngôi mộ này. 

chuyen-ve-3-ngoi-mo-co-cua-thuong-nhan-nhat-ban-o-hoi-an-7
Ông Nguyễn Văn Nước với ngôi mộ thương gia Banjiro ngay trong vườn nhà

Bà Sau cho biết, gia đình chồng bà đã có 3 đời trông coi, chăm sóc ngôi mộ người Nhật này. Trong thời kỳ chiến tranh, chồng bà là ông Nguyễn Văn Nước sửa sang, dọn dẹp, bảo quản nguyên vẹn ngôi mộ cho đến bây giờ.

Vào cuối năm 1635, Mạc phủ Tokugawa ra lệnh tất cả người Nhật ở Hội An phải rút về nước. Và từ đó các thương nhân Nhật Bản lần lượt rời Hội An về lại cố hương. Chuyến tàu cùng đưa những người Nhật Bản sống ở Hội An về nước muộn nhất vào năm 1637. Song vẫn có một số người quyết định ở lại Hội An rồi yên nghỉ mãi mãn ở mảnh đất thân thương này. Trong số đó có ông Banjiro, mất năm Ất Tỵ 1665, theo bia ký tại mộ.

Theo báo Đà Nẵng, nằm cách mộ ông Banjiro chừng 1km là ngôi mộ thương gia Tani Yajirobei (bia mộ lập năm 1647) nằm giữa cánh đồng Trường Lệ hiu hắt. Ông Tani Yajirobei quê ở Hirado, gần Nagasaki, thuộc một dòng họ lớn nhất ở Nhật Bản, con cháu của dòng tộc rất đông.

Mộ ông Tani Yajirobei có tới 4 tấm bia khắc bằng 4 thứ tiếng: Việt, Nhật, Anh, Pháp với nội dung: “Do Nhật hoàng chủ trương bế môn tỏa cảng buôn bán với hải ngoại nên ông phải từ Hội An trở về quê hương nhưng sau đó đã tìm mọi cách quay trở lại để chung sống với người yêu của mình là một cô gái người Hội An cho đến khi từ biệt cõi đời…”.

Tuy ngôi mộ này nằm lẻ loi giữa cánh đồng nhưng người dân phường Cẩm Châu, nhất là gia đình ông Trần Văn Hà (cùng khu phố với bà Sáu) thường xuyên coi sóc, hương khói.

chuyen-ve-3-ngoi-mo-co-cua-thuong-nhan-nhat-ban-o-hoi-an-5
Ông Trần Văn Hà thắp hương ở phần mộ thương gia Tani Yajirobei

Sinh thời, cha ông Hà thường xuyên sửa soạn, hương khói cho mộ ông Tani Yajirbei. Đến khi cha ông về với tổ tiên thì công việc này do ông Hà đảm nhận. Tính đến nay, ông đã hương khói cho ngôi mộ hơn 20 năm.

Ở khu phố An Phong (Tân An) cũng có một ngôi mộ cổ của người Nhật khác là thương nhân Gusokukun được lập vào năm 1689. Theo ghi chép trên văn bia, sinh thời, ông Gusokukun là thương gia giàu có và nhiều thế lực bởi ông là một thị trưởng có quyền điều hành toàn bộ hoạt động cư dân của “Nhật Bổn dinh” tại Hội An lúc bấy giờ.

Hiện nay, mộ của thương nhân này được gia đình ông Đinh Văn Chất chăm sóc chu đáo. Vào tháng 8/2001, ông GusokuTakeshi, cháu đời thứ 21 của ông Banjiro, qua Việt Nam tham dự buổi giao lưu văn hóa Hội An - Nhật Bản đến viếng mộ cụ tổ. 

Khi biết gia đình bà Sáu nhiều đời coi sóc mộ tổ của mình, ông vô cùng xúc động. Ông đã gửi những lời cảm ơn chân thành nhất đến người Hội An, đặc biệt là gia đình bà Sáu. 

Được biết, hàng năm cứ sau mùa gặt, một số bà con Trường Lệ sinh sống gần đó đều cúng cơm mới ngay tại mộ các thương nhân. Bởi họ nghĩ rằng, những người này an nghỉ xa quê hương nên cũng cần được coi sóc thăm hỏi, hương khói, thờ phụng. Chính vì vậy, mà bao năm qua vẫn vậy, người dân Hội An cứ truyền từ đời này sang đời khác hương khói, thờ phụng những người thương nhân ngoại quốc mất nơi xứ người.

Xem thêm: Giai thoại tâm linh ly kỳ về cặp tượng "Thần Hầu", "Linh Cẩu" trấn yểm thủy quái ở chùa Cầu, Hội An

Đọc thêm

Đây là ngôi làng duy nhất tại Việt Nam chưa có tên trong bản đồ. Cuộc sống của họ đậm chất nguyên thủy. Nhà khá giả là nhà sở hữu hàng trăm xương đầu, nanh vuốt của thú rừng...

Bí ẩn ở bộ tộc sống giữa rừng hoang xứ Quảng: Cả làng sợ gà đẻ trứng dính huyết
0 Bình luận

Năm 2019, 41 ngư dân xứ Quảng gặp nạn trong chuyến đi biển đầy bão táp. Thế nhưng ở thời khắc "ngàn cân treo sợi tóc", đàn cá heo đã chỉ đường cho tàu tìm kiếm được người gặp nạn.

Ly kỳ chuyện đàn cá heo chắn mũi tàu chỉ đường cứu 41 ngư dân xứ Quảng thoát khỏi “lưỡi hái” của thủy tề
0 Bình luận

Cho đến nay, người dân Quảng Nam - Đà Nẵng vẫn truyền tai nhau những câu chuyện ly kỳ về tục săn và thờ "ông cọp". Đó là một trong những loài động vật gây ám ảnh cho người dân suốt thời gian dài.

Giai thoại huyền bí về những dấu chân của 'ông cọp' ở núi rừng xứ Quảng khiến người dân 'toát mồ hôi hột'
0 Bình luận


Bài mới

Tình anh em – Câu chuyện nhân văn cảm động

Qua câu chuyện của bố và chú tôi nhận ra rằng, chỉ cần mình đặt cái tôi xuống một chút thì mọi tổn thương trong các mối quan hệ đều được chữa lành và tình anh em cũng thế.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 12 giờ trước
Trưởng công an xã xây nhà cho dân bằng tiền tiết kiệm

Thương cho cảnh khó khăn của bốn bà cháu phải sống trong căn nhà dột nát, trưởng công an xã Ia Mrơn, huyện Ia Pa, Gia Lai đã tự bỏ 60 triệu tiền tiết kiệm để hỗ trợ.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 19 giờ trước
Thắng đời 2 - 0: Jenny Huỳnh vừa đỗ đại học top 1 nước Mỹ, vừa đỗ đại học top 1 Trung Quốc 

Jenny Huỳnh vừa trở thành sinh viên trao đổi tại ĐH Bắc Kinh sau 2 năm theo học tại  Đại học Stanford, ngôi trường xếp hạng 6 thế giới (theo xếp hạng của QS World University Ranking 2025).

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 4 ngày trước
Cổ nhân nói: 4 người này ở cạnh sẽ quyết định sự thành bại của đời bạn

Những người xung quanh có ảnh hưởng khá lớn đến mỗi chúng ta. Vậy nên cổ nhân đã đúc kết và chỉ ra 4 người ở cạnh sẽ quyết thành bại của đời bạn. Đó là ai?

Cổ nhân dạy: “Thiên hạ mạc nhu nhược vu thủy, nhi công kiên cường giả, mạc chi năng thắng”

Câu nói trên của cổ nhân mang ý nghĩa, thiên hạ không có thứ gì có thể mềm yếu như nước, nhưng khi dùng để tấn công kẻ mạnh thì lại cũng không có gì có thể thắng được nước.

Người xưa nói: Bát đại kỵ trước cổng nhà, không lụi bại cũng lao đao

Khi nắm rõ được phong thủy cổng nhà, bạn sẽ biết vì sao người xưa nói: "Bát đại kỵ trước cổng nhà, không lụi cũng bại". 

Chọn chung cư có 5 'tầng vàng': Cuộc sống dễ chịu, giá trị tăng dần theo thời gian

Chọn được căn hộ chung cư ở tầng phù hợp sẽ giúp cho gia đình bạn có cuộc sống thoải mái. Về lâu về dài còn tăng giá trị bất động sản.

Về đây bố nuôi – Câu chuyện nhân văn cảm động

Trải qua nhiều bão tố cuộc đời, nó vẫn vững vàng bước tiếp vì nó biết đằng sau luôn có bố dõi theo với lời khẳng định chắc nịch: “Về đây bố nuôi!”.

Nhớ bát canh chua ngoại nấu – Câu chuyện nhân văn cảm động

Từ ngày ngoại mất, chúng tôi cũng ít về quê hẳn và cũng đã lâu anh em chẳng còn giành nhau chút canh chua còn dư trong bát như ngày còn được ở với ngoại.

Nhà đâu mà về - Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Mỗi khi nhìn mẹ, nghe mẹ nói "nhà đâu mà về" rồi nghĩ đến cảnh người ta có nhà, có quê để về mình thì không tôi lại xót xa, thương mẹ vô cùng.

Nam sinh 22 tuổi giành học bổng tiến sĩ tại 11 trường đại học Mỹ

Điểm học tập ấn tượng 3.99/4 cùng niềm say mê nghiên cứu giúp nam sinh Hà Hải Dương, 22 tuổi chinh phục 11 trường đại học, trong đó có 8 trường top đầu Mỹ.

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 công bố đề thi minh họa kỳ thi riêng 2025

Năm 2025, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 tổ chức kỳ thi độc lập để xét tuyển đại học. Đề minh họa của kỳ thi này vừa được nhà trường công bố.

Tri ân tới những “bóng hồng” lặng lẽ sau tiếng chổi tre

Dự án "Light - Ánh sáng đêm" được khởi xướng như một lời tri ân chân thành đối với những người phụ nữ thầm lặng, ngày đêm làm việc dưới ánh đèn đường để giữ gìn sự sạch sẽ, xanh tươi cho thủ đô Hà Nội.

Quản lý tài chính thành công với quy tắc 5 chiếc lọ của người Do Thái

Người Do Thái luôn dạy con cái của họ kỹ năng kiếm tiền và quản lý tài chính để có một tương lai tươi sáng. Và cách nọ quản lý tài nắm nằm ở quy tắc 5 chiếc lọ.

7 kiểu tiết kiệm mà người giàu sẽ không bao giờ làm nhưng người nghèo rất thích làm

Quản lý tài chính tốt sẽ giúp cải thiện chất lượng cuộc sống. Nhưng những hành động sai lầm có thể khiến bạn phải trải qua những ngày khó khăn, tiền bạc sẽ "không cánh mà bay".

Con dâu cũ – Câu chuyện nhân văn cảm động

Sau những chuyện đã xảy ra, tôi thấy mãn nguyện và nhẹ nhõm vô cùng khi được tận tay tặng quà, chúc phúc cho con dâu cũ của mình.

Đề xuất