Bí ẩn ở bộ tộc sống giữa rừng hoang xứ Quảng: Cả làng sợ gà đẻ trứng dính huyết

Đây là ngôi làng duy nhất tại Việt Nam chưa có tên trong bản đồ. Cuộc sống của họ đậm chất nguyên thủy. Nhà khá giả là nhà sở hữu hàng trăm xương đầu, nanh vuốt của thú rừng...

Đỗ Thu Nga Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Chuyện mê tín ở làng Pêtapoot

Vào năm 2013, báo Pháp luật Việt Nam có viết: "Tồn tại đã hơn 30 năm, nhưng đây là ngôi làng duy nhất Việt Nam chưa có tên trong bản đồ. Cuộc sống của người dân vẫn theo kiểu săn bắn, hái lượm thời nguyên thủy". Đó là bộ tộc sống lọt thỏm giữa đại ngàn Trường Sơn, một ngôi làng với 22 hộ dân, 40 khẩu, tình cờ được khám phá có cái tên rất cổ tích: Pêtapoot. Ngôi làng này nay thuộc xã Đắc Ring, huyện Nam Giang (tỉnh Quảng Nam).

Làng Pêtapoot còn biết đến với tộc người Ve sinh sống như thời nguyên thủy, tách biệt thế giới bên ngoài, với nhiều truyền thuyết bí níu chân ai từng một lần đặt chân viếng thăm. 

Trung úy Coor Trung (Đồn biên phòng 661) chia sẻ với vtc.vn rằng, mấy chục năm qua, người dân của vùng đất này hiếm có ai sống đến 60 tuổi. Cả làng, chưa người nào ra phố thị một lần, cũng không ai biết đến màn hình tivi, chiếc xe máy, tiếng điện thoại reo... nhưng có điều họ rất mến khách. Cả làng chỉ có vài chục nóc nhà được lớp bằng ống tre nứa chẻ đôi, lắp theo kiểu ngói âm dương. 

Hơn 20 hộ dân, 37 nhân khẩu, trong đó có 13 trẻ em. Năm 1980, trong lúc đi tuần tra, các chiến sĩ biên phòng phát hiện ra nhóm người Ve này. Kể từ đó, làng Pêtapoót dưới ngọn núi Pèng Giàng này được biết đến.

giai-ma-bi-an-o-bo-toc-song-giua-rung-hoang-xu-quang
Ngôi làng của người Ve giữa chốn rừng hoang xứ Quảng

Để đến Pêtapoot, phải lội bộ qua nhiều cánh rừng âm u, vượt thêm hàng chục cây số dốc đá lởm chởm, lội qua những ngầm nước chảy xiết rất nguy hiểm, hơn một ngày đường mới tới nơi. Có lẽ vì thế mà ngôi làng này tách biệt hẳn với thế giới bên ngoài. Để vào ngôi làn này, người bạn đường duy nhất chính là ngựa. 

Làng Pêtapoot hiện ra với hình ảnh những đứa trẻ người Ve chân trần, bụng to đang chăn heo rừng bên bờ suối; những người đàn ông môi dày, mắt trắng ngơ ngác nhìn xung quanh, cảnh giác với người lạ đến làng. Những cô gái mũi cao, mắt xanh đen, quấn quanh mình những bộ váy thêu rực rỡ... Cổng làng là 2 vòng rào chắn ngang đường bằng loại tre lồ ô vót nhọn. Theo tục lệ, điều này có ý nghĩa chặn thú dữ.

Dù đã tồn tại hơn 30 năm nhưng cuộc sống của người dân ở đây vẫn theo kiểu "săn bắn, hái lượm" của thời nguyên thủy. Nếu bước qua cổng làng Pêtapoot, phải chuẩn bị sẵn tâm lý bị phục kích. Tất nhiên, "bên tấn công", không phải là vắt mà là người. 

Khách đến phải giơ cao chứng minh thư, đồng thời phải được các anh bộ đội đi cùng nói to bằng tiếng địa phương, giới thiệu "người của mình" thì dân làng mới mở cửa, túa ra bắt chuyện, xua bọn ruồi vàng đi. 

giai-ma-bi-an-o-bo-toc-song-giua-rung-hoang-xu-quang-8
Mỗi khi săn được con thú thì người dân Pêtapoót lại chia nhau

Theo Trung úy Coor Trung, tổ tiên người làng Pêtapoot ngày xưa khá mê tín. Chỉ vì phát hiện con gà đẻ trứng dính máu (vốn là chuyện bình thường) mà họ cũng phát hoảng. Giết con gà "ma ám" ấy rồi lại phát hiện một số con khác cũng thế, người ta hè nhau... chuyển làng đi nơi khác sinh sống, sợ tai họa ập đến. Mãi sau này, bộ đội giải thích thì họ mới bắt đầu hiểu ra. 

Ở Pêtapoot, từ người già cho đến trẻ nhỏ đều không đi dép, dù bộ đội cho họ dép nhựa. Họ rặt đi chân trần gùi hàng. Từ lúc 5 tuổi, trẻ con đã học cách khom lưng, bám đá để luyện cho đôi chân rắn chắc.

Ông Kring Thôi, 55 tuổi - Trưởng thôn Pêtapoót là thành viên "uy tín nhất làng". Ông khoe nhà sàn của mình khá giả bởi đang sở hữu hàng trăm xướng đầu, nanh vuốt của hàng chục loài thú rừng khác nhau treo trên vách. 

người Ve xem xương thú là một chiến tích, biểu tượng của sức mạnh, sự kiêu hãnh cho con cháu các đời. Đàn ông người Ve săn thú, đi vát gỗ, lấy rượu tà - vạt. Những việc nội trợ còn lại đều do phụ nữ quán xuyến. 

Vào năm 2013, trong 13 trẻ em ở làng có 4 em được đi học theo sự vận động của chính quyền địa phương. Số trẻ em còn lại lên rẫy, ra suối bắt cá, đi chăn những bầy heo rừng kiếm cái ăn... Buổi sáng đầu tuần, chúng gùi gạo vượt thác băng ghềnh hơn 1 ngày đường mới đến trường tiểu học dân tộc nội trú xã.

Dù 10 chén gạo, một nắm muối không đủ no bụng cho cả tuần học nhưng các em vẫn đến trường. Các em từ "phố" về sẽ kể những chuyện lạ cho người trong làng nghe như" cái tivi có hình người biết nói, đồng tiền mua đi bán lại, chiếc xe chạy có tiếng...

Người làng Pêtapoot sống nhờ... thuốc độc

Ở Pêtapoot, người Ve uống nước đầu nguồn, săn nai, hoẵng làm thực phẩm. Khi chết trả lại thân cho rằng. Cuộc sống hoang dã dạy cho họ nghĩ ra cách dùng thuốc độc để săn thú dữ và giết kẻ thủ. Câu chuyện của những tay sau giàu kinh nghiệm ở đây kể rằng: Chất độc Prua (loại thuốc dùng đi săn thú) có thể làm máu người đông cứng trong vòng 20 bước chân khi trúng độc.

Vậy nên chưa từng có con vậy có máu nào là không chết nếu dính chất độc Prua. Một điều cấm kỵ là chất độc này không được bất kỳ người dân bản địa nào truyền cho người ngoại tộc. 

Kring Phông Nhấp (50 tuổi) - thợ săn lừng lẫy nhất làng luôn tự hào chỉ tay lên vách nhà giới thiệu hàng trăm xương đầu, nanh heo, móng vuốt các loài thú. Ông là người duy nhất trong làng có thể tìm thấy cây Prua và biết cách chế biến loại độc dược này.

“Ở đầu nguồn con sông Ring, trong rừng sâu sông Thanh chỉ có duy nhất hai cây Prua xanh mướt và dưới gốc cây có nhiều đống xương thú”, ông Nhấp nói.

Theo tương truyền, trong một đêm không trăng, làng Pêtapoót bị giặc tấn công giết sạch nhưng chỉ còn 1 chàng trai chạy thoát vào rừng. Chàng trai chạy mãi thì lên thượng nguồn con sông Ring và than khóc từ ngày này sang ngày khác.

giai-ma-bi-an-o-bo-toc-song-giua-rung-hoang-xu-quang-6
Kring Phông Nhấp - người chế độc Prua cho làng Pêtapoót

Chàng tiếc thương dân làng, người thân bị sát hại, khóc vì uất ức. Nhưng rồi một mình chàng không thể trả thù nổi. Đến khi chợp mắt nằm ngủ vì kiệt sức, chàng mơ thấy có người bảo: "Muốn trả thù hãy lên thượng nguồn con sông Ring tìm cây có độ". Khi tỉnh dậy, chàng trai đi theo lời người trong mơ  đến con sông Ring để tìm cây lạ.

Khi đến thượng nguồn, chàng hỏi các loài cây: "Cây nào trả thù giúp tôi được?” Một cây cổ thụ có tán lá to lên tiếng: “Nhìn xuống gốc tôi thì biết. Nhìn xuống, chàng thấy một đống xương thú do dính phải nhựa cây mà chết nên chàng chặt một nhánh đem về làm nỏ, lấy nhựa cây tẩm vào cung tên đi trả thù cho dân làng”.

Vì sợ người ngoại tộc biết được cách chế biến chất độc lợi hại này nên người Ve không truyền cách pha chế ra ngoài. Kring Phông Nhấp kể, ông nội của ông lúc trước biết rất nhiều cách pha chế như: Thuốc nhử chim cá, thuốc để người khác thương mến hay ganh ghét nhau hoặc dùng trong buôn bán...

Ông cũng là người duy nhất có thể lấy lá rừng xông hơi cứu người, hoặc làm cho người đó chất. Nhưng rồi ông qua đời chưa kịp truyền lại cho con cháu. 

Cho đến nay, những câu chuyện kỳ bí ở làng Pêtapoót vẫn được người trong tộc truyền miệng cho con cháu các đời. Và người Ve cực kỳ tin vào những giai thoại này. 

Xem thêm: Gặp lại "dị nhân" xứ Quảng 17 năm ôm tượng thạch cao chứa thi hài vợ để ngủ

Đọc thêm

Năm 2019, 41 ngư dân xứ Quảng gặp nạn trong chuyến đi biển đầy bão táp. Thế nhưng ở thời khắc "ngàn cân treo sợi tóc", đàn cá heo đã chỉ đường cho tàu tìm kiếm được người gặp nạn.

Ly kỳ chuyện đàn cá heo chắn mũi tàu chỉ đường cứu 41 ngư dân xứ Quảng thoát khỏi “lưỡi hái” của thủy tề
0 Bình luận

Cho đến nay, người dân Quảng Nam - Đà Nẵng vẫn truyền tai nhau những câu chuyện ly kỳ về tục săn và thờ "ông cọp". Đó là một trong những loài động vật gây ám ảnh cho người dân suốt thời gian dài.

Giai thoại huyền bí về những dấu chân của 'ông cọp' ở núi rừng xứ Quảng khiến người dân 'toát mồ hôi hột'
0 Bình luận

Hội F.A đến Cù Lao Chàm (Quảng Nam) đừng chỉ chăm chăm săn ảnh mà hãy dành chút thời gian ghé Giếng Tiên uống ngụm nước mát lành để hóa giải kiếp "ế" lâu năm.

Về xứ Quảng đừng quên ghé Giếng Tiên làm điều này để hóa giải lời nguyền F.A
0 Bình luận


Bài mới

Tình anh em – Câu chuyện nhân văn cảm động

Qua câu chuyện của bố và chú tôi nhận ra rằng, chỉ cần mình đặt cái tôi xuống một chút thì mọi tổn thương trong các mối quan hệ đều được chữa lành và tình anh em cũng thế.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 6 ngày trước
Trưởng công an xã xây nhà cho dân bằng tiền tiết kiệm

Thương cho cảnh khó khăn của bốn bà cháu phải sống trong căn nhà dột nát, trưởng công an xã Ia Mrơn, huyện Ia Pa, Gia Lai đã tự bỏ 60 triệu tiền tiết kiệm để hỗ trợ.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 6 ngày trước
Thắng đời 2 - 0: Jenny Huỳnh vừa đỗ đại học top 1 nước Mỹ, vừa đỗ đại học top 1 Trung Quốc 

Jenny Huỳnh vừa trở thành sinh viên trao đổi tại ĐH Bắc Kinh sau 2 năm theo học tại  Đại học Stanford, ngôi trường xếp hạng 6 thế giới (theo xếp hạng của QS World University Ranking 2025).

Cổ nhân nói: 4 người này ở cạnh sẽ quyết định sự thành bại của đời bạn

Những người xung quanh có ảnh hưởng khá lớn đến mỗi chúng ta. Vậy nên cổ nhân đã đúc kết và chỉ ra 4 người ở cạnh sẽ quyết thành bại của đời bạn. Đó là ai?

Cổ nhân dạy: “Thiên hạ mạc nhu nhược vu thủy, nhi công kiên cường giả, mạc chi năng thắng”

Câu nói trên của cổ nhân mang ý nghĩa, thiên hạ không có thứ gì có thể mềm yếu như nước, nhưng khi dùng để tấn công kẻ mạnh thì lại cũng không có gì có thể thắng được nước.

Người xưa nói: Bát đại kỵ trước cổng nhà, không lụi bại cũng lao đao

Khi nắm rõ được phong thủy cổng nhà, bạn sẽ biết vì sao người xưa nói: "Bát đại kỵ trước cổng nhà, không lụi cũng bại". 

Chọn chung cư có 5 'tầng vàng': Cuộc sống dễ chịu, giá trị tăng dần theo thời gian

Chọn được căn hộ chung cư ở tầng phù hợp sẽ giúp cho gia đình bạn có cuộc sống thoải mái. Về lâu về dài còn tăng giá trị bất động sản.

Về đây bố nuôi – Câu chuyện nhân văn cảm động

Trải qua nhiều bão tố cuộc đời, nó vẫn vững vàng bước tiếp vì nó biết đằng sau luôn có bố dõi theo với lời khẳng định chắc nịch: “Về đây bố nuôi!”.

Nhớ bát canh chua ngoại nấu – Câu chuyện nhân văn cảm động

Từ ngày ngoại mất, chúng tôi cũng ít về quê hẳn và cũng đã lâu anh em chẳng còn giành nhau chút canh chua còn dư trong bát như ngày còn được ở với ngoại.

Nhà đâu mà về - Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Mỗi khi nhìn mẹ, nghe mẹ nói "nhà đâu mà về" rồi nghĩ đến cảnh người ta có nhà, có quê để về mình thì không tôi lại xót xa, thương mẹ vô cùng.

Nam sinh 22 tuổi giành học bổng tiến sĩ tại 11 trường đại học Mỹ

Điểm học tập ấn tượng 3.99/4 cùng niềm say mê nghiên cứu giúp nam sinh Hà Hải Dương, 22 tuổi chinh phục 11 trường đại học, trong đó có 8 trường top đầu Mỹ.

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 công bố đề thi minh họa kỳ thi riêng 2025

Năm 2025, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 tổ chức kỳ thi độc lập để xét tuyển đại học. Đề minh họa của kỳ thi này vừa được nhà trường công bố.

Tri ân tới những “bóng hồng” lặng lẽ sau tiếng chổi tre

Dự án "Light - Ánh sáng đêm" được khởi xướng như một lời tri ân chân thành đối với những người phụ nữ thầm lặng, ngày đêm làm việc dưới ánh đèn đường để giữ gìn sự sạch sẽ, xanh tươi cho thủ đô Hà Nội.

Quản lý tài chính thành công với quy tắc 5 chiếc lọ của người Do Thái

Người Do Thái luôn dạy con cái của họ kỹ năng kiếm tiền và quản lý tài chính để có một tương lai tươi sáng. Và cách nọ quản lý tài nắm nằm ở quy tắc 5 chiếc lọ.

7 kiểu tiết kiệm mà người giàu sẽ không bao giờ làm nhưng người nghèo rất thích làm

Quản lý tài chính tốt sẽ giúp cải thiện chất lượng cuộc sống. Nhưng những hành động sai lầm có thể khiến bạn phải trải qua những ngày khó khăn, tiền bạc sẽ "không cánh mà bay".

Con dâu cũ – Câu chuyện nhân văn cảm động

Sau những chuyện đã xảy ra, tôi thấy mãn nguyện và nhẹ nhõm vô cùng khi được tận tay tặng quà, chúc phúc cho con dâu cũ của mình.

Đề xuất