Thầy giáo xứ Nghệ bất ngờ bỏ nghề, chuyển hướng nuôi dế thu tiền tỷ

Đang là thầy giáo dạy Toán, anh Nguyễn Thế Thắng bất ngờ nghỉ việc, chuyển hướng nuôi dế. Giờ đây, trang trại của anh tăng trưởng tốt, thu tiền tỷ.

Chi Nguyễn
15:13 11/08/2023 Chi Nguyễn
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Anh Nguyễn Thế Thắng (trú tại xã Minh Châu, huyện Diễn Châu, Nghệ An) vốn là giáo viên dạy Toán. Nhưng sau khi anh phát hiện mình có đam mê nuôi các côn trùng độc lạ, đặc biệt là dế mèn, anh đã quyết định nghỉ việc.

Sau khi bỏ nghề, với 2 bàn tay trắng, vợ chồng anh vào TP.Vinh lập nghiệp. Tại đây, họ xây dựng trại dế Lan Hương, vừa là nơi nuôi dế, vừa là nơi mở cửa hàng bán món ăn độc đáo từ dế mèn.

thay-giao-xu-nghe-bat-ngo-bo-nghe-chuyen-huong-nuoi-de-thu-tien-ty

Ban đầu, do món ăn mới lạ, nên cũng có không ít thực khách ghé thăm. Dù vậy, họ chỉ đến với tâm thế trải nghiệm, nên thu nhập không ổn định. Không sợ thất bại, anh Thắng vẫn hy vọng rằng khoảng 10 năm nữa, mình tạo được lượng khách "ruột" về món ăn đặc sản nhiều dinh dưỡng này.

Để có thể tiếp tục duy trì trang trại, vợ chồng anh phải làm đủ thứ nghề. Anh kể: "Thời điểm đó ngày tôi đi buôn bắp cải, buôn xoài, buôn cau,…đêm đến tôi đi dạy gia sư, mong có kế sinh nhai để tiếp tục thực hiện cái ước mơ phát triển trại nuôi dế mèn. Lúc khó khăn nhất, tôi được người vợ luôn sát cánh ủng hộ, nên rồi mọi khó khăn cũng dần qua".

thay-giao-xu-nghe-bat-ngo-bo-nghe-chuyen-huong-nuoi-de-thu-tien-ty

Trong lúc khó khăn nhất, anh nảy ra ý định học lấy bằng thạc sĩ kinh tế. Bàn với vợ xong xuôi, được chị ủng hộ, anh khăn gói lên đường theo học Thạc sĩ Quản lý kinh tế tại trường Đại học Hàng hải Việt Nam. Trong quá trình học tập, anh được Hội đồng nhà trường cho bảo vệ về đề tài về nuôi dế và tốt nghiệp thành công.

Với kiến thức đã học, anh rong ruổi đi khắp mọi miền tổ quốc, hướng dẫn, tư vấn bà con cách nuôi dế làm kinh tế. Sau đó anh kí hợp đồng bao tiêu sản phẩm dế thịt lâu dài, giá cả thu mua ổn định cho bà con.

Được anh Thắng hướng dẫn, cung cấp con giống, nhiều hộ nông dân tỉnh Nghệ An và các tỉnh lân cận thoát nghèo. Nhiều người khắp nơi liên lạc, nhờ anh dạy và tư vấn cách nuôi dế mèn. Ngoài nuôi dế, anh Thắng còn mạnh dạn nuôi thêm 11 loại côn trùng khác nhau như: Rắn mối, cào cào, bọ cạp, bọ vừng, bọ xít, ve ve, sâu măng, trứng kiến, chôm chôm, nhộng ong để chế biến tại quán và cung cấp ra thị trường...

thay-giao-xu-nghe-bat-ngo-bo-nghe-chuyen-huong-nuoi-de-thu-tien-ty
thay-giao-xu-nghe-bat-ngo-bo-nghe-chuyen-huong-nuoi-de-thu-tien-ty

Đến nay, trang trại đã hoạt động thuận lợi, giúp anh có thu nhập khá. Chưa kể, từ năm 2017, anh trở thành cố vấn cho CLB đầu bếp tỉnh Nghệ An. Ban đầu, CLB có 400 người, nay đã lên đến hơn 1.000 người, hoạt động khắp mọi miền tổ quốc. Đi đến đâu, họ đều giới thiệu và ủng hộ món côn trùng đặc sản của anh vào các nhà hàng, nên việc nuôi côn trùng, trong đó có dế mèn của anh Thắng ngày càng phát triển ngày bền vững.

Từ đó đến nay, anh Nguyễn Thế Thắng đã có hơn 13 năm kinh nghiệm nuôi dế và côn trùng độc lạ, thu nhập khá. Cựu thầy giáo tâm sự: "Tôi phương châm phát triển theo nguyên lý 'nguyên lý con cua', nghĩa là: con cua có 8 cẳng 2 càng, nếu có 4 chân đầu vào thì có 4 chân đầu ra, nghĩa là số người sản xuất chăn nuôi luôn cân đối với đại lý của thị trường thì luôn bền vững.

Doanh nghiệp là mình con cua, còn càng đầu vào là tôi đứng ra để tư vấn kỹ thuật, càng đầu ra là vợ tôi phụ trách để phân phối thị trường. Về đầu vào liên quan đến mảng chăn nuôi, tư vấn kỹ thuật nuôi tôi phụ trách…".

Theo Cảnh Thắng/Dân Việt

Xem thêm: Từ đam mê nuôi cà cuống, 9x Hà Nội thành ông chủ trang trại kiếm nửa tỷ/năm

songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận