Thán phục 7 mẹo tiết kiệm hữu hiệu của người Nhật Bản: Tiêu tiền khôn ngoan là chìa khóa của sự sung túc!
Người Nhật Bản kiếm tiền tốt và tiêu tiền rất khôn ngoan, giúp họ có có thể duy trì lối sống sung túc mà không cần quá tằn tiện.
Người Nhật Bản nổi tiếng với khả năng tiết kiệm thần sầu, nhất là những bà nội trợ. Không ít bà nội trợ từng làm mưa làm gió MXH vì khả năng quản lý tiền bạc vào hạng thượng thừa. Lại nói, họ không hề tiết kiệm quá mức, khiến cho cuộc sống khó khăn, khổ sợ. Họ tiết kiệm trên cơ sở không lãng phí, không chi tiêu tùy hứng và bừa bãi. Dưới đây là 7 mẹo tiết kiệm hữu hiệu của người Nhật Bản:
Tiết kiệm tiền trước khi chi tiêu
Tiết kiệm trước rồi mới chi tiêu là một bước rất đơn giản và thiết thực nhưng nhiều người thường thất bại! Phần lớn nguyên nhân xuất phát từ việc không nhận thức được thứ tự sử dụng tiền, chúng ta nên ưu tiên tiết kiệm tiền hơn là tiêu tiền.
Người Nhật khuyên bạn nên tiết kiệm ngay 10% đến 20% tiền lương vào ngày lĩnh lương, nếu có thể thiết lập chuyển khoản tự động thì bạn sẽ không dễ dàng tiêu hết chúng.
Cắt giảm chi tiêu
Xem lại chi phí của bạn và tìm ra những gì bạn có thể tiết kiệm và những gì bạn có thể sử dụng các lựa chọn rẻ hơn để giảm chi phí cố định hàng tháng càng nhiều càng tốt.
Ngoài ra, họ cũng hạn chế các khoản chi phí lặt vặt. Nguyên do là các khoản chi phí nhỏ mỗi ngày có thể cộng lại thành một khoản chi phí lớn chỉ sau 1 năm.
Xây dựng thói quen ghi lại các khoản chi
Các khoản chi trong ngày nên ghi ngay trong ngày để tránh bỏ sót, để sau này dễ kiểm tra tình hình chi tiêu tài chính hơn. Hiện nay có rất nhiều ứng dụng kế toán có thể giúp bạn theo dõi tình hình tài chính của gia đình mình.
Mua sắm khôn ngoan
Người Nhật Bản thường có thói quen mua nguyên liệu nấu nướng mỗi tuần một lần. Mua một lúc số lượng lớn không chỉ có thể giảm chi phí mà còn giảm cơ hội mua thêm nhiều đồ lặt vặt.
Ngoài ra, họ cũng cố gắng giảm tần suất đi ăn ngoài hoặc gọi đồ ăn mang đi càng nhiều càng tốt, tự nấu bữa trưa và mang theo bình nước để không tốn quá nhiều tiền khi đi làm trong ngày.
Nếu có thứ gì đó muốn mua, bạn nên viết ra giấy lý do tại sao cần và tại sao không cần, đồng thời, dành cho mình một khoảng thời gian tĩnh tâm để quan sát và giữ món đồ trong giỏ hàng trong 5 đến 7 ngày để xác nhận xem bạn có muốn mua lại hay không.
Chọn đồ có dung tích lớn
Đối với những nhu cầu cơ bản hàng ngày như khăn giấy vệ sinh, dầu ăn, nước rửa chén, nên tích trữ ngay những đồ dùng có dung tích lớn hoặc đồ gia dụng để giảm chi phí trung bình. Tuy nhiên, bạn cũng nên cân nhắc xem liệu nhà mình có đủ không gian lưu trữ hay không trước khi mua.
Tăng số ngày không tiêu tiền
Hãy cho bản thân thử thách dành cả ngày mà không tiêu bất kỳ khoản tiền nào! Hãy cố gắng giảm tần suất ra ngoài trong những ngày nghỉ lễ, hoặc chọn cách đi bộ, tập thể dục mà không tốn tiền, bạn cũng có thể ở nhà và không ra ngoài. Giảm thời gian lướt mạng xã hội và các trang web mua sắm, tránh việc xem những quảng cáo lặp đi lặp lại và vô tình mua những món đồ không cần thiết.
Giữ một khoản tiền cho nhu cầu cá nhân
Tiết kiệm quá mức dễ dẫn đến mệt mỏi hoặc suy sụp, nếu không cẩn thận sẽ tốn rất nhiều tiền để giải tỏa cảm xúc, nên dành 5% tiền lương làm chi phí giải trí để theo đuổi những sở thích cá nhân và duy trì ý thức lễ nghi trong cuộc sống.
Ngoài ra, sức khỏe là tài sản lớn nhất của bạn. Bạn nên bắt đầu bằng việc đi ngủ sớm và không thức khuya. Thức khuya có hại cho sức khỏe, bạn cũng có thể mất khả năng phán đoán và có xu hướng mua sắm bốc đồng.
Theo Đời sống Pháp luật
Xem thêm: Bà nội trợ Nhật Bản bật mí bí kíp làm bữa cơm tiết kiệm: Chẳng tốn mấy đồng vẫn đầy đủ dinh dưỡng!
5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần
Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!
Bình luận