Sai lầm chí mạng tuổi 20 khiến người trẻ khó làm giàu: Tôi không có tiền, vì vậy cần gì quản lý tài chính
Cứ giữ thói quen và quan điểm sai lầm ở tuổi 20, nhất là những thứ liên quan tới tiền bạc, người trẻ rất khó làm giàu sau này.
Không ít người ở độ tuổi 50 thường tự vấn bản thân rằng, vì sao mình mãi không thể trở nên giàu có? Nguyên nhân có thể là vô số, như theo tôi, điều quan trọng nhất chính là tư duy. Thử nghĩ xem, ở độ tuổi 50 mà ta vẫn giữ tư duy tiền bạc như ngày trẻ, làm sao mà đổi đời được?
Ngay cả người trẻ cũng vậy, nếu không sớm thay đổi tư duy, họ sẽ đi vào lối mòn. Dù là mới ra trường hay đã đi làm 1-2 năm, nhưng không tiết kiệm được ít nhất 20% thu nhập, hay chưa từng đầu tư thì khá đáng báo động. Ăn chơi hết mình không phải là thứ gì đó đáng tự hào, mà đúng ra phải là "chơi được thì làm được".
Dưới đây là những tư duy sai lầm cực kỳ phổ biến về tiền bạc của giới trẻ:
Tôi không có tiền, cần gì quản lý tài chính
Có một câu nói rằng: "Khi tôi còn trẻ, tôi có thời gian nhưng không có tiền. Khi tôi có tiền, tôi không có thời gian". Nhắc đến quản lý tài chính, nhiều người cho rằng chỉ những ai có tiền trăm triệu, tiền tỷ mới cần tính đến chuyện quản lý. Thực tế, dù chỉ có vài ba triệu bạc tiền lương, ta cũng phải tiết kiệm.
Người trẻ thiếu tiền, nhưng cũng không biết làm sao để biến thời gian thành tiền. Có một cách đầu tư đơn giản nhất, đó chính là tiết kiệm tiền. Tài chính tốt hơn, tại sao không nghĩ tới chuyện vay tiền mua nhà để ổn định sớm?
Xiao Ming tốt nghiệp một trường đại học tốt, sau đó kết hôn với người bạn gái đã yêu nhiều năm. Giá nhà đất wor Thượng Hải rất cao, nhưng anh vẫn cắn răng vay tiền bố mẹ để đủ tiền trả trước mua nhà. Phụ huynh hai bên là người làm công ăn lương bình thường, vay tiền mua nhà là một chuyện lớn, rất may các cụ đều đồng ý.
Mua nhà xong, chỉ sau 1 năm mà giá nhà đất ở Thượng Hải lại tăng phi mã. Lúc ấy, căn nhà của Xiao Ming tăng gấp đôi giá trị, khiến anh càng tin rằng đó là quyết định đúng đắn. Sau 3 năm đi làm, vợ chồng anh đã có nhà, nợ trả hết, giờ chuẩn bị để mua ô tô.
Quản lý tài chính phải cho phép bản thân tự do tài chính
Tự do tài chính là cái đích ai cũng muốn, nhưng để đạt được nó không hề dễ dàng. Nếu vậy, sao không đặt một mục tiêu gần hơn, dễ đạt được hơn, rồi lấy đó làm bàn đạp để vươn lên?
Nếu ta biết cách quản lý tài chính, ta có thể không giàu, nhưng chắc chắn ta sẽ không sống khổ sở sau này. Nhiều bạn trẻ không nhận ra rằng nếu không chủ động học hỏi một số kiến thức tài chính và cố gắng quản lý tài chính cá nhân đến năm 25 tuổi thì họ có thể sẽ bị tụt lại phía sau.
Hãy coi việc quản lý tài chính như một thói quen không thể thiếu, đưa nó vào cuộc sống. Quản lý tiền bạc đặc biệt đòi hỏi một người phải có sự tập trung để trì hoãn sự hài lòng và cũng không thể thờ ơ với những tổn thất.
Là người trẻ, ta sẽ có nhiều cơ hội để tích lũy tiền bạc hơn. Hãy thử tiết kiệm và đầu tư, 2-3 tháng đầu tuy chẳng có gì khác biệt, nhưng khi tính đến hàng năm, thành quả vô cùng rõ rệt. Tận dụng sức mạnh của lãi kép - kỳ quan thữ 8 của thế giới, giàu có và thành công sẽ không hề xa vời mà gần ngay trước mắt.
Theo Trí thức trẻ
Xem thêm: Quyết tâm bỏ thói quen mua cà phê ngoài quán và tự pha tại nhà, tôi tiết kiệm được 4 triệu/tháng
5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần
Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!
Bình luận