Người người nhà nhà đổ xô đi livestream, làm sao để tạo ra đột phá?
Những năm gần đây, livestream dần trở thành công việc rât phổ biến. Nhưng ai ai cũng đổ xô đi làm, thì nên làm gì để tạo ra đột phá?
Có thể thấy, vài năm trở lại đây, livestream đang là một ngành nghề hot. Đâu đâu cũng thấy người này người kia livestream, hết nền tảng này lại đến nền tảng khác. Kéo theo đó, đương nhiên cũng là các khóa đào tạo, lớp hướng dẫn,... dành cho những người có nhu cầu "lấn sân". Nếu bạn đang muốn thử sức với công việc mới mẻ này, hãy thử đăng ký một khóa xem sao.
Dù vậy, trước khi xuống tiền, bạn vẫn nên tham khảo chất lượng của các khóa học đó. Không ít học viên phản ánh rằng, nhiều lớp học chỉ mang tính tự phát, kiến thức nghe thì cao siêu nhưng trên mạng thì "không thiếu.
Đầu năm 2021, Quỳnh Quỳnh (32 tuổi) bắt gặp một bài đăng về khóa học livestream bán hàng trên MXH. Khoá học gồm 7 buổi, học phí đang được khuyến mãi sâu nên chỉ còn 9 NDT (khoảng 30 nghìn đồng). Vẫn biết giá học phí này chỉ để "câu" học viên nhưng lúc đó đang ở nhà nghỉ thai sản và muốn kiếm thêm thu nhập nên cô đăng ký tham gia.
Ban đầu, cô theo học khóa cơ bản, cảm thấy giảng viên khá có tâm. Trước buổi học, người này gửi tài liệu để mọi người xem trước, đến 8h tối, người này sẽ online và giải đáp mọi thắc mắc của học viên. Đến buổi gần cuối, khóa học có mời một streamer A nọ khá nổi tiếng đến chia sẻ. Sau đó, người này cho biết, những kiến thức giúp đem lại thu nhập cao đến từ khoá học nâng cao, ai muốn học thì đăng ký.
Quỳnh Quỳnh nghĩ rằng lớp cơ bản đã ổn như vậy, đến khóa nâng cao hẳn cũng "ra gì". Nào ngờ, đến khi tham gia, cô mới chưng hửng vì chất lượng quá tệ, giáo viên thì miễn cưỡng, không nhiệt tình.
Cô tâm sự: "Tôi nghĩ mình là người có thái độ tích cực với việc trả tiền để mua kiến thức, nhưng lần này tôi thực sự đã học được một bài học lớn. Điều này không có nghĩa là tôi không đạt được gì, nhưng chất lượng nội dung, tiêu chuẩn giảng dạy và dịch vụ do các khóa học cung cấp không xứng đáng với số tiền đã bỏ ra".
Sau khi kết thúc khóa học, cô đã ngồi tổng hợp, và rút ra một số lưu ý cho những ai muốn thử sức. Cụ thể:
- Mở rộng mối quan hệ: Việc tham gia các lớp học có thể là cơ hội để bạn làm thân với những người cùng chí hướng. Nếu duy trì, bạn có thể hợp tác với họ, tìm ra hướng đi đôi bên cùng có lợi.
- Nguồn lực phía sau các giảng viên đào tạo livestream vì hầu hết những người này đều có công ty riêng hoặc MCN (Multi Chanel Network - mạng lưới) "chống lưng". Với newbie, tốt hơn hết bạn nên tham gia một công ty hoặc mạng lưới livestream nào đó.
- Hiểu rằng, thành công có thể học hỏi, nhưng không thể sao chép. Khi tham gia các khóa học livestream đừng nghĩ rằng chỉ cần học xong là có thể kiếm tiền nhanh chóng và dễ dàng, khóa học dù tốt đến đâu cũng không thể giúp bạn làm việc đó. Thậm chí, ở góc độ nào đó mà nói, không có sự khác biệt về chất lượng giữa khóa học vài trăm nghìn và vài chục triệu đồng.
Thành công của những “chiến thần chốt đơn”, “thánh bán hàng” mà bạn thấy trên MXH, ngoài sự chăm chỉ và phương pháp còn liên quan mật thiết đến cá tính riêng của họ. Sau khi nắm vững những kiến thức cơ bản, việc nên làm tiếp theo chỉ có thể là khám phá những đặc điểm nổi bật của bản thân và áp dụng kiến thức vào thực tế. Cho dù bạn có hoàn thành nhiều khóa học đến đâu mà không tìm ra và giải quyết vấn đề thì mọi thứ cũng sẽ công cốc mà thôi.
Theo Phụ nữ số
Xem thêm: "Nghệ thuật" livestream bán hàng online: Bí quyết giúp doanh thu bùng nổ
5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần
Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!
Bình luận