Lời cảnh tỉnh từ tỷ phú vét sạch tiền túi khởi nghiệp Hamdi Ulukaya: Muốn thành công phải sớm loại bỏ 3 thói quen kinh doanh "xuẩn ngốc"
Vét sạch tiền túi, rời quê nhà sang Mỹ khởi nghiệp, Hamdi Ulukaya đã xây dựng thành công doanh nghiệp sữa chua tỷ đô Chobani.
Hamdi Ulukaya được gọi là "tỷ phú sữa chua" khi sáng lập thương hiệu sữa chua Hy Lạp bán chạy số 1 nước Mỹ Chobani. Ông chính là minh chứng rõ ràng nhất cho motip làm giàu kinh điển "rags-to-riches (khố rách áo ôm làm giàu) khi khởi nghiệp với số tiền ít ỏi và phải đi vay ngân hàng.
Ulukaya sinh ra trong một gia đình du mục, chăn cừu ở Thổ Nhĩ Kỳ, lớn lên mà không quá quan tâm tới nhu cầu cơ bản. Ở nơi ông sinh sống, tiền bạc không có ý nghĩa gì nhiều, bởi họ cũng chẳng có nhiều thứ để chi tiêu đến thế. Ban đầu, ông muốn trở thành giáo viên, nhưng sau đó đã tới Mỹ để học kinh doanh với số tiền chỉ khoảng 3.000 USD.
Một lần nọ, vô tình thấy mẫu quảng cáo bán nhà máy sản xuất sữa chua Kraft Foods, Hamdi Ulukaya đã quyết định dốc hết tiền túi và vay thêm ngân hàng để mua lại. Từ bị người nhà phản đối, ông đã phát triển sản phẩm sữa chua ít đường Hy Lạp Chobani thành thương hiểu nổi tiếng, "thống lĩnh" thị trường sữa chua ở Mỹ.
Hamdi Ulukaya nổi tiếng là một tỷ phú có tư duy khá "khác người", thường xuyên tỏ ra khó chịu với nhiều suy nghĩ của các CEO khác. Dù thành công với lối kinh doanh kiểu cũ, nhưng với ông cách để thành công khác hẳn với quy tắc kinh doanh truyền thống. Ông thẳng thừng chia sẻ với TED rằng: "Các quy tắc có vẻ điển hình để thành công trong kinh doanh, nhưng đối với tôi chỉ là sự ngu xuẩn".
Doanh nghiệp không tồn tại dể tối đa hóa giá trị cổ đông
Ulukaya chia sẻ: "Sách kinh doanh ngày nay thường nói rằng các doanh nghiệp tồn tại để tối đa hóa lợi nhuận cho các cổ đông. Tôi thấy đó chính là ý tưởng ngu ngốc nhất tôi từng nghe trong đời". Theo ông, điều mà một doanh nghiệp nên quan tâm không phải là kiếm tiền cho chủ sở hữu, mà là các nhân viên của mình.
Hamdi Ulukaya nhận định: "Thứ cần nhắm đến là yếu tố con người. Các doanh nghiệp nên quan tâm tới chính nhân viên của mình trước". Với ông, nhân viên mới là nwhxng trụ cột cho thành ocong của công ty.
Vì thế, vào năm 2016, vị tỷ phú tự thân 48 tuổi này khiến nhiều người ngỡ ngàng khi chia cổ phần của mình cho 2.000 nhân viên. Ông nói rằng, đó không phải là PR, cũng không phải là món quà. Ulakaya khẳng định: "Đó không phải là một món quà... Họ đã kiếm được nó bằng tài năng và sự chăm chỉ của họ".
Đừng hỏi người khác có thể làm gì cho ta, hãy xem ta có thể làm gì cho họ
Theo "ông vua sữa chua", các công ty muốn thu thập thông tin để cải tiến hay thay đổi, họ không nên để cộng đồng làm điều đó cho mình. Thay vào đó, họ nên chủ động tới gặp nhóm người đang gặp khó khăn, đặt câu hỏi rằng: "Tôi có thể làm gì để giúp đỡ các bạn?".
Ông nhận định, hãy luôn tìm kiếm các cộng đồng mà bạn có thể tham gia góp sức. Hãy hỏi rằng, chúng ta, cùng nhau, có thể làm gì có ích. Đừng chỉ làm vì cái lợi của bản thân, hãy nghĩ tới những người khác nữa.
Người tiêu dùng là vị "sếp" quan trọng nhất
Vị tỷ phú tự thân này cho hay: "Không ít nơi nói rằng CEO phải báo cáo với hội đồng quản trị. Theo tôi, CEO nên báo cáo với những người tiêu dùng".
Bản thân ông cũng là người sớm nhận thức được điều này, và trong những ngày đầu mới khởi nghiệp cùng Chobani, ông cho ghi số điện thoại cá nhân trên bình sữa chua của mình. Điều này giúp khách hàng có thể gọi điện thoại cho ông để trò chuyện và phản ánh. Ông nhận định: "Người tiêu dùng mới là người nắm quyền. Đây là nguyên tắc quan trọng trong kinh doanh".
Mặc dù tất cả lời khuyên kinh doanh của ông nghe khá ngược đời, nhưng Hamdi Ulukaya khẳng định đây là một công thức thành công thực sự. Ông từng nhận xét về bản thân mình như sau: "Tôi không phải là kiểu người sẽ xây dựng một thứ gì đó trong vài năm rồi bán nó, nghỉ hưu và chỉ hưởng thụ".
Theo Inc
5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần
Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!
Bình luận