Tầm
Muốn xây nhà trên đất nông nghiệp, người dân cần nắm rõ những quy định này
Việc xây nhà trên đất không phải là đất ở khá phổ biến, tuy nhiên nếu không nắm chắc pháp lý, người dân có thể vi phạm và chịu phạt lên tới 1 tỷ đồng.

Có được xây nhà trên đất nông nghiệp không?
Không ít người thắc mắc, nếu sở hữu đất nông nghiệp nhưng muốn xây nhà ở thì có được không? Trên thực tế, việc xây nhà trên đất không phải là đất ở khá phổ biến, nhưng để thực hiện điều đó cần phải thực hiện các thủ tục pháp lý cần thiết.

Điều 6 Luật Đất đai 2013 quy định về nguyên tắc sử dụng đất có nội dung như sau:
"1. Đúng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và đúng mục đích sử dụng đất.
2. Tiết kiệm, có hiệu quả, bảo vệ môi trường và không làm tổn hại đến lợi ích chính đáng của người sử dụng đất xung quanh.
3. Người sử dụng đất thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình trong thời hạn sử dụng đất theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan".
Nói cách khác, người sử dụng đất phải thực hiện nghĩa vụ sử dụng đát đúng mục đích. Chẳng hạn, đất ở có mục đích sử dụng để xây nhà ở, còn đất trồng cây hàng năm có mục đích trồng cây hàng năm.... Có nghĩa là, người dân sẽ không được xây nhà ở trên đất nông nghiệp, vì như vậy sẽ là sử dụng đất trái mục đích.
Làm sao để xây nhà trên đất nông nghiệp?

Tuy nhiên, người dân vẫn có thể xây nhà trên đất nông nghiệp nếu xin chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang đất ở. Điểm d khoản 1 Điều 57 Luật Đất đai 2013 quy định trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất phải được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, theo đó: "d) Chuyển đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp".
Muốn chuyển từ đất nông nghiệp sang đất ở, cá nhân hay hộ gia đình cần được UBND cấp huyện (huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương) nơi có đất cho phép. Dưới đây là các cần thực hiện để làm thủ tục chuyển đổi:
- Chuẩn bị hồ sơ: Hộ gia đình hay cá nhân cần chuẩn bị 01 bộ hồ sơ gồm Đơn xin chuyển mục đích sử dụng đất và Giấy chứng nhận (sổ đỏ, sổ hồng).
- Nộp hồ sơ: Người dân nộp hồ sơ tại bộ phận một cửa để chuyển cho Phòng Tài nguyên và Môi trường cấp huyện; hoặc tại nơi chưa tổ chức bộ phận một cửa thì nộp trực tiếp tại Phòng Tài nguyên và Môi trường cấp huyện.
- Tiếp nhận hồ sơ: Khi hồ sơ được nộp đầy đủ, bộ phận tiếp nahanj sẽ ghi vào sổ tiếp nhận, trao phiếu tiếp nhận cho người nộp. Nếu hồ sơ còn thiếu hay chưa hợp lệ thì trong thời gian không quá 03 gnayf làm việc, bọ phận tiếp nhận phải thông báo và hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung, hoàn chỉnh.
- Giải quyết yêu cầu: Người dân cần thực hiện nghĩa vụ quan trọng nhất là nộp tiền sử dụng đất theo thông báo của cơ quan thuế.
- Trả kết quả.
Lưu ý
Thời gian giải quyết không quá 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ; không quá 25 ngày với trường hợp ở các xã miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn. Thời gian giải quyết không tính thời gian các ngày nghỉ, ngày lễ theo quy định của pháp luật; không tính thời gian thực hiện nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất.
Người dân cần lưu ý, không được tự tiện xây nhà hay chuyển đổi mục đích sử dụng đất trước khi được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Việc người sử dụng đất xây dựng nhà ở trên đất nông nghiệp là hành vi tự ý chuyển mục đích sử dụng đất và sẽ bị xử lý vi phạm hành chính. Nếu vi phạm, người dân có thể bị xử phạt hành chính từ vài triệu đồng tới 1 tỷ đồng.
Theo Khắc Niệm/LuatVietnam
Xem thêm: Sang tên Sổ đỏ cho con: Cha mẹ băn khoăn nên tặng cho hay thừa kế?
-
Tầm 2 ngày trước
Nữ thủ khoa với GPA 3.9/4.0 bật mí bí kíp học tập: Không bao giờ đợi "nước đến chân mới nhảy"
-
Tầm 6 ngày trước
Chiếc xe đạp thồ cũ kĩ chở ước mơ làm giáo viên của cô gái người Mông
-
Tầm 7 ngày trước
"Tôi đã sẵn sàng chết đi tất cả phần con người mình vốn có, để có thể sinh ra phần con người mà tôi muốn trở thành"
-
Tầm 08:00 14/03/2023
Lee Ji Seon đánh bại nghịch cảnh: Từ cô sinh viên bị tai nạn hủy dung đến nữ giảng viên truyền cảm hứng
-
Tầm 08:00 13/03/2023
Cuộc đời truyền cảm hứng của nữ giáo sư toán học đầu tiên của Việt Nam Hoàng Xuân Sính
-
Tầm 13:09 12/03/2023
Làm thế nào để cô gái từng chỉ học hết lớp 5 có thể học lên Tiến sĩ: Tất cả là nhờ nỗ lực hơn người
-
Tầm 15:17 09/03/2023
Nghị lực phi thường của nữ sinh khiếm thị từng đạt học bổng 1,7 tỷ đồng của RMIT
-
Tầm 08:11 06/03/2023
Nguyễn Xuân Nguyên: Từng gục ngã vì liên tục bị từ chối, đến nam sinh là Phó Chủ tịch Hội Sinh viên Việt Nam tại Singapore
0 Bình luận