Kỹ sư kiếm 4 tỷ/năm nhờ sửa xe gây bão trên Shark Tank: "Tôi muốn cả thế giới biết Việt Nam là ai!"

Khán giả chương trình Shark Tank không khỏi nể phục ước mơ của kỹ sư kiêm nhà sáng chế Nguyễn Vĩnh Sơn, với tham vọng "muốn cả thế giới biết Việt Nam là ai!".

Chi Nguyễn
08:30 21/06/2022 Chi Nguyễn
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Mới đây, sự xuất hiện của kỹ sư Nguyễn Vĩnh Sơn trên Shark Tank Việt Nam đã khiến cư dân mạng không khỏi xôn xao. Ông Sơn là kỹ sư, nhà sáng chế, đồng thời là Ủy viên Ban sáng lập Hội Sáng chế Việt Nam. Ông tham gia chương trình cùng con trai là anh Nguyễn Vĩnh Hưng, tốt nghiệp ngành kiến trúc trường Cal Poly Pomona (Mỹ), đang là kiến trúc sư ở Hàn Quốc.

Lên gọi vốn nhưng sẵn sàng tặng 20% cho Shark nào đồng ý

ky-su-kiem-tien-ty-gay-bao-shark-tank-vi-muon-the-gioi-biet-viet-nam
Kỹ sư Nguyễn Vĩnh Sơn cùng con trai lên Shark Tank gọi vốn, trình bày 2 sản phẩm là vòng bi cổ xe và bộ điều khiển giảm xóc

Lên Shark Tank, ông Nguyễn Vĩnh Sơn đem đến 2 sản phẩm đã có bằng sáng chế của Việt Nam và bằng của Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới Wipo. Đó là vòng bi cổ xe và bộ điều khiển giảm xóc, với mục đích giúp xe chạy tốt hơn, êm hơn. Vị kỹ sư cho biết, vòng bi được thiết kế đặc biệt với kích cỡ tương đồng với sản phẩm chính. Thế nhưng, độ bền của sản phẩm này tăng gấp 3-5 lần, giúp giảm xóc, giảm trượt, có thể dùng 10 năm mà không cần bảo trì.

Bộ điều khiển giảm xóc cũng đã được khai thác 10 năm qua, ông làm chỉ mất 100.000 đồng/sản phẩm, lắp đặt trên hơn 100.000 chiếc xe. Ông khẳng định: "Bộ điều khiển giảm xóc, bộ ABS Shark Hưng biết rồi, có giá 13 – 20 triệu đồng. Với sáng chế của mình, tôi làm tốn 100.000 đồng, và chỉ tốn 50.000 đồng nếu Shark Phú làm".

Shark Hưng sau khi thử nghiệm sản phẩm đã đánh giá: "Tôi thấy tính năng cơ khí của việc phân bổ lực quán tính ở trong ống giảm xóc của xe hoạt động khá ổn. Tôi cảm nhận rất rõ lực văng của xe bớt đi rất nhiều so với xe đối chứng là xe không lắp thiết bị đó".

ky-su-kiem-tien-ty-gay-bao-shark-tank-vi-muon-the-gioi-biet-viet-nam
Shark Hưng cho biết tính năng cơ khí của việc phân bổ lực quán tính ở trong ống giảm xóc của xe hoạt động khá ổn

Tham dự chương trình, ông chủ startup hi vọng có thể deal gọi vốn là 4 tỷ rưỡi cho 10%. Chưa kể, vị kỹ sư này còn sẵn sàng tặng tiếp 20% cho Shark nào đi cùng ông tới khi ông hoàn thành sản xuất 10 phụ tùng xe máy theo ý mình.

Tham vọng "muốn cả thế giới biết Việt Nam là ai"

Quả thực, sản phẩm của ông Sơn vô cùng hứa hẹn, khiến các Shark không khỏi thắc mắc vì sao ông phải lên đây gọi vốn. Ông cho biết, ông không cần bán cho hãng, chỉ cần bán cho thợ sửa xe thôi, vì số xe chạy hiện nay trên thị trường nhiều gấp 10 lần số xe một hãng bán ra.

ky-su-kiem-tien-ty-gay-bao-shark-tank-vi-muon-the-gioi-biet-viet-nam
Tôi nói, không, tôi còn một ước mơ cao lắm. Đó là tôi muốn cả thế giới này biết Việt Nam là ai

Khi Shark Hưng gợi ý việc startup bán hẳn sáng chế của mình cho nhà đầu tư để thương mại hóa, ông Sơn cho rằng đây không phải là mục tiêu chính. Ông khẳng khái nói: "Người ta vẫn hay nói với tôi rằng ở tuổi này anh viên mãn rồi, cần tiền làm gì? Tôi nói, không, tôi còn một ước mơ cao lắm. Đó là tôi muốn cả thế giới này biết Việt Nam là ai. 

Thứ hai nữa là tôi muốn truyền đạt đến các startup trẻ rằng phải có niềm cảm hứng, và hãy làm gì đó thật hoàn chỉnh rồi hãy đến đưa cho các Shark, đừng làm nửa vời, sẽ chết".

ky-su-kiem-tien-ty-gay-bao-shark-tank-vi-muon-the-gioi-biet-viet-nam
Được biết, mỗi ngày gia đình sửa tới 20-30 chiếc xe, tiền công lẫn sửa chữa trung bình là 600.000 đồng

Anh Hưng, con trai ông Sơn cho biết, mỗi ngày gia đình sửa tới 20-30 chiếc xe, tiền công lẫn sửa chữa trung bình là 600.000 đồng. Nhân lên với 1 năm, họ kiếm được trên dưới 4 tỷ đồng nên không quá lo về mặt tài chính.

Shark Hưng cho rằng ông Sơn đến đây không  phải là gọi vốn mà để tìm người đồng hành, từ chối chốt deal. Tuy nhiên, ông sẵn sàng giúp đỡ dự án khởi nghiệp này kết nối với các nhà sản xuất xe hoặc tư vấn cho startup các cách để thương mại hóa. Shark Phú, Shark Liên và Shark Hùng Anh cũng rút lui vì dự án không cùng ngành cũng như hệ sinh thái.

ky-su-kiem-tien-ty-gay-bao-shark-tank-vi-muon-the-gioi-biet-viet-nam
Shark Bình quyết định "chốt deal", bởi ông là người thích đầu tư mạo hiểm

Cuối cùng, Shark Bình quyết định "chốt deal", bởi ông là người thích đầu tư mạo hiểm. Ông đề nghị đầu tư 4,5 tỷ hoặc hơn, nhưng đổi lại sẽ thẩm định lại tính khả thi của sản phẩm. Nếu quả thực khả thi, NextTech sẽ đầu tư và phụ trách các công việc liên quan đến mass production, kinh doanh và thương mại hóa...

Sau cùng, công ty của Shark Bình sẽ nhận 70% lợi nhuận sau khi trừ đi các chi phí. Đề nghị này sẽ áp dụng cho tất cả các sản phẩm sáng chế của startup, bao gồm cả sản phẩm áo giáp chống đâm, chống đạn. Tuy nhiên, sau đó vị "cá mập" này đã chấp nhận mức lợi nhuận 69%, sau khi ông Sơn nói muốn trích 1% lợi nhuận của áo giáp cho anh em trong hội Sáng chế.

Theo Bảo Bảo/ Nhịp sống Kinh tế, Ảnh: Shark Tank Việt Nam

Xem thêm: Startup F&B "cà phê trái cây" độc đáo được 4 "cá mập" Shark Tank chú ý, đề nghị đầu tư lên tới 30 tỷ đồng

songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận