Konosuke Matsushita: "Vua nợ Nhật Bản" thà chịu lỗ còn hơn sa thải nhân viên, mở ra thời đại Panasonic lẫy lừng

Konosuke Matsushita không chỉ khiến dân tình nể phục vì là "vị thần kinh doanh" Nhật Bản, mà còn là ở cách ông đối nhân xử thế.

Chi Nguyễn
15:30 30/08/2022 Chi Nguyễn
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Konosuke Matsushita là ai?

Konosuke Matsushita là một vị doanh nhân huyền thoại Nhật Bản, nhà sáng lập công ty Panasonic lẫy lừng. Ông sinh năm 1894, quê Wakayama, Nhật Bản. Ông là con trai thứ 3 trong gia đình có 7 anh chị em, nhà nghèo nên phải nghỉ học từ sớm. Năm 9 tuổi, ông theo cha đến Osaka làm việc ở lò than, sau đó đi tới phụ việc ở cửa hàng bán xe đạp.

Năm 17 tuổi, ông đến làm việc ở một công ty cơ điện vì yêu thích ngành này. Nhận ra đam mê thực sự, 7 năm sau, ông nghỉ việc và ra mở cửa hàng chuyên bán đồ điện chỉ với vỏn vẹn... 97 yên. Đến nữ trang và chiếc áo Kimono - vốn là của hồi môn của vợ cũng phải bán đi làm vốn kinh doanh. 

konosuke-matsushita-va-cach-doi-nhan-xu-the-khien-nguoi-doi-ne-phuc
Konosuke Matsushita là con trai thứ 3 trong gia đình có 7 anh chị em, nhà nghèo nên phải nghỉ học từ sớm

Đam mê sáng tạo, sau một thời gian miệt mài, ông đã thành công phát minh ra chiếc đuôi đèn. Đây là sản phẩm được khách hàng vô cùng hoan nghênh, thậm chí Konosuke Matsushita còn được cấp bằng sáng chế. Đến năm 1918 - 1920, kinh tế Nhật Bản gặp khủng hoảng, hàng loạt doanh nghiệp phá sản, người thất nghiệp ở khắp nơi. Lúc này, thay vì bỏ cuộc, ông lại quyết tâm đi vay mượn khắp nơi để mở rộng doanh nghiệp, xây nhà xưởng rộng hơn 230 m2.

3 năm sau, Konosuke Matsushita cho ra mắt chiếc xe đạp chạy bằng pin. Đây là phát minh được cho là mang tính đột phá khi trước đó việc đi xe đạp vào buổi tối thực sự rất bất tiện, loại xe đạp có đèn chạy bằng pin chỉ đi được vài ba tiếng lại hay hỏng nên không được sử dụng nhiều. Dù vậy, giá thành của nó khá cao nên doanh thu không được tốt.

konosuke-matsushita-va-cach-doi-nhan-xu-the-khien-nguoi-doi-ne-phuc
Nhận ra đam mê thực sự, ở tuổi 24, ông nghỉ việc và ra mở cửa hàng chuyên bán đồ điện chỉ với vỏn vẹn... 97 yên

Không bỏ cuộc, ông quyết tâm dừng bán buôn và chuyển sang bán lẻ. Ban đầu, ông phân phát miễn phí các các cửa hàng 3-4 bóng đèn, trực tiếp yêu cầu họ trải nghiệm. Ông nói nếu cửa hàng hài lòng, hãy liên hệ ông để nhập hàng, và họ cũng không phải trả số tiền quá lớn.

Chính phương thức này đã khiến ông sớm lấy lại niềm tin của người tiêu dùng. Không lâu sau đó, bóng đèn xe đạp của Matsushita đã có mặt trên mọi cửa hàng điện cũng như xe đạp ở Osaka. Các lái buôn biết đến ông và đặt hàng ngày càng nhiều, và đó cũng là thời cơ để ông đẩy mạnh việc sản xuất và mở rộng địa bàn.

Vị doanh nhân biết đối nhân xử thế, thu phục lòng người

Cuối năm 1929, cơn đại khủng hoảng tiếp tục gây ảnh hưởng nặng nề. Hàng loạt doanh nghiệp thua lỗ, phải cắt giảm nhân công. Đúng lúc đó, công ty của Konosuke Matsushita cũng đang còn một lượng lớn hàng tồn kho, phải hạn chế sản xuất.

Khi ấy, sức khỏe Matsushita lại suy yếu, ông phải nằm nhà dưỡng bệnh. Cấp dưới đến nhà ông bàn định hướng công ty, đề nghị việc cắt giảm nhân viên. Nghe xong, vị doanh nhân này cương quyết nói rằng, sẽ  không cắt giảm dù chỉ 1 nhân viên.

konosuke-matsushita-va-cach-doi-nhan-xu-the-khien-nguoi-doi-ne-phuc
Dù chỉ một người thôi cũng không được đuổi. Tiền công cho nửa ngày làm việc hay nửa ngày sản xuất, dù là một phần trăm cũng không được cắt!

Ông khẳng định: "Tình trạng khủng hoảng này có thể chỉ là tình trạng tạm thời. Nếu vậy, làm sao chúng ta có thể sa thải những nhân viên tận tụy với công ty cho đến tận bây giờ? Khi cần thì tuyển, khi muốn thì sa thải, nếu cứ suy nghĩ thiển cận như vậy thì còn ai muốn cống hiến hết mình vì công ty không? Dù chỉ một người thôi cũng không được đuổi. Tiền công cho nửa ngày làm việc hay nửa ngày sản xuất, dù là một phần trăm cũng không được cắt!".

Thay vào đó, ông đề xuất việc đào tạo nhân viên trở thành người bán hàng, đem hàng mẫu đi bán trực tiếp. Tấm lòng của Matsushita khiến nhân viên cảm động, ai nấy đều hưởng ứng và tích cực làm theo đề xuất của ông. Nhờ vậy, hàng tồn kho nhanh chóng được giải quyết, nhà máy sớm hoạt động lại bình thường.

Năm 1931, quy mô công xưởng Matsushita phát triển vượt bậc, có tới hơn 200 sản phẩm điện và hơn 1.000 công nhân. 4 năm sau, ông thành lập Công ty công nghiệp điện khí Mashushita, đến năm 1941 thì trở thành doanh nghiệp lớn với hơn 10.000 nhân công.

konosuke-matsushita-va-cach-doi-nhan-xu-the-khien-nguoi-doi-ne-phuc
Ông thành lập Công ty công nghiệp điện khí Mashushita, đến năm 1941 thì trở thành doanh nghiệp lớn với hơn 10.000 nhân công và hơn 200 sản phẩm

Có điều, đến năm 1945, Mỹ tiếp quản Nhật Bản sau thế chiến, khiến Công ty công nghiệp điện khí Mashushita bị đưa vào danh sách tài phiệt. Bản thân vị doanh nhân bị yêu cầu từ chức, đã đến Mỹ đàm phán hơn mười lần nhưng không được. May thay, công đoàn lao động sau khi biết chuyện này đã đồng lòng cứu giám đốc của mình, và Masushita cuối cùng thoát khỏi danh sách tài phiệt, và giữ được vị trí của mình.

Tuy nhiên, thoát khỏi biến cố này, công ty của ông lại rơi vào khó khăn khác. Khoản nợ của công ty đã lên tới 1 tỷ yên, khiến ông bị gọi là "Vua nợ" của Nhật Bản. Thậm chí đến những bữa ăn hàng ngày, ông cũng phải nhờ cậy vay mượn bạn bè.

Mở ra thời đại Panasonic lẫy lừng

Không bỏ cuộc, Konosuke Matsushita quyết tâm làm việc, hi vọng có thể thay đổi vận mệnh. Năm 1951, ông sang Mỹ và châu Âu khảo sát thị trường, rồi đầu tư mạnh để xây các máy sản xuất. Năm 1955, lần đầu tiên công ty này xuất khẩu loa sang Mỹ, lấy tên thương hiệu là Panasonic. Cũng từ đó, thời đại của một công ty điện lẫy lừng mở ra.

konosuke-matsushita-va-cach-doi-nhan-xu-the-khien-nguoi-doi-ne-phuc
Tạp chí Times của Mỹ lần đầu tiên phá lệ, in chân dung một doanh nhân Nhật Bản lên trang bìa

Năm 1960, số vốn ty Matsushita tăng lên tới 15 tỷ yên, đứng thứ 74 trong 100 "Đại gia của thế giới". 2 năm sau, tạp chí Times của Mỹ lần đầu tiên phá lệ, in chân dung một doanh nhân Nhật Bản lên trang bìa. Họ viết về Konosuke Matsushita như sau: "Ông chủ Công ty Mashushita, một công ty có tiếng tăm trên thế giới, hàng hóa có chất lượng tốt nhất và sử dụng có hiệu quả cao nhất".

Ở tuổi 67, ông quyết định từ chức Tổng giám đốc Panasonic, lui về nắm giữ quyền chủ tịch HĐQT. Năm 1964, thị trường suy thoái, thấy công ty chao đảo, vị doanh nhân huyền thoại một lần nữa quay trở lại, giúp "đứa con tinh thần" vượt qua khủng hoảng. 

konosuke-matsushita-va-cach-doi-nhan-xu-the-khien-nguoi-doi-ne-phuc
Đến giờ, Panasonic tự hào là một doanh nghiệp hàng đầu thế giới, và chìa khóa thành công không ai khác là Konosuke Matsushita

Ông lấy thân phận là chủ tịch Hội đồng quản trị của Panasonic, tạm thời nắm giữ chức vụ giám đốc phòng kinh doanh của công ty để vực dậy thương hiệu. Năm 1973, Panasonic lại gặp khó vì khủng hoảng dầu mỏ. Nhưng rất may, vị doanh nhân này đã bình tĩnh phân tích, điều chỉnh phương hướng và chiến lược kinh doanh, giúp công ty hồi sinh lần nữa. Đến giờ, Panasonic tự hào là một doanh nghiệp hàng đầu thế giới, và chìa khóa thành công không ai khác là Konosuke Matsushita.

Tổng hợp nhiều nguồn

Xem thêm: "Warren Buffett Nhật Bản" Wahei Takeda hé lộ bí mật số 1 giúp ta thành công và hạnh phúc

Sống Đẹp
songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận