Tầm
Hà Nội nhộn nhịp đấu giá đất trở lại, mức trúng chênh lớn hàng chục tỷ đồng
Nhiều quận, huyện ở Hà Nội bắt đầu đấu giá đất trở lại khá nhộn nhịp, liên tục xác lập kỷ lục giá mới ngay cả ở vùng ven.

Nhộn nhịp đấu giá đất trở lại
Vừa qua, Trung tâm Phát triển Quỹ đất huyện Mê Linh vừa phối hợp với Công ty đấu giá Hợp Danh đấu giá Việt Nam tổ chức đấu giá. Theo đó, 33 lô đất ở điểm X1, tổ dân phố số 2, thị trấn Chi Đông đã được đấu giá thành công, thu về 226 tỷ đồng, chênh gần 100 tỷ. Đáng chú ý, giá trúng cao nhất tại phiên đấu giá này lên tới gần 100 triệu đồng/m2, mức giá được coi là kỷ lục từ trước đến nay.
Trước đó, trung tâm này cũng phối hợp với Công ty Đấu giá hợp danh số 5 – Quốc gia đấu giá 17 thửa đất ở điểm X1, thôn Yên Vinh, xã Thanh Lâm. Tổng diện tích khu đấu giá là 1.858,9 m2,diện tích mỗi thửa trung bình là 87,75 - 171,76 m2. Giá khởi điểm đấu giá là từ 27,1 - 35,2 triệu đồng/m2.

Kết quả, tổng số tiền thu về là hơ 98 tỷ đồng, chênh 39,4 tỷ đồng. Thời điểm này, mức giá trúng cao nhất là 85,5 triệu đồng/m2. Trong đó, lô số 01 rộng 129,7 m2 ở vị trí lô góc có mức giá trúng cao nhất là 11.1 tỷ đồng (tương đương 85,5 triệu đồng/m2). Lô đất 02 có diện tích 95,6m2, giá trúng là 7,2 tỷ đồng (tương đương 75,5 triệu đồng/m2).
Đấu giá nhưng phải quan tâm đến cách sử dụng
Năm 2022, Hà Nội đặt mục tiêu đấu giá khoảng 1.561,42 ha tại 634 dự án. Tổng số tiền dự kiến thu được đạt 3.106 tỷ đồng, đạt khoảng 25% chỉ tiêu năm 2022, số thu từ năm 2021 chuyển sang là 1.991 tỷ đồng. UBND TP.Hà Nội đã yêu cầu các ngành chức năng, UBND các quận, huyện, thị xã cùng Trung tâm Phát triển quỹ đất Hà Nội kiểm soát chặt chẽ việc đấugiá quyền sử dụng đất, định giá đất theo quy định.
Thứ trưởng Bộ TN&MT Lê Minh Ngân từng nhận định, hiện vấn đề đấu giá ở nước ta còn nhiều hạn chế. Cần bổ sung quy định việc dừng cuộc đấu giá khi có dấu hiệu bất thường trong việc đẩy giá trúng đấu giá lên quá cao, gây hiệu ứng tiêu cực. Bổ sung quy định xử lý thu hồi nộp vào ngân sách nhà nước khoản tiền người trúng đấu giá đã nộp dở dang trong trường hợp phải hủy hợp đồng trúng đấu giá đất. Bổ sung quy định về thời hạn nộp tiền trúng đấu giá, không cho phép chậm và phạt chậm nộp như quy định chung của pháp luật về quản lý thuế.
GS Đặng Hùng Võ từng chia sẻ, sai lầm của chúng ta là đang dồn dập đấu giá đất, chưa quan tâm tới hiệu quả sử dụng. Các cuộc đấu giá hiện nay luôn có giá trúng cao gấp nhiều lần giá khởi điểm. Điều này khiến giá hàng hóa sản xuất tăng theo. Trong khi đó, các nước xung quanh nhờ chi phí đất đai thấp mà giá hàng hóa cũng thấp.

Nguyên Thứ trưởng Bộ TN&MT đánh giá, ta chỉ nên đấu giá những mảnh đất "vàng", đất "kim cương". Những lô đất này thường có vị trí đắc địa, có một không hai, chưa giao, chưa cho thuê, chưa có người sử dụng,thường là mảnh đất mà đại gia nào cũng "thèm khát" sở hữu. Nói cách khác, không phải mảnh đất nào cũng đấu giá, không nên phổ cập đấu giá đất.
GS. Võ nhấn mạnh: "Nhược điểm của cơ chế đấu giá đất hiện hành là không quy định về hiệu quả sử dụng đất sau khi đấu giá thành công. Mà chỉ lấy riêng chỉ tiêu tài chính, thậm chí doanh nghiệp nào trả giá cao chênh 1 đồng thôi là đã trúng đấu giá. Thế nhưng, tiếp theo đó họ sử dụng đất vào việc gì thì pháp luật lại không quy định.
Do đó, có nhiều trường hợp sau khi trúng đấu giá thì quây tôn khu đất đắc địa nhiều năm rồi bỏ hoang, gây lãng phí tài nguyên đất đai và ô nhiễm môi trường. Việc đấu giá đất phải đi đôi với quy hoạch. Nghĩa là doanh nghiệp trúng đấu giá phải thực hiện dự án theo quy hoạch, không phải cứ bỏ nhiều tiền là trúng.
Thậm chí, cho dù doanh nghiệp đấu giá đất ở mức 'trên trời' nhưng không mang lại hiệu quả môi trường, phát thải không giảm, ô nhiễm môi trường tăng lên,… thì chúng ta cũng không lựa chọn".
Theo Lộc Liên/Tiền Phong
Xem thêm: Chung cư cũ ở Hà Nội được nhiều người săn đón, giá bất ngờ tăng mạnh
-
Tầm 17 giờ trước
Nữ thủ khoa với GPA 3.9/4.0 bật mí bí kíp học tập: Không bao giờ đợi "nước đến chân mới nhảy"
-
Tầm 6 ngày trước
Chiếc xe đạp thồ cũ kĩ chở ước mơ làm giáo viên của cô gái người Mông
-
Tầm 7 ngày trước
"Tôi đã sẵn sàng chết đi tất cả phần con người mình vốn có, để có thể sinh ra phần con người mà tôi muốn trở thành"
-
Tầm 08:00 14/03/2023
Lee Ji Seon đánh bại nghịch cảnh: Từ cô sinh viên bị tai nạn hủy dung đến nữ giảng viên truyền cảm hứng
-
Tầm 08:00 13/03/2023
Cuộc đời truyền cảm hứng của nữ giáo sư toán học đầu tiên của Việt Nam Hoàng Xuân Sính
-
Tầm 13:09 12/03/2023
Làm thế nào để cô gái từng chỉ học hết lớp 5 có thể học lên Tiến sĩ: Tất cả là nhờ nỗ lực hơn người
-
Tầm 15:17 09/03/2023
Nghị lực phi thường của nữ sinh khiếm thị từng đạt học bổng 1,7 tỷ đồng của RMIT
-
Tầm 08:11 06/03/2023
Nguyễn Xuân Nguyên: Từng gục ngã vì liên tục bị từ chối, đến nam sinh là Phó Chủ tịch Hội Sinh viên Việt Nam tại Singapore
0 Bình luận