Giáo sư ĐH top đầu Trung Quốc khuyên nhủ bậc cha mẹ: Không phải trẻ nào sinh ra cũng để học giỏi

Theo ông Đinh Đình Khánh, giáo sư ĐH Bắc Kinh, có một thực tế là không phải trẻ nào sinh ra cũng để học giỏi.

Chi Nguyễn
09:46 10/01/2024 Chi Nguyễn
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Ông Đinh Đình Khánh, giáo sư ĐH Bắc Kinh chia sẻ, vợ chồng ông vốn là sinh viên xuất sắc ở ĐH Thanh Hoa. Thế nhưng, con gái của họ lại không học giỏi, thậm chí thường đứng bét lớp về thành tích học tập. 

Dù cố gắng thế nào, vợ chồng ông cũng không thể cải thiện thành tích của con. Và rồi, họ chấp nhận sự thật là: Không phải trẻ nào sinh ra cũng để học giỏi. Vị giáo sư tâm sự: "Sau này tôi nhận ra, việc sử dụng tiêu chuẩn học giỏi, điểm số cao để đo lường và định hình một đứa trẻ là sai lầm. Thay vì nhìn vào nhược điểm con học kém, phụ huynh có thể tìm ra ưu điểm của trẻ và dạy chúng trở thành người có nhân cách tốt".

Nhà giáo dục học nổi tiếng tại Đại học Bắc Kinh Thái Nguyên Bồi từng nói nuôi dạy một đứa trẻ có nhân cách tốt, lòng nhân ái và tính trách nhiệm còn quan trọng hơn việc được nhận vào trường đại học danh tiếng.

giao-su-dh-cho-rang-khong-phai-tre-nao-sinh-ra-cung-hoc-gioi

Theo ông, điều quyết định cuộc đời một đứa trẻ không phải là thành tích học tập mà là sự trau dồi nhân cách lành mạnh. Nhiều phụ huynh chỉ muốn gửi con đến những trường danh tiếng với mục đích nuôi dạy con có thành tích học tập xuất sắc. Nhưng thành tích chỉ là tạm thời, tính cách tốt mới là "tấm danh thiếp" theo suốt cuộc đời trẻ.

Wallach là một trong những hiệu ứng ảnh hưởng đến tâm lý con người, nói về việc ai cũng có thể là thiên tài nếu tìm được điểm xuất phát dành cho mình.

Hiệu ứng này bắt nguồn từ câu chuyện của nhà hóa học từng đoạt giải Nobel tên Otto Wallach. Khi ông lên cấp hai, bố mẹ vì muốn con trai theo văn chương nhưng kết quả bị cô giáo phủ nhận, nhận xét ông khó trở thành nhà văn. Cha mẹ lại yêu cầu ông chuyển sang vẽ tranh sơn dầu, nhưng Otto Wallach rất tệ trong khoản đánh bóng và bố cục nên kết quả không như ý. Nhiều giáo viên cho rằng sẽ không còn hy vọng với một học sinh vụng về như ông.

giao-su-dh-cho-rang-khong-phai-tre-nao-sinh-ra-cung-hoc-gioi

Tuy nhiên, một giáo viên dạy hóa học lại cho rằng, Otto Wallach là người tỉ mỉ trong công việc, có tố chất làm thí nghiệm vì sự cẩn thận và quan sát chi tiết. Khi tìm được lĩnh vực phù hợp để phát triển, ông trở thành nhà khoa học gặt hái được nhiều thành công.

"Hiệu ứng Wallach" cho thấy trí thông minh của mỗi người không đồng đều. Không phải ai cũng may mắn có xuất phát điểm như mơ và được vạch sẵn đường đi từ lúc sinh ra đến khi trưởng thành. Chỉ khi ta tìm được điểm xuất phát tốt ở phương diện phù hợp, mới có thể phát huy được trí thông minh và điểm mạnh của mình. Đồng thời, khi trí thông minh đó được thể hiện đúng chỗ sẽ đạt được kết quả đáng kinh ngạc.

Theo VnExpress, Ảnh: Shutterstock

Xem thêm: Nghiên cứu từ ĐH Harvard khẳng định: Cha mẹ dành vài phút cùng con làm điều này, đứa trẻ lớn lên thông minh bất ngờ

songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận