Tử tế không kể giàu nghèo: Cô gái khuyết tật tiếp ý chí cho người nghèo

Vượt lên nghịch cảnh, chị Ngô Thị Bích Huyền đã giúp mình và giúp những người có hoàn cảnh khó khăn thoát nghèo, tự tin trong cuộc sống.

Đỗ Thu Nga Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Cuộc sống kém may mắn

Với chị Ngô Thị Bích Huyền, 30 tuổi ở thành phố Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước, dù đôi chân không được lành lặn nhưng ý chí vươn lên đã giúp chị không chỉ có thu nhập thoát nghèo mà còn giúp đỡ được cho những người nghèo khác.

Chị Ngô Thị Bích Huyền là người khuyết tật. Lúc sinh ra, Huyền đã bị chứng dị tật bẩm sinh và đôi chân yếu hơn so với những bạn cùng trang lứa. Hoàn cảnh gia đình khó khăn, nhà đông con Huyền không có cơ hội để được điều trị. Từ đó, cuộc sống của cô gái ấy chỉ gắn bó trong căn nhà nhỏ nhìn đôi chân của mình ngày càng teo cơ và gầy yếu, khó cử động.

Huyền rất ham học nhưng chỉ được học đến lớp 4 và phải dừng lại vì hoàn cảnh nhà Huyền quá khó khăn, đôi chân Huyền ngày càng yếu hơn. Nên vì thế, Huyền nhường cơ hội học tập lại cho người em của mình.

Năm 2005, Huyền quyết tâm học nghề may ở một người chị. Những ngày đầu khi tiếp xúc với máy may, Huyền đã có lúc nản chí vì không thực hiện được thao tác vận hành máy. Nhưng với tính cần cù, siêng năng và tinh thần lạc quan, cô đã quyết tâm luyện tập ngày đêm, trong đầu luôn có suy nghĩ cố gắng bằng mọi cách học bằng được, không bỏ cuộc.

Những sản phẩm đầu tiên, may một cái áo, cái quần cho khách khen đẹp, Huyền rất vui. Vậy là cô gái ấy trở thành thợ may từ đó, tay nghề của Huyền ngày càng khéo léo và cũng chính từ đó nghề may trở thành công việc chính và tạo ra thu nhập cho bản thân mình mà không phụ thuộc vào gia đình nhiều.

co-gai-khuyet-tat-tiep-y-chi-cho-nguoi-ngheo-8
Theo chị Huyền, dạy nghề cho người nghèo là tạo công ăn việc làm cho họ ổn định cuộc sống

Năm 25 tuổi Huyền lập gia đình cùng chồng thuê nhà trọ. Cuộc sống vốn đã khó khăn nay sẽ càng khó khăn hơn vì Huyền sẽ phải tự lập với mái ấm của chính mình. Cô nhận gia công và may trang phục cho khách hàng tại nhà.

Vào mỗi năm học, Huyền đều nhận thêu tên đồng phục miễn phí cho các em nhỏ có hoàn cảnh khó khăn, người già neo đơn trong dãy trọ và cả xóm của Huyền đang sinh sống. Từ đó, Huyền được mọi người yêu mến, giúp đỡ và ủng hộ.

Bên cạnh làm kinh tế, Huyền là một người rất yêu văn nghệ, cùng CLB “Phụ nữ khuyết tật” thường xuyên giao lưu và tham gia các cuộc thi về văn nghệ cấp tỉnh và thành phố dành cho người khuyết tật và đạt rất nhiều giải thưởng. Huyền cũng được một người chị tại Hội Bảo trợ Người khuyết tật giới thiệu tham gia dự thi bộ môn “Đua xe lăn”, với sức khỏe tốt Huyền cũng tham gia và đạt được huy chương vàng.

Học nghề là cơ hội thoát nghèo

Mặc dù hoàn cảnh của cô gái này còn nhiều khó khăn nhưng cô luôn quan tâm tới những gia đình hộ nghèo, những em bé có cảnh ngộ như mình.

Trước năm đại dịch Covid-19 diễn ra, Huyền đã nhận dạy may đồng phục học sinh và thêu tên miễn phí cho 2 bạn là người dân tộc sống tại địa phương. Gia đình 2 em thuộc diện hộ nghèo. Cô nghĩ nếu chỉ cho cân gạo, cân thịt thì chỉ sống qua ngày, nhưng truyền nghề cho các em mới là tạo công ăn việc làm để các em có thêm thu nhập giúp đỡ gia đình.

“Mình dạy nghề cho 2 em hoàn toàn miễn phí. Đối với Huyền, chia sẻ được công việc và tạo việc làm cho người có nhu cầu là điều rất hạnh phúc vì ngay bản thân Huyền ngày xưa cũng loay hoay rất lâu mới kiếm được những công việc phù hợp với bản thân”, Ngô Thị Bích Huyền nói.

Bên cạnh đó, Huyền còn tham gia các hoạt động thiện nguyện, cùng Đoàn Thanh niên địa phương trao tặng quà và giúp đỡ các em nhỏ có hoàn cảnh khó khăn.

Trong mùa dịch, chồng làm tài xế lái xe phải nghỉ việc vì giãn cách xã hội. Thấy đội hình chống dịch và thanh niên hỗ trợ phòng chống dịch thiếu khẩu trang y tế, Huyền cũng đã tự tay may hơn 300 khẩu trang vải tặng tuyến đầu chống dịch. Hỗ trợ Đoàn Thanh niên gia công mặt nạ chống giọt bắn tại nhà. Ủng hộ những phần quà, suất cơm, quỹ phòng chống dịch bệnh mỗi khi địa phương phát động…

Cô luôn quan niệm, giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn là niềm vui của bản thân trong cuộc sống. Khi Huyền tham gia công tác thiện nguyện và phong trào của địa phương cũng là cơ hội để Huyền tạo được mối quan hệ, có thêm bạn bè và xóa dần đi sự mặc cảm và tự ti trong cuộc sống.

Động lực của Huyền cố gắng hơn chính là 2 người con của mình lành lặn, học giỏi chăm ngoan và yêu thương ba mẹ. Huyền rất mong có sức khỏe tốt để cố gắng cống hiến nhiều hơn cho xã hội, chăm lo tốt hơn cho gia đình bé nhỏ của mình và trên nữa là lan tỏa được tinh thần và động lực cho những người khuyết tật. Cùng với đó là xây dựng cơ sở may và dạy nghề cho những nhân lực thuộc hộ nghèo của địa phương có thêm thu nhập. Đối với cô, việc đào tạo nghề mới chính là sự giúp đỡ lâu dài để các hộ vươn lên thoát nghèo.

“Chỉ cần có ý chí thì dù đôi chân không lành lặn vẫn có thể thoát nghèo và mang đến niềm vui cho những người cùng cảnh ngộ”, chị Huyền gửi thông điệp tới những người khuyết tật trong xã hội.

(Theo giaoducthoidai.vn)

Xem thêm: Tử tế không kể giàu nghèo: Vượt lên tật nguyền giúp người cùng cảnh ngộ

Đọc thêm

Suốt 3 năm qua, ông Lê Văn Dữ (Tám Dữ, 56 tuổi, Cần Thơ)‪ miệt mài chạy xe ôm không kể nắng mưa để gom tiền mua vật liệu vá đường.

Tử tế không kể giàu nghèo: Ông Tám Dữ chạy xe ôm lấy tiền mua vật liệu đi vá đường
0 Bình luận

Suốt 6 năm qua, chị Mai Thị Bích Tuyền (30 tuổi) miệt mài tổ chức phát bánh mì 0 đồng cho người lao động nghèo với hi vọng họ được no bụng.

Tử tế không kể giàu nghèo: Những ổ bánh mì 0 đồng của người phụ nữ Đồng Tháp
0 Bình luận

Ngoài nấu cơm cho người lạ, Tài và Hiếu còn có một căn bếp bên sườn đồi để nấu những món ăn ký ức tuổi thơ. Sau đó đăng lên MXH để xoa dịu nỗi nhớ nhà của những người con xa xứ.

Nấu cơm cho người lạ - sự tử tế và tình nghĩa của 2 chàng trai xứ Quảng
0 Bình luận


Bài mới

Người phụ nữ bán ve chai dành 4 ngày tiền lời để ủng hộ người dân Myanmar bị ảnh hưởng bởi động đất

Vừa hoàn tất công việc mua bán ve chai, bà Nguyễn Thị Quý (59 tuổi, ở phường An Phú Đông, quận 12, TP.HCM) liền đạp xe một mạch tới tòa soạn để ủng hộ cho người dân Myanmar bị ảnh hưởng bởi động đất

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 16 phút trước
Lực lượng cứu hộ Việt Nam dựng lều thăm khám cho người dân Myanmar

Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ cứu hộ tại Myanmar, lực lượng cứu hộ Bộ Công an Việt nam đã cử tổ công tác dựng lều bạt để hỗ trợ thăm khám cho người dân.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 2 ngày trước
Cú lộn ngược dòng đầy ngoạn mục của chàng trai mồ côi 

Từ một đứa trẻ mồ côi phải bỏ học mưu sinh, hiện nay, Tần Hoan đã trở thành kỹ sư AI với thu nhập hàng triệu tệ mỗi năm. Cuộc đời của anh chính là câu chuyện truyền cảm hứng cho các bạn trẻ cùng cảnh ngộ.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 2 ngày trước
Trở thành 'người hùng' khi cõng cụ bà xuống 40 tầng trong động đất

"Sau tất cả, tôi chỉ muốn khóc. Tôi tự nhủ, nếu phải chết, tôi muốn chết khi đang cứu người"!

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 3 ngày trước
Thầy giáo khiếm thị nỗ lực mang “ánh sáng” cho học trò khuyết tật

Không đầu hàng số phận, thầy giáo khiếm thị Hoàng Nhật Minh (26 tuổi, quận Bình Thạnh, TP HCM) đã nỗ lực học tập, mang lại “ánh sáng” cho nhiều học trò khuyết tật.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 4 ngày trước
Cuộc đời Minh Ánh thay đổi từ một cuộc điện thoại

Có những cuộc gặp gỡ đã làm thay đổi cả một cuộc đời... Điển hình là câu chuyện về cô bé Minh Ánh, từ đứa trẻ nhặt củi giữa rừng trở thành cô con gái được yêu thương.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 4 ngày trước
106 cán bộ, chiến sĩ Việt Nam lên đường sang Myanmar làm nhiệm vụ cứu hộ

2 chuyến bay đưa 106 cán bộ, chiến sĩ và 80 tấn hàng cứu trợ đã cất cánh từ Nội Bài sang Myanmar để hỗ trợ nước bạn khắc phục hậu quả sau trận động đất lịch sử.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 5 ngày trước
5 nguyên tắc giúp người một cách thông minh

Cuộc sống này có không ít kiểu giúp người nguy hiểm, vậy nên, dù tử tế thế nào, người thông minh cũng nên học cách từ chối đúng lúc. Đừng cả nể!

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 5 ngày trước
Ấm lòng suất ăn giờ ra chơi dành cho học sinh khó khăn tại Hậu Giang

Với mong muốn giúp đỡ học sinh khó khăn, trường THCS Vị Đông (ấp 6, xã Vị Đông, H.Vị Thủy, Hậu Giang) đã thực hiện mô hình “Phần ăn giờ ra chơi, tiếp bước em đến trường”.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 6 ngày trước
Những ổ bánh mì 0 đồng mang thông điệp yêu thương

Với mong muốn giúp đỡ những người lao động có hoàn cảnh khó khăn, các thành viên Câu lạc bộ Người tốt - Việc thiện xã Tân Khánh Đông (TP.Sa Đéc, Đồng Tháp) đã làm những ổ bánh mì 0 đồng trao tặng đến mọi người.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 7 ngày trước
Những cụ già neo đơn chia sẻ nước cam miễn phí cho người đi đường

Đứng sau những chai cam vắt chất lượng, làm dịu cơn khát và nỗi vất vả của người lao động lại chính là những cụ già neo đơn, không nơi nương tựa, hiện đang được cưu mang tại một quán trọ.

Cô gái Nam Định truyền cảm hứng vẽ tranh bằng “đôi tay” đặc biệt

Vượt qua giới hạn của cơ thể, cô gái Nam Định – Bùi Thị Thơm (SN 2001) đã dùng “đôi tay” đặc biệt nuôi ước mơ trở thành họa sĩ, vẽ lên cuộc đời đầy ý nghĩa cho bản thân.

Hành trình truyền cảm của nữ Tiktoker 19 tuổi qua đời vì ung thư

Dù đã cố gắng sống lạc qua, truyền cảm hứng tích cực cho những người bị ung thư như mình, nhưng cuối cùng nữ Tiktoker 19 tuổi vẫn phải nói lời tạm biệt…

Hành trình tìm lại ánh sáng cho cậu học trò nghèo vùng cao

Hành trình tìm lại ánh sáng cho cậu học trò Vi Thiên Phú (SN 2015) là một câu chuyện dài xúc động, thấm đẫm tính nhân văn về tình người và sự sẻ chia.

Ấm lòng tiệm mì 1.000 đồng của vợ chồng công nhân ở Vũng Tàu

Tuy hoàn cảnh gia đình không quá dư dả nhưng cặp vợ chồng công nhân ở Vũng Tàu vẫn sẵn sàng bỏ tiền túi, công sức ra chuẩn bị những phần ăn ngon gửi đến bà con khó khăn với tâm niệm “cho đi là còn mãi”.

Thầy giáo 30 năm ròng rã lội bộ băng rừng gieo chữ ở bản xa

30 năm gieo chữ ở xã vùng sâu Hướng Lập, Hướng Hóa, Quảng Trị, đối với thầy giáo Trương Vĩnh Tiến đây không chỉ là công việc mà còn là lý tưởng trọn đời.

Đề xuất