Đôi lời về "bà cụ Thị điên" trong tác phẩm Hai đứa trẻ

Bà là người duy nhất cười, đúng vậy, bà cười to và nói cũng rất to nhưng tiếc thay đó chỉ là tiếng cười trong vô thức của một người đàn bà “hơi” điên, nhưng rồi ta lại đặt ra một câu hỏi, liệu rằng tiếng cười ấy là cố tình hay vô tình?

Đỗ Thu Nga Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Thế gian là vậy đấy, cùng là một đời người nhưng cớ sao số phận dành cho mỗi người lại khác nhau đến vậy? Ai mà chẳng từng khóc khi bắt gặp những kiếp người hèn mọn? Ai mà chẳng từng xót thương khi thấy những cảnh đời leo lét? Và hơn cả, là một nhà văn mang trong mình sự nhạy cảm, tinh vi vốn có thì Thạch Lam lại càng thấm đượm hiện thực cuộc sống hơn ai hết. Đến với truyện ngắn “Hai đứa trẻ” ta bắt gặp những cảnh đời tàn tạ đến khó tin. Họ chẳng khác nào những hình nhân mờ nhạt, được gắn vào lồng đèn kéo quân đã khô kiệt những giọt dầu cuối cùng. Cây đèn kéo quân ấy, lừ đừ, chậm chạp, kéo những hình nhân quẩn quanh, bế tắc và bất động… Hẳn rằng khi đọc “Hai đứa trẻ” độc giả thường sẽ chú ý vào các hình tượng nổi bật như An và Liên nhưng khi ấy ta lại quên đi một nhân vật có lẽ đặc biệt nhất trong toàn bộ thiên truyện của Thạch Lam đó chính là bà cụ Thi điên.

Phút chốc người đàn bà ấy xuất hiện đã để lại cho ta một sự ám ảnh đến kì lạ. Bà là người duy nhất cười, đúng vậy, bà cười to và nói cũng rất to nhưng tiếc thay đó chỉ là tiếng cười trong vô thức của một người đàn bà “hơi” điên, nhưng rồi ta lại đặt ra một câu hỏi, liệu rằng tiếng cười ấy là cố tình hay vô tình? Sống ở cái phố huyện nghèo, hẳn rằng khi điên chính là một điều sung sướng, bởi lẽ khi điên, họ sẽ sống một cuộc đời vô lo vô nghĩ, chẳng phải đối diện với cuộc sống mòn mỏi đang gặm nhấm những kiếp người từng giây, từng khắc một. Nhưng mà “hơi” điên thì lại khác, nó mới thực sự là đau khổ đối với bà cụ Thi: lúc tỉnh thì thấy hiện thực tàn khốc, lúc điên thì hả hê sung sướng. Nếu như cư dân phố huyện coi chuyến tàu là nguồn động lực sống thì đối với cụ Thi nó lại là chén rượu, rõ ràng bà coi đó là thần dược, là vật quý giá, chỉ có rượu mới mang lại một vài giây phút lãng quên thực tại để có niềm vui cho riêng mình. Cách thức uống rượu của bà cũng rất đặc biệt: ngửa cổ uống một hơi cạn sạch, dường như người đàn bà “hơi” điên ấy muốn quay lại cơn say, cơn điên nhanh chóng. Bởi lẽ hoàn cảnh của bà cũng như Thúy Kiều vậy “Khi tỉnh rượu lúc tàn cành/ Giật mình mình lại thương mình xót xa”.

doi-loi-ve-ba-cu-thi-dien-trong-tac-pham-hai-dua-tre

Giờ đây, bà như muốn trở thành một “kẻ điên” thực thụ vì nửa tỉnh nửa điên khiến bà đau quá! Tỉnh lại là phải đối diện với biết bao cảnh đời tàn tạ, phải chứng kiến cái cảnh phố huyện nghèo nàn, ảm đạm và chắc chắn rằng, chẳng một ai muốn sống ở một nơi như thế. Hành động khá đặc biệt của cụ Thi: “để ba đồng xu vào tay Liên, xoa đầu chị một cái”, dường như trong con người “hơi” điên là cả một khoảng trống lớn, thiếu vắng tình cảm gia đình. Ở cái tuổi đáng lẽ con cháu đầy nhà nhưng bà vẫn không có một ai bên cạnh cũng như Nguyễn Du đã từng viết thế này: “Ngẩn ngơ khi trở về già/ Ai chồng con tá biết là cậy ai.” Trong khi mẹ con chị Tí vất vả lam lũ để kiếm từng đồng lẽ ít ỏi để mưu sinh qua ngày, nhưng ít nhất đó là “hai mẹ con”. Còn bà thì sao? Vẫn thui thủi một thân một mình, ngày càng già nua, mỗi ngày chỉ biết tìm đến men rượu để giải sầu và rồi liệu rằng bà “tồn tại hay không tồn tại” (to be or not to be_ Shakespeare)?

Truyện ngắn Thạch Lam bao giờ cũng gieo vào lòng người đọc những thi vị nhẹ nhàng mà đầy tinh tế để rồi một mau kia, khi nghĩ về tác phẩm vẫn đọng lại trong ta nhưng nỗi băn khoăn, day dứt về kiếp người…đặc biết vẫn là người đàn bà “hơi điên” ấy!

(Tham khảo bài viết của thầy La Vinh)

Xem thêm: Hai đứa trẻ và Vợ nhặt: Ý nghĩa phía sau hình ảnh "chuyến tàu đêm" và "lá cờ đỏ sao vàng"

Đọc thêm

"Hai đứa trẻ" là một trong những truyện ngắn đặc sắc của Thạch Lam. Hai đứa trẻ có sự hòa quyện giữa yếu tố hiện thực và lãng mạn trữ tình.

Hai đứa trẻ: Cuộc đào thoát bằng mộng tưởng hay lời giã từ với cố hương
0 Bình luận

Khi phân tích về "Hai đứa trẻ", các bạn học sinh nên chú ý đến nội dung này để bài viết trở nên hấp dẫn hơn. có chiều sâu hơn. 

Bàn về phương thức biểu đạt trong 'Hai đứa trẻ'
0 Bình luận

"Hai đứa trẻ" để lại những ấn tượng, những bâng khuâng trong lòng người đọc, qua những chân dung gợi cảm về những cuộc đời tàn nơi phố huyện...

Rung cảm cùng 'những kiếp đời tàn' trong Hai đứa trẻ của Thạch Lam
0 Bình luận


Bài mới

Gợi ý 10 mẫu mở bài Chí Phèo thức tỉnh, mời bạn cùng tham khảo!

Trong truyện ngắn Chí Phèo của nhà văn Nam Cao, quá trình thức tỉnh của Chí Phèo chính là đoạn thể hiện rõ nét giá trị nhân đạo và ý nghĩa nhân văn. Hãy cùng tham khảo 10 mở bài cho phân đoạn này nhé.

Bắt trend nghị luận xã hội về 'lối sống thư giãn'

Lối sống thư giãn "Chill guy" đang là cụm từ được tìm kiếm rất nhiều trên mạng xã, hãy cùng tham khảo một bài NLXH về lối sống này nhé!

LLVH: 'Đọc thơ, cảm được âm điệu, xem như đã nhập được vào cái hồn thơ...'

Bằng những hiểu biết về Thơ mới đã được học hãy bình luận ý kiến: "Đọc thơ, cảm được âm điệu...".

Hé lộ cách chuyển ý mượt mà trong bài NLXH

Nếu bạn chưa biết cách chuyển ý từ đoạn văn này sang đoạn văn khác thì đừng bỏ qua bài viết này nhé. Lưu ngay lại để vận dụng!

Gợi ý viết nghị luận văn học 200 chữ về thơ

Nghị luận văn học 200 chữ về thơ không khó viết, song bạn cần phải biết được phương pháp để có bài viết chuẩn chỉ và hấp dẫn nhất. Hãy cùng tham khảo nhé!

Chí Phèo và bi kịch khi bị cự tuyệt quyền làm người

Bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người đó là sự mâu thuẫn giữa khát vọng quay trở lại làm một con người, khát khao được đối xử như một con người nhưng không được của Chí Phèo.

Cuộc đời Lão Hạc chồng chất bi kịch: Bi kịch làm cha và bi kịch làm người

Phân tích truyện ngắn Lão Hạc để làm rõ nhận định: Cuộc đời lão Hạc chồng chất những bi kịch: bi kịch làm cha và bi kịch làm người.

10 cách kết bài cho mọi đề NLXH của HSG

Viết kết bài trở nên đơn giản hơn nếu bạn biết vận dụng những cách làm dưới đây. Cùng tham khảo nhé!

Gợi ý kết bài cho mọi dạng so sánh hai tác phẩm văn học

Nếu bạn còn đang loay hoay không biết kết bài cho dạng đề so sánh như thế nào thì đừng bỏ qua bài viết gợi ý dưới đây nhé!

Gợi ý cách trả lời câu hỏi đọc hiểu để đạt điểm tối đa

Đọc hiểu là phần kiến thức quan trọng giúp các bạn học sinh dễ dàng "ăn điểm". Tuy nhiên, để trả lời chính xác cũng cần có phương pháp khoa học.

Gợi ý cách từng đoạn trong bài văn phân tích

Nếu bạn đang loay hoay không biết viết bài văn phân tích thế nào thì đây sẽ là gợi ý hữu ích dành cho bạn.

Gợi ý 7 mở bài áp dụng cho lý luận văn học

Hãy cùng tham khảo 7 mở bài dưới đây để đúc rút ra kinh nghiệm, kỹ năng cho chính bản thân mình khi viết mở bài lý luận văn học nhé!

Khi 'triết lý sống' của các quốc gia đi vào NLXH

Bạn biết không, mỗi quốc gia trên thế giới sẽ có những triết lý sống độc đáo, mang ý nghĩa đặc biệt riêng. Hãy cùng tìm hiểu để áp dụng cho bài NLXH của mình nhé.

Ưu điểm và nhược điểm của các nhân vật trong văn chương

Nhân vật văn chương thường phản ánh sâu sắc tính cách nhân loại. Vậy nên các nhân vật được xây dựng với nhiều nét ưu - nhược để phù hợp với hoàn cảnh, thời đại.

Tóm tắt quá trình thức tỉnh của nhân vật Chí Phèo trong truyện ngắn cùng tên

Quá trình thức tỉnh của Chí Phèo là nội dung được khắc họa rõ nét nhất, phản ánh tội ác của xã hội phong kiến xưa. Qua đó thể hiện ý nghĩa nhân văn sâu sắc về khát vọng sống tốt đẹp của con người.

Phân tích nhân vật Thị Nở để làm rõ quan điểm 'công việc của nhà văn là ở chỗ phát hiện cái đẹp...'

Giải thích ý kiến: "Công việc của nhà văn là ở chỗ phát hiện cái đẹp...". Hãy phân tích nhân vật Thị Nở trong tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao để làm rõ ý kiến trên. 

Đề xuất