Hai đứa trẻ và Vợ nhặt: Ý nghĩa phía sau hình ảnh "chuyến tàu đêm" và "lá cờ đỏ sao vàng"

Đọc "Hai đứa trẻ" của Thạch Lam không thể không nhớ về hình ảnh "chuyến tàu đêm" qua phố; còn đọc "Vợ nhặt" của Kim Lân thì không thể không ám ảnh bởi hình ảnh "lá cờ đỏ sao vàng" ở cuối truyện.

Đỗ Thu Nga
15:00 22/12/2022 Đỗ Thu Nga
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

HÌNH ẢNH "CHUYẾN TÀU ĐÊM" TRONG HAI ĐỨA TRẺ

Hai đứa trẻ của Thạch Lam là một truyện ngắn trữ tình không có cốt truyện. Câu chuyện diễn ra theo bước chuyển của thời gian, xoay quanh tâm trạng của chị em Liên từ lúc chiều muộn đến đêm khuya. Khi phiên chợ đã vãn, bóng tối chưa sụp xuống phố huyện thì cuộc đời bóng tối đã dần hiện ra . Mấy đứa trẻ con nhà nghèo ven chợ “tìm tòi” “ bất cứ cái gì có thể dùng được của các người bán hàng để lại”. Mẹ con chị Tí :Ngày thì mò cua bắt tép. Chập tối cho đến đêm dọn chõng hàng nước chè tươi. Bà cụ Thi đến mua rượu với tiếng cười khanh khách quen thuộc rồi lảo đảo lẫn vào bóng tối. Bác phở Siêu với chấm lửa nhỏ, vàng lơ lửng đi trong đêm tối mênh mông.Gia đình bác Xẩm không khách, không hát, không tiền.Chị em Liên vốn ở Hà Nội, nhưng vì cảnh nhà sa sút mới dọn về đây. Mẹ Liên mở một cửa hàng tạp hoá nhỏ xíu, giao cho Liên trông coi. Đêm nào cũng vậy, hai chị em ra ngồi trên chiếc chõng tre dưới gốc cây bàng trong bóng tối, vừa có bán thêm hàng vừa quan sát những cảnh đời nơi phố huyện và củng cố thức nhìn đoàn tàu qua phố – hoạt động cuối cùng của đêm khuya.

Còn có một cái gì đó sâu hơn nhiều đối với chị em Liên và càng sâu sắc hơn đối với đám người khốn cùng ở phố huyện. Mỗi chuyến tàu từ Hà Nội sẽ qua phố huyện trong mấy phút. Mỗi đêm, hai đứa trẻ lại chờ đợi. Hẳn các em phải chờ chuyến tàu ấy qua suốt một ngày buồn tẻ. Nỗi chờ đợi càng trở nên khắc khoải hơn khi đêm đổ xuống : đèn thắp sáng ở các nhà xung quanh, ngọn đèn leo lét nơi hàng nước nhà chị Tí, cái chấm lửa nhỏ của bác phở Siêu… đó chính là những điểm mốc, bước đi của thời gian đang đưa các em xích lại gần với chuyến tàu. Nên mặc dù đã buồn ngủ ríu cả mắt, hai em vẫn cố gượng, và cho đến khi không thể chờ thêm được nữa, An vẫn còn dặn chị : tàu đến thì chị đánh thức em nhé.

So-sanh-hinh-anh-chuyen-tau-dem-va-la-co-do-sao-vang

Họ khao khát chờ đón đoàn tàu như chờ đón một sự cố trọng đại. Bởi chính chuyến tầu đêm đã mang một thế giới khác đến gợi cho các em nhớ lại một vùng sáng rực rỡ lấp lánh có nhiều thứ quà ngon lạ, được uống những cốc nước lạnh xanh đỏ, mà giờ đây với các em đã là một thứ xa xỉ nhiều tiền không bao giờ mua được . Đoàn tàu gợi cho các em nhớ lại một hồi ức đẹp. Hồi ức đó, ước mơ đó như trong truyện cổ tích nhưng chẳng khác gì một ảo ảnh, vụt chớp sáng rồi vụt qua ngay, xa dần, xa dần để rồi ngày mai lại xuất hiện, lại hi vọng mơ hồ.

Đoàn tàu còn là niềm an ủi nỗi khát khao mơ hồ, ước mơ không bao giờ tắt về một chút tươi sáng cho sự nghèo khổ hàng ngày. Chuyến tàu qua, tiếng rầm rộ của đoàn tàu, tiếng ồn ào của hành khách, cả cái ánh đèn sáng trắng chiếu xuống đường làm phố huyện như bừng tình trong chốc lát

Chuyến tàu là niềm vui duy nhất giải toả tâm lý sau một ngày mệt mỏi buồn chán. Nhưng rồi chuyến tàu cũng nhanh chóng xa dần, khuất dần. Phố huyện hết náo động, chỉ có bóng đêm lồng với bóng người đi về. Chị Tí sửa soạn đồ đạc. Bác phở Siêu gánh hàng vào làng, vợ chồng bác Xẩm ngủ gục trên manh chiếu tự bao giờ. Liên như chiếc đèn con của chị Tí chỉ chiếu sáng một vùng đất nhỏ cũng ngập dần vào giấc ngủ yên tĩnh như đêm trong phố huyện tịch mịch và đầy bóng tối.

Sự xuất hiện của chuyến tàu đêm càng làm nổi bật cuộc sống buồn tẻ tù đọng đáng thương nơi phố huyện.

Và hình ảnh ngọn đèn dầu chiếu sáng một vùng đất nhỏ xuất hiện cuối tác phẩm mang ý nghĩa: cuộc sống tăm tối trong hiện tại vẫn xâm chiếm tâm hồn chị, cuộc sống tươi sáng trong tương lai vẫn còn xa xôi. Điều đó đã gợi lên ở người đọc một niềm bâng khuâng thương cảm sâu sắc.

Truyện ngỡ chẳng có gì để nói, ấy vậy mà Thạch Lam đã nói được rất nhiều, nhất là về tình trạng đời sống của những con người nhỏ bé trong xã hội. Thông qua hình ảnh chuyến tàu đêm qua phố huyện, nhà văn bày tỏ niềm cảm thông, xót thương sâu sắc trước cuộc sống tăm tối của người lao động, đồng thời thể hiện thái độ trân trọng trước vẻ đẹp tâm hồn và niềm khát khao của họ. Từ đó nhà văn muốn gửi đến người đọc thông điệp: Hãy quan tâm đến cuộc sống con người, giúp cho con người thoát khỏi sự tù túng, tăm tối; hãy giúp cho họ có một cuộc sống tươi sáng hơn thực tại mà họ đang sống.

HÌNH ẢNH "LÁ CỜ ĐỎ SAO VÀNG" TRONG Ý NGHĨ CỦA TRÀNG

Tràng nhà nghèo, xấu xí, có nét dở hơi, dân ngụ cư lại sống với một mẹ già. Ai cũng tưởng Tràng ế vợ suốt đời. Ấy vậy mà đúng vào lúc ranh giới giữa cái sống và cái chết mong manh như sợi tóc, thì Tràng nhặt được vợ – biểu trưng của hạnh phúc, chỉ bằng bốn bát bánh đúc và mấy câu nói đùa. Bà cụ Tứ đón nhận người đàn bà khốn khổ ấy làm con dâu trong nỗi đau đớn, sự thương cảm sâu sắc và nồi cháo cám . Tràng từ vô tình đùa cho vui nay đã thành sự thật. Lúc đầu anh cũng thoáng lo, rồi chậc kệ, còn bây giờ anh đã thấy mình đổi khác. Tràng đã có niềm vui, niềm tin, thấy mình đã thành người có trách nhiệm. Dù đêm đầu tiên của đôi vợ chồng qua đi trong không khí khét lẹt của mùi chết chóc và tiếng khóc hờ ai oán, dù bữa ra mắt của họ chỉ là nồi cháo cám chát xít, nghẹ bứ nhưng Tràng đã thấy lá cờ đỏ sao vàng, thấy đoàn người đi phá kho thóc trên đê Sộp.

So-sanh-hinh-anh-chuyen-tau-dem-va-la-co-do-sao-vang-8

Quên cả đói khát và chết chóc, Tràng thoáng nghĩ đến lá cờ đỏ sao vàng. Nghĩa là anh đang hướng về cách mạng, tin tưởng vào tương lai tươi sáng. Một câu kết như thế chứa đựng bao nhiêu sức nặng về nội dung và nghệ thuật. Vắng bóng chi tiết này, thiên truyện sẽ sa vào lối kết cấu thép của văn học hiện thực phê phán. Sự bổ sung chi tiết này tạo ra kết cấu mở khiến tác phẩm thực sự vượt qua phạm trù của văn học 30 – 45 để bước tới phạm trù của văn học hiện đại. Nhờ thế thiên truyện đóng lại mà số phận mới vẫn tiếp tục mở ra. Cái “lá cờ đỏ” kia như tín hiệu của một sự đời đổi mới. Nhân vật Tràng tiếp tục vận động về phía niềm tin về phía cuộc sống. “Lá cờ đỏ” như gợi mở một sự thanh toán triệt để kiểu số phận bế tắc như anh Pha, chị Dậu, Chí Phèo… Chi tiết này không phải là ước mơ viển vông, một ảo tưởng cổ tích mà nó có cơ sở vững chắc từ trong hiện thức đời sống.Điều đó không chỉ phản ánh niềm tin của người nông dân đối với cách mạng mà còn cho thấy khả năng cách mạng của họ. Chúng ta tin rằng, Tràng sẽ có mặt trong đám người đói vùng lên, tham gia tổng khởi nghĩa cho đến ngày độc lập…

SO SÁNH HAI HÌNH ẢNH ĐẶC SẮC

Hai hình ảnh kết thúc tác phẩm trên đây thể hiện tài năng sáng tạo nghệ thuật độc đáo của các nhà văn, đồng thời là những thông điệp mang ý nghĩa nhân đạo sâu sắc. Với cách “kết thúc mở”, các nhà văn vừa gợi niềm bâng khuâng thương cảm, vừa gieo vào lòng người đọc một niềm tin về cuộc sống tương lai của người lao động và hiện thực tươi sáng của cách mạng.

Nếu hình ảnh kết thúc “Hai đứa trẻ” lay động niềm bâng khuâng thương cảm và dư vị sâu lắng của người đọc trước niềm khát khao mong ước có phần mơ hồ, xa xăm với hiện thực cuộc sống bấy giờ thì hình ảnh kết thúc “Vợ nhặt”, dù chưa rõ nét nhưng đã làm vang lên dư âm lạc quan cho câu chuyện, gợi người đọc suy tưởng, phán đoán về tương lai của người nông dân sau nạn đói 1945.

Xem thêm: Hãy xúc động hồn thơ cho ngòi bút có thần

songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận