Hãy xúc động hồn thơ cho ngòi bút có thần

Lê Quý Đôn cho rằng "thơ phát khởi từ trong lòng người ta", còn Ngô Thì Nhậm thì nhấn mạnh "hãy xúc động hồn thơ cho ngòi bút có thần". Còn theo bạn, thơ bắt nguồn từ đâu?

Đỗ Thu Nga Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

ĐỀ BÀI: 

Lê Quý Đôn cho rằng: “Thơ phát khỏi từ trong lòng người ta”, còn Ngô Thì Nhậm thì nhấn mạnh: “Hãy xúc động hồn thơ cho ngọn bút có thần”. Từ ý kiến trên, hãy nêu vai trò quan trọng của tình cảm trong thơ.

GỢI Ý BÀI LÀM:

Sáng tạo nghệ thuật quả là một công trình đầy khó khăn, phức tạp, không phải ai muốn cũng làm được. Một nhà văn, muốn sáng tác một tác phẩm hay, tồn tại mãi với thời gian, thì ngoài sự hiểu biết rộng rãi, tài năng bẩm sinh, còn phải có một tấm lòng quảng đại, bao dung, phải biết trải qua đau khổ, cay đắng trong cuộc đời thì mới thấu hiểu được những nỗi đau của người khác, phải có cảm xúc thật sự tự đáy lòng mình, thì mới sáng tác được. Và nhà thơ cũng vậy. “Thơ là tiếng nói của trái tim”, một khi đã nói đến trái tim tức là đề cập đến tình cảm. Muốn sống tác tiếp được bài thơ, Lê Quý Đôn cho rằng: “Thơ phát khởi từ trong lòng người ta” và Ngô Thì Nhậm cũng đã nhấn mạnh: “Hãy xúc động hồn thơ cho ngọn bút có thẩn”. Vậy chúng ta thử tìm hiểu xem sao?

Thường thì khi nói đến thơ là người ta muốn nhấn mạnh đến vai trò tình cảm của thơ. Nó là một trong những yếu tố cơ bản trong quá trình sáng tác thơ. Bởi lẽ thơ là sự giao cảm tâm hồn giữa con người với nhau, cho nên không phải ngẫu nhiên mà Lê Quý Đôn cho rằng: “Thơ phát khởi từ trong lòng người ta”.

Con người làm thơ để làm gì? Thường thì khi người ta đàn thơ khi có nhu cầu bộc lộ tình cảm, muốn bày tỏ tình cảm tâm tư, tình cảm của mình để người khác có thể thông cảm và hiểu được phần nào của mình. Thơ là thể loại trữ tình, cho nên khi sáng tác, nghệ sĩ phải có những rung động thật sự trước cuộc sống, trước cái đẹp. Họa sĩ muốn tạo một bức tranh hoàn hảo, không phải trong một phút, một giây, một khoảnh khắc mà có thể làm được, có khi cả mấy tháng ngồi vẽ hoài mà cũng vẫn không làm được. Có khi chỉ cần một chút gì đó làm rung động thì cảm hứng vọt trào và tất nhiên sẽ tạo ra một bức tranh thật đẹp.

Nếu không có rung động, không có cảm xúc thì sẽ không thể nào tạo nên một bài thơ, mà có được thì thơ chỉ có xác, không có hồn. Chính vì thế mà Ngô Thì Nhậm đã nói: “Hãy xúc động hồn thơ cho ngọn bút có thần”. Bạn hãy để tự nàng thơ tìm đến mình, chứ đừng có đi van cầu, gõ cửa, nàng sẽ không tiếp đâu.

Hay-xuc-dong-hon-tho-cho-ngoi-but-co-than-7
Tượng thờ Ngô Thì Nhậm trong Điện thờ Tây Sơn tam kiệt (Bảo tàng Quang Trung, Bình Định)

Khi đọc một bài thơ, trước mắt bạn không chỉ hiện ra khung cảnh thiên nhiên, cuộc sống với những buồn vui lẫn lộn mà qua đó bạn sẽ thấy được đôi điều về tâm sự của tác giả. Đó chính là những tâm sự, suy nghĩ, những nỗi niềm của chính tác giả. Bài thơ bao gồm nhiều yếu tố tạo thành, có những chất liệu được khai thác trực tiếp từ hiện thực cuộc sống, có những suy nghĩ được nâng lên thành triết lý, có phần cảm xúc và có tình cảm. Tuy nhiên, tình cảm - chủ thể trữ tình, vẫn là vấn đề cốt lõi trong thơ. Nếu không có tình cảm, tình thương đồng loại thì Nguyễn Du đâu thể nào thốt ra được những lời thơ giàu cảm xúc nhân đạo như:

Thương thay cũng một kiếp người

Hại thay mang lấy sắc tài làm chi

Những là oan khổ lưu ly

Chờ cho hết kiếp còn gì là thân.

Nếu không có tình yêu đối với non sông đất nước, thì Chế Lan Viên đâu có được những câu thơ rạo rực khi viết về Tổ quốc:

Ôi Tổ quốc, ta yêu như máu thịt Như mẹ cha ta, như vợ như chồng Ôi Tổ quốc, nếu cần ta chết Cho mỗi ngôi nhà, ngọn núi, con sông...

Cũng như Bác Hồ kính yêu của chúng ta, nếu không có sự đồng cảm mãnh liệt và tâm hồn quảng đại, thì đâu thế’ nào nghe được âm thanh của đứa bé trong nhà lao đang khóc, vì:

Cha trốn không đi lính nước nhà

Nên nỗi thân em vừa nửa tuổi

Phải theo mẹ đến ở nhà pha.

Và nếu không có sự đồng cảm ấy thì chắc chắn Bác không thể nào thấy được cái cảnh mà tưởng chừng như không ai để ý trong chốn lao tù:

Anh đứng trong cửa sắt

Em đứng ngoài cửa sắt

Gần nhau trong tấc gang

Mà biển trời cách mặt

Miệng nói chẳng nên lời.

Họ gần nhau như lại không thể nào tâm sự, nói chuyện cùng nhau, và thật cảm động thay trước tấm chân tình của Bác khi Bác chợt nhận ra, họ tâm sự bằng mắt:

Nói lên bằng khóe mắt

Chưa nói, lệ tuôn đầy

Tình cảnh thật đáng thương.

Nói đến thơ là nói lên sự đồng cảm của nhà thơ đối với cái đẹp, với con người trong cuộc sống quanh mình. Mà hễ nói đến sự đồng cảm là nói đến gốc thiện của tình cảm, hiểu theo cách khác, đó chính là tấm lòng nhân dân, là cái tâm của nhà thơ. Vì sao mà thơ của Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Trần Tế Xương, Nguyễn Khuyến, Hồ Chí Minh... cứ sống mãi trong lòng mọi người, sống mãi với thời gian? Phải chăng các bậc tiền nhân ấy là những người có tài sáng tác thơ hay? Có lẽ điều đó chỉ đúng một phần. Lê Quý Đôn cho rằng: “Thơ phát khởi từ trong lòng ta”. Nếu lòng ta trở lạnh thì làm sao có thơ hay? Điều đó giải thích vì sao Nguyễn Du nói:

Thiện căn ở lại lòng ta

Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài.

Nhà thơ, trước hết phải có cái tâm, phải có một tấm lòng đôn hậu, biết quý trọng, thông cảm, san sẻ những nỗi đau của người khác. Không có chữ tâm thì cái tài kia cũng trở nên vô dụng. Mở rộng vấn đề, ta thấy mỗi nhà văn, nhà thơ một khi đã cầm bút thì phải có trách nhiệm, trách nhiệm với xã hội, với người tiếp xúc với tác phẩm của mình.

Nhìn chung trong sáng tác thơ, các tác giả đều chú trọng đề cập đến cái gốc tình cảm, phải có cái gốc tình cảm của thơ thì thơ mới đi vào lòng người được. Tố Hữu đã có lần nhấn mạnh: Thơ là nhịp điệu hồn đi tìm những hồn đồng điệu, thơ là tiếng nói đồng ý, đồng tình, tiếng nói đồng chí... Rõ ràng quan niệm về thơ của Lê Quý Đôn và Ngô Thì Nhậm cho đến nay vẫn mang một ý nghĩa nhất định với công việc sáng tác thơ văn.

Xem thêm: Top 10 kết bài ấn tượng cho tác phẩm "Chiếc thuyền ngoài xa" của Nguyễn Minh Châu

Đọc thêm

Mang tiền về cho mẹ/ Đừng mang ưu phiền về cho mẹ là lời bài hát đầy ấn tượng của Đen Vâu. Lời bài hát này đã trở thành 1 trong những đề văn NLXH "hot" đầu năm 2022.

Mang tiền về cho mẹ, đừng mang ưu phiền về cho mẹ - Quan điểm của bạn thế nào?
0 Bình luận

Những ngày qua, Tiệm Lẩu Đường Hạnh Phúc - My Hotpot Story là trò chơi hot nhất nhì mạng xã hội, khiến dân tình rần rần tải về thử sức.

Tiệm Lẩu Đường Hạnh Phúc: Dân tình nháo nhào tải về, ai cũng muốn dấn thân khởi nghiệp
0 Bình luận

Cái “tôi” của tác giả còn là một cái “tôi nặng lòng với quê hương, xứ sở. Chắc rằng Hoàng Phủ Ngọc Tường phải yêu, phải thương cái mảnh đất này nhiều lắm...

Cái 'tôi' của Hoàng Phủ Ngọc Tường trong đoạn trích 'Ai đã đặt tên cho dòng sông'
0 Bình luận


Bài mới

Gợi ý 10 mẫu mở bài Chí Phèo thức tỉnh, mời bạn cùng tham khảo!

Trong truyện ngắn Chí Phèo của nhà văn Nam Cao, quá trình thức tỉnh của Chí Phèo chính là đoạn thể hiện rõ nét giá trị nhân đạo và ý nghĩa nhân văn. Hãy cùng tham khảo 10 mở bài cho phân đoạn này nhé.

Bắt trend nghị luận xã hội về 'lối sống thư giãn'

Lối sống thư giãn "Chill guy" đang là cụm từ được tìm kiếm rất nhiều trên mạng xã, hãy cùng tham khảo một bài NLXH về lối sống này nhé!

LLVH: 'Đọc thơ, cảm được âm điệu, xem như đã nhập được vào cái hồn thơ...'

Bằng những hiểu biết về Thơ mới đã được học hãy bình luận ý kiến: "Đọc thơ, cảm được âm điệu...".

Hé lộ cách chuyển ý mượt mà trong bài NLXH

Nếu bạn chưa biết cách chuyển ý từ đoạn văn này sang đoạn văn khác thì đừng bỏ qua bài viết này nhé. Lưu ngay lại để vận dụng!

Gợi ý viết nghị luận văn học 200 chữ về thơ

Nghị luận văn học 200 chữ về thơ không khó viết, song bạn cần phải biết được phương pháp để có bài viết chuẩn chỉ và hấp dẫn nhất. Hãy cùng tham khảo nhé!

Chí Phèo và bi kịch khi bị cự tuyệt quyền làm người

Bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người đó là sự mâu thuẫn giữa khát vọng quay trở lại làm một con người, khát khao được đối xử như một con người nhưng không được của Chí Phèo.

Cuộc đời Lão Hạc chồng chất bi kịch: Bi kịch làm cha và bi kịch làm người

Phân tích truyện ngắn Lão Hạc để làm rõ nhận định: Cuộc đời lão Hạc chồng chất những bi kịch: bi kịch làm cha và bi kịch làm người.

10 cách kết bài cho mọi đề NLXH của HSG

Viết kết bài trở nên đơn giản hơn nếu bạn biết vận dụng những cách làm dưới đây. Cùng tham khảo nhé!

Gợi ý kết bài cho mọi dạng so sánh hai tác phẩm văn học

Nếu bạn còn đang loay hoay không biết kết bài cho dạng đề so sánh như thế nào thì đừng bỏ qua bài viết gợi ý dưới đây nhé!

Gợi ý cách trả lời câu hỏi đọc hiểu để đạt điểm tối đa

Đọc hiểu là phần kiến thức quan trọng giúp các bạn học sinh dễ dàng "ăn điểm". Tuy nhiên, để trả lời chính xác cũng cần có phương pháp khoa học.

Gợi ý cách từng đoạn trong bài văn phân tích

Nếu bạn đang loay hoay không biết viết bài văn phân tích thế nào thì đây sẽ là gợi ý hữu ích dành cho bạn.

Gợi ý 7 mở bài áp dụng cho lý luận văn học

Hãy cùng tham khảo 7 mở bài dưới đây để đúc rút ra kinh nghiệm, kỹ năng cho chính bản thân mình khi viết mở bài lý luận văn học nhé!

Khi 'triết lý sống' của các quốc gia đi vào NLXH

Bạn biết không, mỗi quốc gia trên thế giới sẽ có những triết lý sống độc đáo, mang ý nghĩa đặc biệt riêng. Hãy cùng tìm hiểu để áp dụng cho bài NLXH của mình nhé.

Ưu điểm và nhược điểm của các nhân vật trong văn chương

Nhân vật văn chương thường phản ánh sâu sắc tính cách nhân loại. Vậy nên các nhân vật được xây dựng với nhiều nét ưu - nhược để phù hợp với hoàn cảnh, thời đại.

Tóm tắt quá trình thức tỉnh của nhân vật Chí Phèo trong truyện ngắn cùng tên

Quá trình thức tỉnh của Chí Phèo là nội dung được khắc họa rõ nét nhất, phản ánh tội ác của xã hội phong kiến xưa. Qua đó thể hiện ý nghĩa nhân văn sâu sắc về khát vọng sống tốt đẹp của con người.

Phân tích nhân vật Thị Nở để làm rõ quan điểm 'công việc của nhà văn là ở chỗ phát hiện cái đẹp...'

Giải thích ý kiến: "Công việc của nhà văn là ở chỗ phát hiện cái đẹp...". Hãy phân tích nhân vật Thị Nở trong tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao để làm rõ ý kiến trên. 

Đề xuất