Giao dịch viên trẻ nhất phố Wall tâm niệm: Tiết kiệm để xóa bỏ định kiến người trẻ giàu có hay tiêu hoang
Lauren Simmons đã trở thành giao dịch viên trẻ nhất phố Wall ở tuổi 22, kiếm 15 tỷ/năm nhưng lại chọn cách sống tiết kiệm để xóa bỏ định kiến.

Ở tuổi 27, Lauren Simmons đang là một nữ doanh nhân thành đạt được nhiều người mến mộ. Cách đây 5 năm, cô từng làm nên lịch sử khi trở thành nữ giao dịch viên trẻ nhất phố Wall kiêm nữ giao dịch viên người Mỹ gốc Phi thứ hai trong lịch sử 229 năm của Sở giao dịch chứng khoán New York (NYSE).
Khi còn làm việc ở NYSE, cô chỉ được trả 12.000 USD, trong khi những đồng nghiệp nam có cùng trình độ được trả 120.000 USD. Từ ấy, cô tự hứa với bản thân phải kiếm được ít nhất 120.000 USD năm và trở thành triệu phú. Năm 2018, cô nghỉ việc ở NYSE và khởi nghiệp công ty riêng.

Hiện tại, Simmons đang là tác giả, nhà sản xuất, podcast và người dẫn chương trình truyền hình, nhà đầu tư thiên thần và thành viên hội đồng quản trị của một số công ty tài chính. Cô nhận được nhiều hợp đồng xuất bản sách, phim và cả chương trình truyền hình. Thu nhập ổn định nhất của cô đến từ các buổi diễn thuyết, ngoài ra còn có lời mời hợp tác giới thiệu sản phẩm, dịch vụ,...
Được biết, thu nhập hiện tại của cô rơi vào khoảng 650.000 USD/năm (khoảng gần 15 tỷ đồng). Mục tiêu hiện tại của cô là kiếm 1 triệu USD/năm và trở thành triệu phú. Để làm được điều đó, Simmons tập trung tiết kiệm và đầu tư.

Cô sớm tiếp thu tư duy tiết kiệm từ mẹ, nên đã gửi hết mọi khoản thu nhập vào một tài khoản tiết kiệm, gần như không hề đụng đến. Laura Simmons tâm sự: "Tôi thích tiền của mình ở ngoài tầm nhìn, ngoài tâm trí của tôi. Có như thế tôi sẽ không tiêu chúng".
Cô có một tài khoản riêng dành cho các chi tiêu hàng ngày, nhưng số dư chỉ rơi vào khoảng 2.000 USD (khoảng 45 triệu). Vào sinh nhật hay kỳ nghỉ lễ, cô sẽ chi tiêu "xông xênh" hơn một chút nhưng không bao giờ quá 15%. Nguyên do là vì thu nhập của cô dao động theo từng tháng chứ không phải đều đặn, và cô luôn lên kế hoạch trước khi chi tiền.

Simmons tự nhận mình không phải là chuyên gia tài chính, cô chỉ mới đầu tư vào chứng khoán khi dịch bệnh COVID-19 bùng phát vào năm 2020. Cô giữ tất cả quỹ khẩn cấp, tiền tiết kiệm và tiền hưu trí của mình trong một tài khoản ngân hàng. Thứ duy nhất mà cô chi tiêu mạnh tay là để chăm sóc cún cưng tên Kasper, nhưng cũng chỉ rơi vào 200 USD/tháng.
Về bản thân, nữ doanh nhân giữ ngân sách khá eo hẹp, chỉ khoảng vài trăm đô. Cụ thể, vào tháng 1/2020, cô dành ra 182 USD cho mua sắm và giải trí, 165 USD cho ăn uống và 24 USD cho một vài dịch vụ trực tuyến khác. Cô cũng không chi tiêu nhiều cho các hoạt động thể thao, chủ yếu là đi bộ đường dài, tự tập yoga. Cô giải thích: "Tôi không muốn biến thành một người tiêu hàng nghìn USD để chăm sóc sức khỏe, bởi có thể làm điều đó miễn phí tại nhà".

Nữ doanh nhân cũng sớm nhận thấy rằng, khi những phụ nữ trẻ thành công, họ thường không nhận được những lời khen có cánh như nam giới. Vì thế, cô kì vọng có thể trở thành tấm gương xóa bỏ định kiến rằng những phụ nữ trẻ, thành đạt và kiếm được nhiều tiền là đang khoe khoang. Cô cho biết: "Đó là lý do tại sao chúng tôi đang cố gắng chống lại các chuẩn mực xã hội và có những cuộc đối thoại cởi mở, thay đổi suy nghĩ của mọi người".
Theo CNBC
Xem thêm: Bí quyết tiết kiệm 85% thu nhập của giao dịch viên trẻ nhất phố Wall: Hãy nắm chắc giới hạn rủi ro
Đọc thêm
Vốn đang theo học ngành Luật theo truyền thống gia đình, Annie Lawless lại quyết định bỏ ngang để theo đuổi đam mê khởi nghiệp.
Nữ doanh nhân Erica Williams là nhà sáng lập thương hiệu bánh kẹo lành mạnh Yumy Bear, đã chia sẻ bí quyết giúp cô khởi nghiệp thành công.
Sau khi tốt nghiệp ngành tài chính kế toán ở Australia, chị Lê Thu Thảo quyết tâm trái ý gia đình, về nước để khởi nghiệp nhà hàng "xanh".
Tin liên quan
Nhiều cha mẹ thường mua quá nhiều đồ chơi cho con nhưng lại không thể lựa chọn được món đồ phù hợp với nhu cầu và sự phát triển của trẻ.
Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội đã ban hành hướng dẫn thi tuyển sinh lớp 10 THPT năm học 2022 - 2023. Trong thông báo này đã nêu rõ những mốc thời gian quan trọng thí sinh không được quên.
So với các thị trường di trú truyền thống, vài năm gần đây, Cyprus (Đảo Síp) trở thành điểm đến hàng đầu khi được mệnh danh "thiên đường thuế". Vậy để trở thành công dân quốc đảo này, người Việt cần có bao nhiêu tiền.
Bài mới

Tuổi thơ nhọc nhằn đã giúp vị triệu phú này có góc nhìn đa chiều về tiền bạc và tự xây dựng được những nguyên tắc làm giàu cho riêng mình.