Đất thổ cư là gì và thủ tục chuyển lên đất thổ cư ra sao?

Đất thổ cư là loại đất có giá cao nhất, và người dân thường muốn xin chuyển từ các loại đất khác như đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp lên đất thổ cư.

Chi Nguyễn
08:58 29/12/2021 Chi Nguyễn
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Đất thổ cư là gì?

Căn cứ vào mục đích sử dụng, đất đai được phân loại thành 3 nhóm là đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp và đất chưa sử dụng. Theo đó:

- Đất nông nghiệp: Đất trồng cây hàng năm như đất trồng lúa và đất trồng cây hàng năm khác, đất trồng cây lâu năm, đất rừng sản xuất, đất rừng phòng hộ hay đất rừng đặc dụng, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối và đất nông nghiệp khác.

- Đất phi nông nghiệp: Đất ở; đất xây dựng trụ sở cơ quan; đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh; đất xây dựng công trình sự nghiệp như đất xây dựng trụ sở tổ chức sự nghiệp, đất xây dựng cơ sở văn hóa, xã hội, y tế, giáo dục và đào tạo, thể dục thể thao,...; đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp như đất khu công nghiệp, cụm công nghiệp; đất thương mại, dịch vụ...

- Đất chưa sử dụng là các loại đất chưa xác định mục đích sử dụng.

dat-tho-cu-la-gi-va-thu-tuc-chuyen-len-dat-tho-cu-ra-sao
Đất thổ cư là cách gọi của người dân để chỉ đất ở, như đất ở tại nông thôn (ONT), đất ở tại đô thị (OĐT)

Có thể thấy, theo pháp luật thì không có khái niệm đất thổ cư. Tuy nhiên, đây là cách gọi của người dân để chỉ đất ở, như đất ở tại nông thôn (ONT), đất ở tại đô thị (OĐT). Đất thổ cư không phải là đất theo quy định của pháp luật, mà là tên thường gọi của người dân về đất ở.

Khoản 1 Điều 125 Luật đất đai 2013 quy định, đất ở do hộ gia đình, cá nhân sử dụng là loại đất được sử dụng đất ổn định lâu dài (không xác định thời hạn sử dụng chứ không phải là sử dụng vĩnh viễn).

Thủ tục chuyển sang đất thổ cư

Làm sao để xin chuyển sang đất thổ cư?

Khoản 1 Điều 6 Luật Đất đai 2013 quy định, đất phải được sử dụng đúng quy hoạch, kế hoạch sử dụng và đúng mục đích. Vì thế, nếu muốn chuyển đổi từ đất nông nghiệp hay đất phi nông nghiệp sang đất thổ cư, người dân cần phải xin chuyển mục đích sử dụng đất. 

Chỉ khi nào có quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất từ UBND cấp huyện (huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương) thì người dân mới được phép xây dựng nhà ở trên loại đất đó.

dat-tho-cu-la-gi-va-thu-tuc-chuyen-len-dat-tho-cu-ra-sao
Nếu muốn chuyển đổi từ đất nông nghiệp hay đất phi nông nghiệp sang đất thổ cư, người dân cần phải xin chuyển mục đích sử dụng đất

Điều 52 Luật Đất đai 2013 quy định căn cứ cho phép chuyển mục đích sử dụng đất như sau:

"1. Kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

2. Nhu cầu sử dụng đất thể hiện trong dự án đầu tư, đơn xin giao đất, thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất."

Như vậy, UBND cấp huyện chỉ cho phép hộ gia đình, cá nhân chuyển đất nông nghiêp, đất phi nông nghiệp sang đất ở (đất thổ cư) nếu đủ hai điều kiện sau:

- Kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện cho phép chuyển sang đất ở (nếu chưa cho phép thì phải đợi).

- Có đơn xin chuyển mục đích sử dụng đất.

Các bước xin chuyển sang đất thổ cư

- Chuẩn bị hồ sơ: Người dân chuẩn bị hồ sơ gồm Đơn xin phép chuyển mục đích sử dụng đất và giấy chứng nhận (sổ đỏ, sổ hồng).

- Nộp hồ sơ tại bộ phận một cửa để chuyển cho Phòng Tài nguyên & Môi trường nơi có đất, hoặc nộp trực tiếp tại Phòng Tài Nguyên & Môi trường nếu chưa có bộ phận này.

- Giải quyết yêu cầu: Người dân cần lưu ý nộp tiền sử dụng đất.

- Trả kết quả.

Thời gian giải quyết không quá 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ; không quá 25 ngày đối với các xã miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn. Thời gian trên không tính thời gian ngày nghỉ, ngày lễ theo quy định của pháp luật, không tính thời gian thực hiện nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất.

Theo Khắc Niệm/LuatVietNam

Xem thêm: Thủ tục, điều kiện tách sổ đỏ cho con: Cần nắm chắc quy định để dễ thực hiện

songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận