Chuyên gia khẳng định tư duy tài chính ở tuổi 20 sẽ quyết định sự giàu nghèo: Đừng cố chiến thắng thị trường
Tuổi 20 là lúc ta có những quyết định quan trọng nhất, các chuyên gia thậm chí còn cho rằng tư duy tài chính lúc này sẽ quyết định sự giàu nghèo.
Theo các chuyên gia, độ tuổi 20 là thời điểm của những quyết định quan trọng bậc nhất. Họ tin rằng các quyết định tài chính ở độ tuổi này quan trọng hơn mọi quyết định ở thời điểm khác. Thế nhưng, ta nên làm gì để chắc chắn rằng mình sẽ thành công sau này?
Hãy tưởng tượng có hai sinh viên tốt nghiệp đại học có thu nhập ổn định mỗi năm. Người thứ nhất gửi tiết kiệm 250 USD/tháng trong vòng 10 năm, rồi không gửi thêm tiền vào tài khoản tiết kiệm khác trong vòng 30 năm tiếp theo. Sau 40 năm, tài sản anh ta sở hữu có tới hơn 500.000 USD.
Người thứ hai không tiết kiệm gì trong 10 năm đầu, mà chỉ bắt đầu tiết kiệm 250 USD/tháng khi đã 30 tuổi. Cuối cùng, anh ta tiết kiệm được khoảng 375.000 USD. Có nghĩa là, dù tiết kiệm nhiều hơn trong khoảng thời gian dài hơn, người này không kiếm được nhiều tiền bằng người trước đó.
Vậy cách tốt nhất để tạo ra tài sản chính là kết hợp cả thời gian và sức mạnh của lãi kép. Và đây là những quyết định tài chính quan trọng ta nên làm ở độ tuổi 20:
Có mục tiêu rõ ràng
Trước khi đầu tư, ta cần tìm hiểu mình muốn làm gì với tài sản mình kiếm được. Hãy tạo ra một ngân sách ngược, thiết lập các mục tiêu và xây dựng kế hoạch hoàn thành.
Với các mục tiêu ngắn hạn, dưới 5 năm, ta nên để tiền mặt thay vì đầu tư vào thị trường chứng khoán. Sự biến động thị trường là khó tránh, do đó việc đánh đổi mục tiêu ngắn hạn và gặp rủi ro là chiến lược sai lầm. Tuy nhiên, nếu mục tiêu tài chính của ta là dài hạn, ta nên đầu tư cổ phiếu và trái phiếu. Những khoản đầu tư này về lâu dài sẽ đem lại lợi nhuận xứng đáng hơn là tiết kiệm.
Tối đa hóa các khoản hưu trí
Ta nên đầu tư đầy đủ vào kế hoạch nghỉ hưu tài trợ bởi chủ lao động. Chẳng hạn, mức lương của ta là 100.000 USD, với mức khớp 3% thì ta cần đóng góp ít nhất 3.000 USD vào tài khoản hưu trí. Không thực hiện đóng góp này tương đương như việc bỏ lỡ một khoản tiền không nhỏ. Sau khi đã đầu tư vào quỹ hưu trí, hãy hướng tới việc tối đa hóa các khoản tiền tiết kiệm và đầu tư khác.
Có quỹ dự phòng
Việc có một quỹ dự phòng là điều vô cùng quan trọng, bởi ta không thể dự đoán được tương lai ra sao. Ta nên ưu tiên phân bổ một phần tiền tiêt kiệm cho trường hợp khẩn cấp, hơn là chỉ trả nợ hay tái đầu tư. Nhìn chung, quỹ dự phòng này cần đủ để ta chi trả từ 3-12 tháng.
Nếu quỹ bắt đầu từ con số 0, hãy phân bổ ít nhất 10% số tiền tiết kiệm vượt mức mỗi tháng cho khoản này. Quỹ khẩn cấp có thể để trong tài khoản trực tuyến để kiếm lãi suất cao hơn, và ngăn chính mình sử dụng các khoản tiền đó cho các mục đích khác.
Đừng cố chiến thắng thị trường
Hầu hết nhà đầu tư đều muốn chiến thắng thị trường, lúc nào cũng thu lời lơn. Tuy nhiên, các nghiên cứu đều chỉ ra rằng cả cá nhân và nhà đầu tư chuyên nghiệp đều khó có thể làm chủ thị trường. Tất nhiên, điều này không có nghĩa là ta không nên đầu tư. Hãy cứ suy nghĩ về một chiến lược đầu tư thụ động cho phép nâng cao cơ hội thành công.
Tự động hóa mọi thứ
Việc tự động hóa quá trình để tiền tiết kiệm, hóa đơn và các khoản đầu tư có thể đơn giản hóa mọi thứ. Ta chỉ việc thiết lập các khoản đóng góp tự động hàng tháng để thực hiện tự động hóa việc tính trung bình chi phí (DCA).
Tóm lại, hãy thực hiện những thay đổi trong tư duy tài chính này ngay bây giờ. Sớm đưa ra những quyết định đúng đắn cho bản thân sẽ giúp ta dễ làm giàu và thành công hơn.
Theo Forbes
Xem thêm: Nữ nhà báo chỉ ra 5 thứ ta nên ngừng chi ngay để tiết kiệm hiệu quả hơn
5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần
Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!
Bình luận