Chật vật vì từng chung tiền mua đất đồng sở hữu sổ đỏ: Người muốn bán, kẻ định giữ

Ban đầu, việc chung tiền mua đất để cùng sở hữu sổ đỏ đem lại nhiều lợi ích, nhưng giờ đây, nhiều bất cập đã xảy ra.

Chi Nguyễn
15:00 03/11/2023 Chi Nguyễn
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Tháng 9/2021, anh Mạnh (Hà Nội) góp vốn cùng 2 người bạn khác mua lô đất tại Bắc Ninh rộng khoảng 150m2. Thời điểm đó, giá đất là 3,3 tỷ đồng mỗi người góp 1,1 tỷ và chung tên đứng sổ đỏ. Về phần minh, anh Mạnh đã phải thế chấp sổ hồng căn chung cư đang ở để có tiền đầu tư.

Dự tính của nhóm nhà đầu tư này sẽ lướt sóng trong vòng 6 tháng. Tuy nhiên, diễn biến của thị trường bất động sản đã không xảy ra như kỳ vọng khi bước sang năm 2022, thanh khoản sụt giảm. Đến giữa năm 2022, nhóm nhà đầu tư này thống nhất, nếu bán bằng giá vốn sẽ quyết định thoát hàng do mức lãi suất vay ngân hàng đang tăng mạnh.

Anh Mạnh than thở: "Tôi vay ngân hàng 500 triệu đồng. Lãi suất thả nổi hiện tại lên tới hơn 13%/năm. Trung bình mỗi tháng phải trả gần 6 triệu/tháng, chưa kể trung bình mỗi quý phải lo thanh toán khoản gốc. Chúng tôi vẫn rao bán miếng đất. Nhưng nhiều người trả giá giảm 20-30% giá trị lô đất. Vì không được giá, chúng tôi quyết định không bán".

chat-vat-vi-tung-chung-tien-mua-dat-dong-so-huu-so-do

Đến tháng 9 vừa qua, có một khách hàng chấp nhận trả 3,4 tỷ đồng cho lô đất này. Anh Mạnh chia sẻ: "Tôi muốn bán để thu hồi vốn về nhưng bạn tôi lại chưa muốn bán. Họ kỳ vọng thị trường hồi phục sẽ bán được giá cao. Trong khi, hiện tại, tôi đang chịu áp lực trả gốc lãi rất lớn. Với tình hình thị trường như hiện tại, rất khó có thể bán được lô đất với giá tăng 20-30% trong vòng 1 năm. Cũng bởi lý do này mà nhóm chúng tôi bất đồng quan điểm".

Đây không phải là trường hợp hiếm gặp. Nhiều nhà đầu tư trong thời điểm sốt đất đã chung tay góp tiền mua đất. Thế nhưng, đến khi rao bán, chốt giá, nhiều bất đồng xảy ra giữa các nhà đầu tư. Bởi sổ đỏ đứng tên đồng sở hữu nên việc giao dịch phải được sự chấp thuận từ tất cả các chủ sở hữu.

Theo các chuyên gia, trong trường hợp này, các nhà đầu tư có thể tính tới khả năng tách thửa đất. Mua chung thửa đất về bản chất là “sở hữu chung theo phần” nên sẽ xác định được diện tích của các bên theo số tiền mà các bên đã góp hoặc theo sự thỏa thuận của các bên. Nhiều người mua chung thửa đất nhưng khi có nhu cầu tách thửa thì được phép tách thửa nếu đáp ứng đủ điều kiện.

chat-vat-vi-tung-chung-tien-mua-dat-dong-so-huu-so-do

Về nguyên tắc khi chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất chung thì phải được sự đồng ý bằng văn bản có công chứng hoặc chứng thực của tất cả những người có chung quyền sử dụng đất. Tuy nhiên, trên thực tế khi muốn chuyển nhượng nhưng một hoặc một số người không đồng ý thì phải tách thửa để chuyển nhượng phần đất của mình. 

Nội dung này được quy định rõ tại điểm b khoản 2 Điều 167 Luật Đất đai 2013 như sau: “b) Trường hợp nhóm người sử dụng đất mà quyền sử dụng đất phân chia được theo phần cho từng thành viên trong nhóm, nếu từng thành viên của nhóm muốn thực hiện quyền đối với phần quyền sử dụng đất của mình thì phải thực hiện thủ tục tách thửa theo quy định, làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và được thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất theo quy định của Luật này".

Theo Nhịp sống thị trường

Xem thêm: Loạt thay đổi về sổ đỏ vừa có hiệu lực người dân cần biết

Sống Đẹp
songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận