Cắn răng chịu 3 nỗi khổ này, về sau đổi đời là chắc chắn: Thành công đến muộn nhưng xứng đáng

Người thành công chưa chắc đã là người chăm chỉ nhất, mà đôi khi, đó là kẻ dám chịu những nỗi khổ đau của đời người.

Chi Nguyễn
11:46 20/09/2023 Chi Nguyễn
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Nhiều người luôn tin rằng, khổ đau là lẽ tất yếu của cuộc sống. Vì thế, ai cũng cắn răng chịu khổ, mà không biết rằng mình đang phí hoài sức lực. Trên thực tế, điều bạn cần làm là "chịu đựng" thử thách một cách có chọn lọc, chứ không phải là nhún nhường, nín nhịn.

Một giáo sư ĐH Harvard từng nói: "Muốn trở thành tầng lớp thượng lưu, bạn phải chịu đựng được nỗi đau của tầng lớp thượng lưu". Hãy thử chủ động chịu 3 nỗi khổ này, sau vài năm, bạn sẽ thấy sự nghiệp ngày càng khởi sắc:

Nỗi khổ của sự suy ngẫm

can-rang-chiu-3-noi-kho-nay-ve-sau-doi-doi-la-chac-chan

Tại sao có những người cùng xuất phát điểm, nhưng sau vài năm lại có số phận khác biệt, người giàu kẻ nghèo? Có phải do người kia không siêng năng bằng, không khôn khéo bằng?

Không hẳn. Đó là bởi ngoài làm việc chăm chỉ, những người ưu tú thường dành nhiều thời gian để suy nghĩ, đặt tâm trí trong từng việc nhỏ và nỗ lực một cách có tính toán hơn cả. Tỷ phú Rockefeller từng nói: "Làm việc chăm chỉ một cách mù quáng có thể sẽ phải trả giá đắt mà vẫn chẳng thu được gì". Vì thế, đừng chỉ làm việc một cách máy móc, hãy tìm cách trau dổi tri thức, suy ngẫm về tương lai xa.

Nỗi khổ của sự chịu đựng

can-rang-chiu-3-noi-kho-nay-ve-sau-doi-doi-la-chac-chan

Chịu đựng, hay nói cách khác là kỷ luật, là một lối sống của nhiều người thành công. Thế nhưng, thông thường, chúng ta rất khó để tuân thủ lối sống đó, cảm thấy gò bó và nhàm chán. 

Trong khi đó, kết quả từ sự kỷ luật tự giác sẽ khó có thể thấy một sớm một chiều. Nhưng giống như lãi kép, bạn sẽ cảm nhận được "vị ngọt" xứng đáng theo thời gian. 

Nỗi khổ của sự cô đơn

can-rang-chiu-3-noi-kho-nay-ve-sau-doi-doi-la-chac-chan

Thành công của một người liên quan chặt chẽ đến việc người đó học và đọc bao nhiêu. Tôi từng xem một chương trình về những người lao động bỏ học đi làm trong các nhà máy. Chúng phải làm 11 tiếng, những công việc lặp đi lặp lại trong nhà máy ngột ngạt, ngủ trong phòng tập thể 8 người, đi tắm cũng phải xếp hàng.‏

‏Trả lời phỏng vấn phóng viên, một người mếu máo: "Trước đây, tôi từng nghĩ đi học đã vất vả, không ngờ đi làm mới là việc khó khăn hơn". Những người nghỉ học sớm không có học vấn, chỉ có sức lao động hao mòn theo thời gian khi chỉ làm từ nhà máy này sang nhà máy khác có công việc nặng nhọc hơn. Cuộc sống bấp bênh, thu nhập bấp bênh và lúc nào cũng phải đối mặt với nguy cơ thất nghiệp.

Tuổi trẻ là để tận hưởng, điều này không có gì sai. Nhưng đừng lãng phí những năm tháng thanh xuân vào những cuộc vui vô bổ, những màn tiêu pha hoang phí. Thay vào đó, hãy học cách cân đối thời gian, vừa học, vừa chơi, trau dồi bản thân.  Người có khả năng tự học, sẵn sàng từ bỏ một vài cuộc vui để tập trung học tập, không ngừng nỗ lực mới luôn là người tiến xa nhất.

Theo Phụ nữ số

Xem thêm: Nỗi "khổ tâm" của thiên tài từ chối đãi ngộ đặc biệt từ Harvard: Giỏi quá nên chẳng ai hiểu

 

songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận