Tầm
Học hỏi mô hình nuôi cua đinh, 8x Bạc Liêu thoát nghèo thu lời trăm triệu
Nhờ mày mò áp dụng thành công mô hình nuôi cua đinh, 8x Bạc Liêu Tô Văn Tân đã thoát cảnh nghèo, vươn lên làm giàu.

Anh Tô Văn Tân (37 tuổi, ngụ ấp Hoàng Minh, xã An Trạch, huyện Đông Hải, Bạc Liêu) vốn sinh ra trong một gia đình nghèo, từ nhỏ đã sống trong cảnh khó khăn. Nhà không đất, không có nghề nghiệp ổn định, anh vất vả quanh năm đi làm thuê kiếm sống. Năm 2010, anh cưới vợ, tài sản của hai vợ chồng chỉ có căn nhà lá cùng phần đất nhỏ mà cha mẹ cho làm của để sinh sống.
Vợ chồng anh làm lụng đủ nghề ngày qua ngày để kiếm tiền, từ lột tôm mướn đến đặt đục tôm cá, soi ba khía... Cuối cùng, nhiều nhiều năm vất vả, hai vợ chồng cũng để dành được đồng ra đồng vào, nung nấu quyết tâm khởi nghiệp thoát nghèo.

Năm 2015, tình cờ biết đến mô hình nuôi cua đinh (ba ba Nam Bộ) dễ chăm, chi phí thấp,... vợ chồng anh bàn nhau đầu tư. Với số tiền khoảng 50 triệu đồng, hai vợ chồng xây hầm, mua hơn 100 cua đinh giống về thả nuôi. Do không có tiền mua thức ăn, anh Tân đành phải mò cá dưới sông để cua đinh ăn.
Có lẽ do ông trời thương, ngay từ vụ đầu tiên hai vợ chồng anh đã thắng lớn. Sau 18 tháng, cua đinh lớn khỏe, mỗi con nặng từ 3-4 kg/con. Anh bán cho thương lái với giá bình quân 500.000 đồng/kg, thu lãi trên dưới 200 triệu đồng. Anh Tân nhớ lại: "Vụ nuôi đầu tiên thắng lợi lớn, vợ chồng tôi quyết định mở rộng đầu tư xây dựng 5 hầm mới và thả nuôi gần 300 con cua đinh giống. Vụ nuôi sau tiếp tục thành công, lợi nhuận trên 250 triệu đồng. Sau 2 vụ nuôi có thu nhập khá, vợ chồng tôi quyết định nộp đơn lên UBND xã xin thoát nghèo".
Sau nhiều năm tích lũy kinh nghiệm, đến nay 8x Bạc Liêu đã nắm chắc kỹ thuật nuôi cua đinh. Anh đầu tư mở rộng mô hình, nhân số lượng cua thương phẩm lên gấp đôi. Bên cạnh đó, anh còn nghiên cứu thực nghiệm mô hình cho cua đinh đẻ nhân tạo, từ đó có nhiều con giống hơn để gối đầu cho các vụ tiếp theo.

Mô hình nuôi cua đinh thành công, nhiều bà con ở xã An Trạch tới tìm hiểu, học hỏi anh Tân. Đến nay, xã An Trạch có gần 30 đoàn viên thanh niên áp dụng mô hình nuôi cua đinh, nhân rộng mô hình theo tổ hợp tác, hợp tác xã.
Giờ đây, trang trại nuôi cua đinh của anh Tân đã có thu nhập khá, mỗi năm lợi nhuận thu được hàng trăm triệu đồng. Bên cạnh đó, anh Tân còn tham gia các hoạt động công tác xã hội, đóng góp sáng kiến để phát triển công tác Đoàn và phong trào thanh niên tình nguyện. Anh Huỳnh Văn Danh, Phó bí thư Xã đoàn An Trạch cho hay, anh Tô Văn Tân là tấm gương sáng để đoàn viên, thanh niên nuôi khát vọng khởi nghiệp làm giàu.
Theo Trần Thanh Phong/Thanh Niên
Xem thêm: Thử nghiệm nuôi rắn hổ mang, 8x Sóc Trăng đút túi tiền tỷ mỗi năm

Thị trường bất động sản 6 tháng cuối năm 2022 sẽ diễn ra như thế nào? Liệu có bùng nổ như thời gian qua hay trầm lắng bởi những lý do chủ quan và khách quan?
-
Tầm 9 giờ trước
"Bà trùm tằn tiện" nước Anh Charlotte Jessop: Dùng lại giấy vệ sinh, không mua dầu gội để tiết kiệm tiền đi du lịch
-
Tầm 10 giờ trước
Chật vật để tìm lại cảm hứng trong công việc, áp dụng ngay mẹo 6 mẹo hiệu quả này
-
Tầm 11 giờ trước
Thủ tục, điều kiện mua nhà ở xã hội: Không phải ai cũng được mua
-
Tầm 12 giờ trước
Về quê mua đất như ai, nhà đầu tư lâu năm bỗng ngộ ra: "Thấy tội bà con nông dân quá"
-
Tầm 15 giờ trước
Giá chung cư ở tuyến đường Lê Văn Lương gây xôn xao dư luận là bao nhiêu?
-
Tầm 2 ngày trước
3 lời khuyên làm giàu người Do Thái luôn khắc cốt ghi tâm, còn người bình thường lại ngó lơ
-
Tầm 2 ngày trước
Ở tuổi 40, tôi quyết không mua đất dù mỗi năm tiền rảnh rỗi lên tới 1 tỷ
-
Tầm 2 ngày trước
Nghịch lý thị trường bất động sản 2022: Trong tay có vài lô đất nhưng không ai có tiền
0 Bình luận