Cựu chiến binh mạnh dạn đầu tư nuôi cá hô, thu lời tiền tỷ sau vài năm

Quyết tâm chuyển đổi mô hình nuôi cá thát lát cườm sang cá hô, cựu chiến binh Trần Quốc Nam (63 tuổi, Hậu Giang) thu lời lớn.

Chi Nguyễn
09:01 12/01/2022 Chi Nguyễn
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Chuyển từ nuôi cá thát lát cườm sang cá hô

Trước kia, ông Trần Quốc Nam (65 tuổi), cựu chiến binh ở xã Thạnh Hòa, huyện Phụng Hiệp, Hậu Giang chủ yếu nuôi cá thát lát cườm. Ông có mảnh đất vườn rộng 20.000 m2, trong đó dành ra 2.000 m2 mặt nước để nuôi loài cá này. Thế nhưng, sau một thời gian, ông nhận thấy mô hình này hiệu quả không cao, do đó muốn chuyển sang nuôi loài cá mới.

cach-nuoi-ca-ho-nang-suat-cao-lai-lon
Ông Nam và con cá hô nuôi trên 3 năm. Ảnh: Thiên Lộc

Năm 2016, sau khi nghỉ hưu, ông đi Tiền Giang chơi, tình cờ thấy mô hình nuôi cá hô có tiềm năng lớn, liền mua 2.000 con giống về nuôi. Tuy nhiên, do không có kinh nghiệm nuôi loài này, cá chết nhiều, hao hụt 40% đàn. Bại không nản, ông Nam dành thời gian tìm hiểu về đặc tính của loài cá này, lại tích cực tham dự các lớp tập huấn về nuôi trồng thủy sản do Trường đại học Cần Thơ tổ chức.

Sau hơn 3 năm thả nuôi, trừ đi phần hao hụt thì trong ao ông còn khoảng 4 tấn cá thịt. Ông chủ yếu bán cá nặng khoảng 1-3 kg/con cho một số nhà hàng, quán ăn với giá 300.000 đồng/kg (giá năm 2020). Ngoài ra, với những con nặng tới 10kg, ông bán hết cho trại chăn nuôi con giống với giá 700.000 đồng/kg. 

Cựu chiến binh Hậu Giang nhẩm tính, nếu bán hết sẽ có doanh thu 1,4 tỷ đồng, trừ đi các chi phí thì lãi trên 1 tỷ đồng. Ông cho hay: "Sau vụ thu hoạch này, tôi vừa nuôi cá thương phẩm, vừa bán con giống, hy vọng lợi nhuận trong thời gian tới sẽ cao hơn".

Cách nuôi cá hô năng suất cao 

Cá hô hay còn được gọi là cá vua, là loài cá quý hiếm, thịt ngon, xuất hiện nhiều ở các vùng có sông lớn, nhiều nhất là ở Châu Đốc (An Giang). Tuy nhiên, do tình trạng khai thác quá mức, lượng cá tự nhiên có nguy cơ tuyệt chủng nên được đưa vào Sách đỏ.

cach-nuoi-ca-ho-nang-suat-cao-lai-lon
Cá hô hay còn được gọi là cá vua, là loài cá quý hiếm, thịt ngon và dai. Ảnh: Tạp chí Thủy sản Việt Nam

Để khôi phục lại giống cá này, nhiều nhà khoa học ở Trung tâm quốc gia giống thủy sản nước ngọt Nam Bộ (Tiền Giang) đã nghiên cứu, nhân tạo thành công giống cá này. Đến năm 2008, trung tâm có nguồn con giống dồi dào, cung cấp cho bà con địa phương chăn nuôi.

Ông Nam cho biết, cá hô là loài dễ nuôi, ít bệnh lại lớn nhanh, vỗ béo càng nhanh. Chưa kể, cá này có thể nuôi chung với cá chép, hiệu quả kinh tế cao. Tuy nói là dễ nuôi, nhưng ban đầu người nuôi phải biết tạo ao sao cho kỹ, diệt sạch cua và cá tạp. Khi thả con giống phải chọn con khỏe, đồng cỡ, thả với mật độ vừa phải. Ao nuôi cần thông thoáng, đủ ánh sáng, nước lưu thông dễ. 

Cựu binh U70 nói thêm: "Cá hô nuôi đúng kỹ thuật, cho ăn thực phẩm tổng hợp (viên) trong 3 năm có thể đạt trọng lượng 5 - 6 kg/con, con lớn nhất lên đến 10 kg". Cá hô phù hợp với khí hậu miền Nam, có thể thả nuôi quanh năm. Đáng chú ý, loài nay có thể trọng lớn, có thể nặng đến cả trăm kg. Người ta đã bắt được cá hộ dài 3m, nặng 300kg,  còn ở Việt Nam thỉnh thoảng bắt được cá hộ nặng 100-200 kg.

Theo Thiên Lộc/Thanh Niên, Tạp chí Thủy sản Việt Nam

Xem thêm: Nuôi "chơi" heo đen trên vùng cao, nông dân Bình Thuận thu lời chục triệu 

songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận