7 mục tiêu tài chính cần đạt trước tuổi 30: Không biết quản lý tiền bạc, đời này coi như... vứt
Đừng mãi mãi là kẻ chậm tiến, vẫn loay hoay lạc lối trên sa mạc khi người khác đã tới tận sao Hỏa. Hãy cố gắng đạt 7 mục tiêu tài chính này trước tuổi 30 để sau này không phải hối hận.
Một vị chuyên gia tài chính từng chia sẻ câu chuyện của mình rằng: "Ngay từ khi tôi còn nhỏ, bố tôi - vốn là một doanh nhân có tính tiết kiệm, biết quản lý tài chính đã dạy tôi giá trị của tiền bạc. Ông nói: "Quản lý tài chính cũng giống như chế tạo xe ô tô, một khi bắt đầu có tư duy quản lý tài chính và tích lũy tiền bạc, tốc độ của con sau này có thể sẽ khiến chính con phải kinh ngạc. Còn trái lại, nếu không biết quản lý dòng tiền, thì đời này coi như vứt, mãi mãi chỉ là người đi lạc trên sa mạc, trong khi người khác đã di chuyển tới sao Hoả rồi...".
Điều này khiến tôi hiểu rằng, ta chẳng thể nào coi thường việc quản lý tiền bạc. Kiếm nhiều mà không biết tiết kiệm, tuổi càng già thì hậu quả càng lớn. Đặc biệt, những người bắt đầu đến ngưỡng tuổi trung niên - năm 30 tuổi càng phải rạch ròi thấu hiểu điều này". Từ đó, vị chuyên gia này đúc kết ra 7 mục tiêu tài chính cần đạt được trước năm 30 tuổi:
Có kiến thức về quản lý tài chính
Nhiều người nghĩ rằng phải làm trong lĩnh vực tài chính thì mới cần có kiến thức tài chính. Thế nhưng, ta cần phải có những kiến thức cơ bản mới có thể quản lý tiền của mình thật tốt. Ta phải biết thế nào là lãi suất, thế nào là đầu tư, làm sao để khiến tiền đẻ ra tiền,... Chưa kể, ta sẽ hiểu rằng làm giàu không hề dễ dàng, đó là thành quả của sự nỗ lực, cố gắng và tiết kiệm, chứ không có thành công nào đến sau một đêm cả.
Tạo ngân sách
Rất nhiều người rơi vào tình trạng tiêu quá trớn, dùng hết tiền lương mỗi tháng của mình vì không có ngân sách rõ ràng. Vì thế, vào cuối hoặc đầu mỗi tháng, hãy ngồi xuống và vạch rachi tiết từng loại chi phí.
Ta không cần phải áp dụng các quy luật chi tiêu quá rắc rồi, chỉ cần phân ngân sách ra làm 2 phần: chi tiêu bắt buộc và chi tiêu không bắt buộc là được. Chi tiêu bắt buộc là số tiền chi trả các hóa đơn như tiền điện, tiền nước, tiền đi chợ,... và chi tiêu không bắt buộc là tiền mua sắm quần áo, tiền đi cafe,...
Tiết kiệm trước khi chi tiêu
Ngay khi có lương, nếu như ta lập tức tiêu xài thả ga thì rất khó có thể tiết kiệm. Nhiều người hay tự nhủ rằng mình cứ tiêu đi đã rồi tiết kiệm cuối tháng sau, nhưng thực tế là họ chẳng để dành được một đồng nào cả. Sau khi tạo được ngân sách cho từng loại chi phí như trên, hãy lập tức bỏ ra một khoản tiết kiệm luôn.
Cân nhắc đóng bảo hiểm
Cuộc đời vốn có nhiều biến động, ta sẽ không biết khi nào sự kiện ngoài ý muốn sẽ xảy ra, chẳng hạn như bệnh tật, tai nạn,... Vì thế, bên cạnh việc tham gia bảo hiểm y tế bắt buộc đầy đủ, hãy cân nhắc mua thêm các loại bảo hiểm nâng cao. Như vậy, ta sẽ tránh khỏi tình trạng khốn khó, khổ sở khi không may gặp biến cố.
Lập quỹ khẩn cấp
Quỹ khẩn cấp cũng là mục tiêu tài chính quan trọng không kém gì bảo hiểm cả, nhưng nhiều người thường hay bỏ qua nó. Hãy nhìn vào thực tế mùa dịch vừa rồi, khi ta phải ở nhà trong thời gian dài, không có thu nhập hay bị giảm thu nhập, cuộc sống đã khốn khó ra sao. Hãy để dành tiền cho quỹ khẩn cấp tối thiểu đủ chi tiêu trong 3-6 tháng không có thu nhập, như vậy sẽ tránh được tình cảnh khốn khó.
Kỹ năng đàm phán
Nếu có một kỹ năng mà ta thực sự nên có để thăng tiến ở độ tuổi 30, thì đó là đàm phán. Biết đàm phán, ta có thể thương lượng nhiều thứ, từ tiền lương, nhà cửa, xe hơi,... cho tới chi phí tập gym, mua sắm,... Suy cho cùng, đây là một kỹ năng rất quan trọng và cần thiết với bất kì ai.
Yêu quý tiền bạc
Chắc hẳn nhiều người cảm thấy rất ngạc nhiên về lời khuyên này, bởi ai mà chẳng yêu tiền cơ chứ. Thế nhưng, hãy tự hỏi bản thân rằng, ta đang thực sự yêu tiền đến đâu, và ta có sẵn sàng cống hiến hết mình cho nó không? Không ít người trong thời đại ngày nay chọn cuộc sống lười biếng và chẳng muốn làm gì cả.
Các chuyên gia tài chính khuyên rằng, muốn trở nên giàu có thì không thể trông chờ vào mỗi việc tiết kiệm. Chí ít, ta phải tìm cách để tăng mức thu nhập, hoặc không thì có thật nhiều khoản thu nhập khác nahu. Đừng để khoản thu nhập không đáp ứng đủ những nhu cầu cơ bản của bản thân, nếu vậy thì lấy đâu ra tiền để tiết kiệ? Nếu thích tiền, hãy cứ làm việc chăm chỉ để kiếm tiền, chỉ cần đừng để đồng tiền điều khiển mình là được.
5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần
Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!
Bình luận