Ai là người giúp Ngô Quyền kết liễu tướng giặc Hoằng Tháo, rồi lại phản đội Ngô Quyền?

Trận thủy chiến trên sông Bạch Đằng năm 938 là thất bại nghìn thu của quân Nam Hán. Vô số binh lính và tên chủ tướng giặc là hoàng tử Hoằng Tháo cũng bỏ mạng tại đây.

Đỗ Thu Nga Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Ai là người kết liễu Hoằng Tháo?

Lưu Hoằng Tháo (? - 938) hay Lưu Hồng Thái hoặc Lưu Hoằng Thao là hoàng tử và tướng lãnh nhà Nam Hán thời Ngũ Đại Thập Quốc trong lịch sử Trung Hoa. Sử Việt Nam và Trung Quốc không chép nhiều về Hoằng Tháo. Theo Tân Ngũ Đại sử thì ông là con trai thứ 9 của Nam Hán Cao tổ Lưu Cung (hay Lưu Nghiễm). Năm 932, Hoằng Tháo được vua cha phong tước Vạn vương.

Trong trận Bạch Đằng 938, Ngô Quyền đã đánh tan quân Nam Hán khiến tướng giặc Hoằng Tháo bỏ mạng trên sa trường. ề sự kiện này, sách Đại Việt sử ký toàn thư viết: “Khi binh thuyền của Hoằng Thao đã vào bên trong hàng cọc rồi, nước triều rút, cọc nhô lên, Quyền (Ngô Quyền - NV) mới tiến quân đánh. Chúng đều liều chết mà đánh, không kịp chỉnh đốn thuyền mà nước triều rút xuống mạnh, thuyền đều vướng vào cọc mà đắm, rối rít tan vỡ, quân lính chết đuối quá nửa. Quyền thừa thắng đuổi theo đánh, bắt được Hoằng Thao đem giết...”.

cong-va-toi-cua-duong-tam-kha
Sách “Nam Hán Thư”, quyển 8, Lương Đình Nam viết về cái chết của Hoằng Tháo (Tư liệu Châu Hải Đường cung cấp)

Vậy ai là người kết liễu Hoằng Tháo? Theo các chuyên gia sử học thì chính sử không nêu tên người đã lập công giết chết chủ tướng giặc. Nhưng dã sử và các nguồn thư tịch dân gian lại cho biết rất rõ về nhân vật này, người đó chính là Dương Tam Kha - con của Tiết độ sứ Dương Đình Nghệ (quê ở làng Ràng, xã Dương Xá, đất Ái châu, nay là xã Thiệu Dương, huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa). 

Bản thần tích đền Cổ Lễ (nay là huyện Trực Ninh, Nam Định) có đoạn: "Tam Kha xuất bản bộ binh dĩ trường tiễn tự lưỡng ngạn loạn phóng, trảm đắc Hoàng Tháo" (Nghĩa là: Tam Kha dẫn quân dưới trướng, dùng tên dài bắn từ hai bên bờ, chém được Hoằng Thao), chính từ công trạng đó mà tại đền thờ Dương Tam Kha tại Cổ Lễ có câu đối:

Khuông phù Ngô Chủ, lập Nam bang, thiên thu hách tạc,

Trảm diệt Hoằng Thao, bình Bắc khấu, lịch đại bao phong

Nghĩa là:

Dốc phù Ngô Chủ, dựng nước Nam, nghìn thu hiển hách,

Chém chết Hoằng Thao, trừ giặc Bắc, nối đời bao phong.

Trong bài "Quá Bình Vương cựu trạch từ" (Qua đền trên nền nhà cũ của Bình Vương) của Thượng thư Lê Tung nhà Hậu Lê được chép trong bộ Thiên gia thi vựng tuyển cũng có câu: "Trảm Hán Hoằng Tháo tuyết phụ cừu" (Nghĩa là: Chém Hoằng Tháo người Hán trả thù cho cha).

cong-va-toi-cua-duong-tam-kha-0
Sách Lịch sử Việt Nam phổ thông, tập 3

Căn cứ thứ hai của PGS-TS Nguyễn Minh Tường là dẫn đôi câu đối tại đền thờ Bình Vương Dương Tam Kha ở thị trấn Cổ Lễ (Nam Định): “ Khuông phù Ngô chủ, lập Nam bang, thiên thu hách trạc/Trảm diệt Hoằng Tháo, bình Bắc khấu, lịch đại bao phong” (dịch nghĩa: Dốc phù Ngô chủ, dựng nước Nam, nghìn thu hiển hách/Chém chết Hoằng Tháo, trừ giặc Bắc, nối đời bao phong).

Căn cứ thứ ba mà ông Tường đưa ra là dựa vào Thần tích đền Cổ Lễ và gia phả họ Dương. Tuy nhiên PGS-TS Nguyễn Minh Tường không nêu cụ thể niên đại của gia phả họ Dương và nội dung bản Thần tích đền Cổ Lễ.

Như vậy có thể thấy, những gì trong cuốn sách Lịch sử Việt Nam phổ thông, tập 3, viết Dương Tam Kha chém đầu Hoằng Tháo là hoàn toàn dựa vào những tư liệu từ dân gian, chứ không hề có trong chính sử.  Nói về điều này, PGS-TS Nguyễn Đức Nhuệ cho rằng: “Theo tôi chưa nên đưa Dương Tam Kha chém đầu Hoằng Tháo vào sách Lịch sử Việt Nam phổ thông. Vì nếu là một sự kiện lịch sử chính xác thì hãy đưa vào những sách phổ biến có tính chất giáo dục truyền thống, còn chưa thực sự chính xác thì người ta hay dùng từ tương truyền”.

Công và tội của Dương Tam Kha

Sau đại thắng quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng, Ngô Quyền lên ngôi lập ra nhà Ngô, triều đình phong kiến đầu tiên của thời kỳ độc lập, tự chủ. Lúc này, Dương Tam Kha trở thành đại thần của vương triều mới. 

Vào năm Giáp Thìn (944), Ngô Vương lâm bệnh, thọ 46 tuổi. Trước khi băng hà, ngài để lại lời ủy thác cho Dương Tam Kha phù trợ con trưởng là Ngô Xương Ngập nối ngôi. Nhưng Tam Kha đã cướp ngôi của cháu, xưng hiệu Dương Bình Vương.

Ở tình thế đó, Ngô Xương Ngập buộc phải bỏ trốn. Những người con khác của Ngô Vương gồm Ngô Xương Văn thì Dương Tam Kha lấy làm con nuôi, Ngô Nam Hưng và Ngô Càn Hưng còn nhỏ thì để cho chị mình là Dương Quốc mẫu (Dương Thị Như Ngọc) nuôi dưỡng.

Hành động của Dương Tam Kha bị sử sách phê phán gay gắt. Nhà sử học thời Trần là Lê Văn Hưu nhận xét: "Đuổi con vua mà tự lên làm vua là tội công, nuôi con vua làm con mình mà cho thực ấp là ơn riêng. 

Đuổi Xương Ngập mà tự lên làm vua là bề tôi nghịch cướp ngôi, đối với nghĩa thì cố nhiên giết chết cũng chưa đáng tội" (Đại Việt sử ký). Còn sử thần nhà Hậu Lê là Ngô Sỹ Liên trong sách Đại Việt sử ký toàn thư viết: "Tam Kha là kẻ gia thần, đuổi con đích của vua để cướp lấy ngôi, việc lấy Xương Văn làm con mình chẳng qua là chuyện giả cách mà thôi, ai mà biết được…".

Năm Canh Tuất (950) con nuôi của Dương Bình Vương là Ngô Xương Văn cùng các tướng Dương Cát Lợi và Đỗ Cảnh Thạc bất ngờ đem quân lật đổ ngôi vị. Tổng cộng thời gian ở trên ngai vàng của Dương Bình Vương được 6 năm.

cong-va-toi-cua-duong-tam-kha-3
Dương Tam Kha cướp ngôi của cháu sau khi Ngô Quyền băng hà

Sau khi phế ngôi, nghĩ tình cậu cháu, lại ít nhiều có ơn với mình nên Ngô Xương Văn không giết mà giáng Tam Kha làm Chương Dương Công, ban đất Chương Dương làm thực ấp (nay là xã Chương Dương, huyện Thường Tín, Hà Nội).

Tại đây ông dạy dân trồng trọt, chăn nuôi, khai hoang, lập lên nhiều làng xóm… Có câu đối ca tụng rằng:

Lục tải xưng vương truyền nội sử,

Thiên thu thực ấp hiển dư linh.

Nghĩa là:

Sáu năm xưng vương ngời sử sách,

Nghìn thu thực ấp rạng uy linh.

Vào năm Quý Sửu (953), Tam Kha đưa gia quyến và thuộc hạ xuống phía Đông Nam để khai khẩn vùng đất mới ở Giao Thủy (nay thuộc huyện Giao Thủy, Nam Định) và quyết định ở lại đó sinh sống, đổi tên thành Dương Tùng Khê để giấu tung tích.

Thấy dân khó khăn, Dương Tam Kha bỏ tiền túi cho dân đắp đê chống lụt, khai sông ngòi phục vụ tưới tiêu. Ông còn khuyến khích việc khai khẩn đất hoang ở Cổ Lễ hay còn gọi là Cổ Lĩnh (nay thuộc huyện Trực Ninh, Nam Định), lập ra các làng trại là Tùng Khê, Trúc Khê, Lệ Khê, Lộ Khê và Nga Khê…

Cuối đời Dương Tam Kha về sống ở quê nhà là Ràng, xã Dương Xá (nay thuộc xã Thiệu Dương, huyện Thiệu Hoá, tỉnh Thanh Hoá) và mất tại đây ngày 10 tháng 8 năm Canh Thìn (980).

Nhớ công Dương Tam Kha nên dân chúng đã lập đền thờ, tôn  làm Đương cảnh phúc thần; các triều đại sau này cũng không còn giữ cái nhìn khắt khe về ông nữa, bởi vậy đã ban nhiều sắc phong, đặt mỹ tự là Bột Hải Hoàng đế, Tùng Khê đại vương, Trung hưng tôn thần…; những đình, đền thờ phụng ông đều được chăm sóc chu đáo, hương khói mãi mãi.

Xem thêm: Chính sử đã "quên" ghi rõ công lao của những vị tướng nào trận Bạch Đằng 938?

Đọc thêm

"Độc nhĩ đại vương" Đỗ Cảnh Thạc danh tướng phò suốt 3 đời nhà Ngô, trải qua bao biến cố vẫn giữ lòng trung quân, không màng danh lợi, cống hiến cả đời cho dân, cho nước.

'Độc nhĩ đại vương' Đỗ Cảnh Thạc - trung thần giúp Ngô Quyền bình thiên hạ, đánh tan quân Nam Hán
0 Bình luận

Kiều Công Hãn là danh tướng thời Ngô Quyền và là người dâng kế trận địa cọc sông Bạch Đằng giúp đại phá quân Nam Hán, chấm dứt thời kỳ ngàn năm bắc thuộc, mở ra thời kỳ tự chủ lâu dài cho dân tộc.

Kiều Công Hãn: Bỏ thù giết ông nội, hiến kế trận địa cọc sông Bạch Đằng giúp Ngô Quyền đánh tan quân Nam Hán
0 Bình luận

Hơn 10 năm qua, thầy Trương Tấn Dũng vẫn miệt mài trên chiếc xe lăn, đi con đường dài gần chục cây số để tới lớp dạy vẽ đặc biệt cho trẻ mắc bệnh down ở Đà Nẵng.

Hơn 10 năm hành trình dạy vẽ cho trẻ mắc bệnh down của người thầy đặc biệt Trương Tấn Dũng 
0 Bình luận


Bài mới

Tình anh em – Câu chuyện nhân văn cảm động

Qua câu chuyện của bố và chú tôi nhận ra rằng, chỉ cần mình đặt cái tôi xuống một chút thì mọi tổn thương trong các mối quan hệ đều được chữa lành và tình anh em cũng thế.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 23 giờ trước
Trưởng công an xã xây nhà cho dân bằng tiền tiết kiệm

Thương cho cảnh khó khăn của bốn bà cháu phải sống trong căn nhà dột nát, trưởng công an xã Ia Mrơn, huyện Ia Pa, Gia Lai đã tự bỏ 60 triệu tiền tiết kiệm để hỗ trợ.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 2 ngày trước
Thắng đời 2 - 0: Jenny Huỳnh vừa đỗ đại học top 1 nước Mỹ, vừa đỗ đại học top 1 Trung Quốc 

Jenny Huỳnh vừa trở thành sinh viên trao đổi tại ĐH Bắc Kinh sau 2 năm theo học tại  Đại học Stanford, ngôi trường xếp hạng 6 thế giới (theo xếp hạng của QS World University Ranking 2025).

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 4 ngày trước
Cổ nhân nói: 4 người này ở cạnh sẽ quyết định sự thành bại của đời bạn

Những người xung quanh có ảnh hưởng khá lớn đến mỗi chúng ta. Vậy nên cổ nhân đã đúc kết và chỉ ra 4 người ở cạnh sẽ quyết thành bại của đời bạn. Đó là ai?

Cổ nhân dạy: “Thiên hạ mạc nhu nhược vu thủy, nhi công kiên cường giả, mạc chi năng thắng”

Câu nói trên của cổ nhân mang ý nghĩa, thiên hạ không có thứ gì có thể mềm yếu như nước, nhưng khi dùng để tấn công kẻ mạnh thì lại cũng không có gì có thể thắng được nước.

Người xưa nói: Bát đại kỵ trước cổng nhà, không lụi bại cũng lao đao

Khi nắm rõ được phong thủy cổng nhà, bạn sẽ biết vì sao người xưa nói: "Bát đại kỵ trước cổng nhà, không lụi cũng bại". 

Chọn chung cư có 5 'tầng vàng': Cuộc sống dễ chịu, giá trị tăng dần theo thời gian

Chọn được căn hộ chung cư ở tầng phù hợp sẽ giúp cho gia đình bạn có cuộc sống thoải mái. Về lâu về dài còn tăng giá trị bất động sản.

Về đây bố nuôi – Câu chuyện nhân văn cảm động

Trải qua nhiều bão tố cuộc đời, nó vẫn vững vàng bước tiếp vì nó biết đằng sau luôn có bố dõi theo với lời khẳng định chắc nịch: “Về đây bố nuôi!”.

Nhớ bát canh chua ngoại nấu – Câu chuyện nhân văn cảm động

Từ ngày ngoại mất, chúng tôi cũng ít về quê hẳn và cũng đã lâu anh em chẳng còn giành nhau chút canh chua còn dư trong bát như ngày còn được ở với ngoại.

Nhà đâu mà về - Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Mỗi khi nhìn mẹ, nghe mẹ nói "nhà đâu mà về" rồi nghĩ đến cảnh người ta có nhà, có quê để về mình thì không tôi lại xót xa, thương mẹ vô cùng.

Nam sinh 22 tuổi giành học bổng tiến sĩ tại 11 trường đại học Mỹ

Điểm học tập ấn tượng 3.99/4 cùng niềm say mê nghiên cứu giúp nam sinh Hà Hải Dương, 22 tuổi chinh phục 11 trường đại học, trong đó có 8 trường top đầu Mỹ.

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 công bố đề thi minh họa kỳ thi riêng 2025

Năm 2025, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 tổ chức kỳ thi độc lập để xét tuyển đại học. Đề minh họa của kỳ thi này vừa được nhà trường công bố.

Tri ân tới những “bóng hồng” lặng lẽ sau tiếng chổi tre

Dự án "Light - Ánh sáng đêm" được khởi xướng như một lời tri ân chân thành đối với những người phụ nữ thầm lặng, ngày đêm làm việc dưới ánh đèn đường để giữ gìn sự sạch sẽ, xanh tươi cho thủ đô Hà Nội.

Quản lý tài chính thành công với quy tắc 5 chiếc lọ của người Do Thái

Người Do Thái luôn dạy con cái của họ kỹ năng kiếm tiền và quản lý tài chính để có một tương lai tươi sáng. Và cách nọ quản lý tài nắm nằm ở quy tắc 5 chiếc lọ.

7 kiểu tiết kiệm mà người giàu sẽ không bao giờ làm nhưng người nghèo rất thích làm

Quản lý tài chính tốt sẽ giúp cải thiện chất lượng cuộc sống. Nhưng những hành động sai lầm có thể khiến bạn phải trải qua những ngày khó khăn, tiền bạc sẽ "không cánh mà bay".

Con dâu cũ – Câu chuyện nhân văn cảm động

Sau những chuyện đã xảy ra, tôi thấy mãn nguyện và nhẹ nhõm vô cùng khi được tận tay tặng quà, chúc phúc cho con dâu cũ của mình.

Đề xuất